Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

 1.1.Kiến thức:Giúp hs:

 -Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh.

 -Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng củachủ tịch Hồ Chí Minh .

 -Hiểu được tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

 -Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

 1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs:

 -Đọc-hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 -Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

 -So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ “Rằm tháng giêng”

 1.3.Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS.

 - Giúp hs cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.(Tích hợp GD tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:12 - TIẾT PPCT:45 CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG Ngày dạy:05/11/2012 Hồ Chí Minh 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức:Giúp hs: -Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh. -Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng củachủ tịch Hồ Chí Minh . -Hiểu được tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. -Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs: -Đọc-hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. -So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ “Rằm tháng giêng” 1.3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS. - Giúp hs cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.(Tích hợp GD tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ chữ Hán “Rằm tháng giêng”(Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Chân dung tác giả,tranh minh họa. 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi Sgk. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS. 4.2Kiểm tra miệng: Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”Cảm nhận của em về hoàn cảnh gia đình Đỗ Phủ sau khi học xong bài thơ?(10 đ) -Nghèo khó, vất vả Câu 2 Bài thơ đã thể hiện giá trị tư tưởng nào? Hai bài thơ “Cảnh Khuya” và “Rằm tháng giêng”biểu hiện đều gì? (10 đ) -Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Bác Hồ. 4.3. Tiến trình bài học:Như chúng ta đã biết Bác là một người rất yêu thiên nhiên và luôn lo cho dân cho nước.Và bác luôn có tâm hồn lạc quan, yêu cách mạng.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ điều đó qua hai bài thơ này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tìm hiểu chung văn bản (7’) -GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích (?)Hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ? (?)Hai bài thơ được viết theo thể thơ gì?Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường đã học .Hãy chỉ ra đặc điểm về số lượng trong mỗi câu ,số câu , cách gieo vần? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết hd hs tìm hiểu chi tiết vb.(20’) -Tìm hiểu vẻ đẹp của cảnh trăng rừng và tâm trạng của tác giả trong bài thơ (?)Phân tích 2 câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya”? (Chú ý âm thanh va øcách so sánh trong câu thơ thứ 1 và vẻ đẹp hình ảnh trong câu 2) (?)Hai câu thơ của bài “Cảnh khuya”đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? (?)Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”? (Câu thơ thứ 2 vẽ ra một không gian xa rộng ,bát ngát ,con sông ,mặt nước tiếp liền bầu trời) (?)Bài thơ Nguyên tiêu (Phiên âm) gợi cho em nhớ tới những câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong ngữ văn 7 (Tập 1) (Bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế với câu cuối “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”. (?)Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP .Hai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái ung dung của Bác như thế nào? * GV liên hệ GD tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Cả hai bài thơ đều làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ .Cảnh khuya viết vào năm 1947 ngay sau năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp .Bài Nguyên tiêu được viết 1948 sau chiến thắng Việt Bắc .Đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta càng thấy phong thái ung dung ,lạc quan của Bác. Dù trong bộn bề nỗi lo cho dân cho nước, Bác vẫn yêu mến, gần gũi với thiên nhiên.Nhưng qua đó bản lĩnh người chiến sĩ-thi sĩ lại được thể hiện rõ hơn.Đó là phong cách của một vị lãnh tụ vĩ đại mà chúng ta phải luôn kính trọng và học hỏidù trong hoàn cảnh khó khăn nào thì cũng phải lạc quan, có tư tưởng vận động tìm ra hướng giải quyết khó khăn) HOẠT ĐỘNG3:Hướng dẫn HS Tổng kết – Luyện tập (5’) (?)Nêu nội dung, nghệ thuật 2 bài thơ? -GV gọi HS đọc ghi nhớ -GV hướng dẫn HS phần luyện tập =>GV đọc mẫu sau đó gọi HS đọc lại. (?)So sánh nguyên tác và bản dịch thơ“Nguyên tiêu”? I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN 1. Đọc: -Cảnh khuya -Rằm tháng giêng 2.Chú thích: 3.Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969). Người là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam 4.Tác phẩm: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 5.Thể thơ: a.Cảnh khuya:Được viết theo thể thơ tứ tuyệt b.Rằm tháng giêng: -Nguyên âm:Thể thơ tứ tuyệt -Dịch thơ:Song thất lục bát II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Bài thơ “Cảnh khuya”: a.Vẻ đẹp trăng rừng: -Hình ảnh so sánh:Tiếng suối như tiếng hát .Tiếng suối gần gủi với con người hơn và có sức trẻ trung. -Vẻ đẹp của bức tranh nhiều đường nét: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. b.Tâm trạng của tác giả: -Lặp từ:”Chưa ngủ”.Thể hiện sự rung động niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. -Câu thơ thứ 4:Lo lắng cho vận mệnh của đất nước. * Sự hoà hợp của nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tu.ï 2.Bài thơ “Rằm tháng giêng”: -Vẻ đẹp hình ảnh không gian: Cao rộng ,bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng 3.Phong thái ung dung ,lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện trong hai bài thơ: -Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc ,thể hiện tình cảm với thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung .lạc quan của Bác Hồ III.TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP: 1.Tổng kết: *Nội dung: -Cảnh khuya:Cảnh trăng rừng Việt Bắc sống động. Con người hòa hợp với thiên nhiên, canh cánh nỗi lòng lo cho nước, cho cách mạng. -Rằm tháng giêng:Không gian cao rộng, sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật, trong dòng nước, trong màu trời. Bác và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta đang bàn việc quân tại chiến khu Việt Bắc. *Nghệ thuật: -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. -Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo. -Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ -Từ ngữ gợi hình, biểu cảm. *GHI NHỚ:SGK/ 145 2.Luyện tập: -Học thuộc lòng hai bài thơ (Bài “Rằm tháng giêng chỉ đọc bản dịch thơ) -Câu thứ 2: Phiên âm: Có 3 từ xuân Dịch thơ có 2 từ.(Chua lột tả hết tứ thơ) -Câu thứ 3:Yên ba thâm xứ-Chỉ không khí mờ ảo, không khí hội họp thời đại, khẩn trương, bí mật.Bản dịch thơ không có điều đó. 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nêu nội dung ý nghĩa của2 bài thơ? -Thể hiện tình yêu thiên nhiên, phong thái lạc quan, yêu đời, bản lĩnh người chiến sĩ CM. Câu 2:Qua hai bài học này, em có cảm nghĩ gì về Bác? -Là tấm gương đạo đức để các thế hệ học hỏi và noi theo. 4.5 Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học. +Học thuộc lòng 2 bài thơ.Thuộc 5 yếu tố Hán Việt trong bài “Nguyên tiêu” +Làm bài tập 2 sgk/143. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài :Tiếng gà trưa +Trả lời câu hỏi sgk/151 +Xem phần ghi nhớ. +Chú ý câu hỏi 3 thảo luận. 5. PHỤ LỤC: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 45.doc