1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:Giúp hs:
-Nắm được sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự ,miêu tả trong văn biểu cảm.
-Hiểu được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs:
-Nhận ra tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong một văn bản biểu cảm.
-Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả trong làm văn biểu cảm.
1.3.Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tạo trong làm văn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự ,miêu tả trong văn biểu cảm.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Đoạn văn, bài văn mẫu.
3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 On định tổ chức và kiểm diện: Gvkiểm tra sĩ số HS.
4.2Kiểm tra miệng:
-Gọi 2 hs trình bày bài luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. (Đạt yêu cầu :10 đ)
4.3 Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Để góp phần tạo nên sự thành công của văn biểu cảm thì ta không thể nào không sử dụng 2 yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn.Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn việc sử dụng 2 yếu tố đó trong bài văn biểu cảm.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 44: Các yêu tố tự sự - Miêu tả trong văn biểu cảm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 - TIẾT PPCT:44 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ – MIÊU TẢ
Ngày dạy: 31/10/2012 TRONG VĂN BIỂU CẢM
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:Giúp hs:
-Nắm được sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự ,miêu tả trong văn biểu cảm.
-Hiểu được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs:
-Nhận ra tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong một văn bản biểu cảm.
-Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả trong làm văn biểu cảm.
1.3.Thái độ: Giáo dục ý thức sáng tạo trong làm văn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự ,miêu tả trong văn biểu cảm.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Đoạn văn, bài văn mẫu.
3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: Gvkiểm tra sĩ số HS.
4.2Kiểm tra miệng:
-Gọi 2 hs trình bày bài luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. (Đạt yêu cầu :10 đ)
4.3 Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Để góp phần tạo nên sự thành công của văn biểu cảm thì ta không thể nào không sử dụng 2 yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn.Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn việc sử dụng 2 yếu tố đó trong bài văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục I.(15’)
Hđ 1.1.Tìm hiểu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
(?)Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
*GV cho HS thảo luận.TG:3p
-Đoạn 1:Nhóm 1
-Đoạn 2:Nhóm 2
-Đoạn 3:Nhóm 3
-Đoạn 4:Nhóm 4
(?)Bài thơ đã nhờ vào phương thức gì mà ta thấy được hoàn cảnh xã hội cũng như tư tưởng của tác giả ?
H đ 1.2:Tìm hiểu đoạn văn của Duy Khán.
(?)Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả của đoạn văn?
(?)Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả của đoạn văn thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được không?
(?)Đoạn văn trên miêu tả ,tự sự trong niềm hồi tưởng .Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?
-GV củng cố cho HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn HS Luyện tập(15’)
-GV gọi HS kể diễn cảm
-GV gọi HS viết thành bài văn biểu cảm. Viết vào VBT và cho HS đứng dậy đọc. GV sữa chữa chốt ý bổ sung
I.Tìm hiểu vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm .
Vd 1:Tìm hiểu bài thơ“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
1.Đoạn 1:Hai câu đầu: Tự sự
Ba câu sau:Miêu tả (Tạo bối cảnh chung)
2.Đoạn 2:Tự sự kết hợp với biểu cảm
3.Đoạn 3:Tự sự với miêu tả
4.Đoạn 4:Biểu cảm
* Toàn bài thơ đã sử dụng 3 phương thức :Tự sự ,miêu tả ,biểu cảm.Cho ta thấy được hoàn cảnh xã hội nói chung và hoàn cảnh gia đìng Đỗ Phủ nói riêng (Rất khó khăn và thảm khóc).Qua đó ta thấy được giá trị tư tưởng của bài thơ (giá trị nhân đạo)
Vd 2:Tìm hiểu đoạn văn của Duy Khán
-Miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm nuớc muối ,bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài
-Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự .
-Miêu tả trong hồi tưởng ,không phải miêu tả trực tiếp .Cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc
*GHI NHỚ :SGK/138
III.LUYỆN TẬP
-BT 1:Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm
-BT 2:Viết văn biểu cảm
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Nêu vai trò các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm?
-Quan trọng, làm nổi bật yếu tố biểu cảm
Câu 2:Khi làm văn biểu cảm, cần chú ý điều gì?
-Kết hợp phù hợp các yếu tố
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học.
+Sưu tầm thêm các doạn văn xuôi biểu cảm có dùng yếu tố tự sự, miêu tả để học cách suy nghĩ, cách lập ý và cách viết của tác giả.
+Trên cơ sở một văn bản có yếu tố tự sự , viết lại thành bài văn biểu cảm.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Trả bài tập làm văn số 2”
+Xem lại yêu cầu đề.
+Lập lại dàn ý.
5. PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 44.doc