Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh Dạ Tư) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

Câu 1: Đọc lại bản phiên âm của bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố” và cho biết một số từ ngữ trọng tâm miêu tả vẻ đẹp của thác nước?(10 đ)(chiếu, sinh, tử yên,quải, phi lưu, trực há, nghi thị, lạc)

 Câu 2:Đọc phần dịch thơ và cho biết qua bài thơ ta cảm nhận được điều gì về nhà thơ Lí Bạch?Bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh viết về đề tài gì?(10 đ)(Lí bạch là người yêu thiên nhiên, phóng khoáng Đề tài : Tình yêu quê hương đất nước.)

 4.3.Tiến trình bài học:

 Gv giới thiệu bài mới:“Vọng nguyệt hoài hương”(Trông trăng nhớ quê) là chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ có ở Trung Quốc mà còn có ở Việt Nam.Tình cảnh “Trông trăng nhớ quê”của Lí Bạch trong bài thơ là hoàn toàn tương đồng với tình cảnh các nhà thơ khác khi phải sống tha phương trong cơn ly loạn

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh Dạ Tư) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:10 - TIẾT PPCT:37 CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH Ngày dạy:22/10/2012 (TĨNH DẠ TƯ) – Lí Bạch 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức:Giúp hs: - Nắm được tình quê hương được thể hiện một cách chân thành , sâu sắc của Lí Bạch. -Hiểu được nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. -Thấy được hình ảnh ánh trăng-vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ. 1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs: -Đọc-hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch Tiếng Việt. -Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. -Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 1.3.Thái độ: -Giáo dục lòng yêu thương quê hương cho HS. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành , sâu sắc của Lí Bạch. Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Tư liệu liên quan đến bài học. 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số HS. 4.2Kiểm tra miệng: Câu 1: Đọc lại bản phiên âm của bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố” và cho biết một số từ ngữ trọng tâm miêu tả vẻ đẹp của thác nước?(10 đ)(chiếu, sinh, tử yên,quải, phi lưu, trực há, nghi thị, lạc) Câu 2:Đọc phần dịch thơ và cho biết qua bài thơ ta cảm nhận được điều gì về nhà thơ Lí Bạch?Bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh viết về đề tài gì?(10 đ)(Lí bạch là người yêu thiên nhiên, phóng khoángĐề tài : Tình yêu quê hương đất nước.) 4.3.Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài mới:“Vọng nguyệt hoài hương”(Trông trăng nhớ quê) là chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ có ở Trung Quốc mà còn có ở Việt Nam.Tình cảnh “Trông trăng nhớ quê”của Lí Bạch trong bài thơ là hoàn toàn tương đồng với tình cảnh các nhà thơ khác khi phải sống tha phương trong cơn ly loạn . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn hs thực hiện phần Đọc – tìm hiểu chung văn bản.(7’) -GV cho HS đọc bản phiên âm và bản dịch thơ và xem phần chú thích (?)Hãy so sánh thể thơ của 2 văn bản HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.(20’) (?)Chứng minh 2 câu đầu không phải là tả cảnh thuần tuý ở đây chủ thể vẫn là con người *Câu hỏi thảo luận:TG:2p (?)Phải chăng trong 2 câu đầu hoàn toàn không có suy tư cảm nghĩ của con người? (Chữ “sàng” có thể gợi cho người đọc nghĩ một cách có căn cứ rằng nhà thơ đang nằm trên giường .Nằm trên giường mà không ngủ được và nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa .Trong tình trạng mơ màng ấy trăng đã chuyển thành màu trắng giống như sương .Thể hiện khoảnh khắc suy nghĩ của con người. (?)Phải chăng hai câu cuối là tả tình thuần tuý ? (Chỉ có ba chữ tả tìhn trực tiếp “Tư cố hương”,còn lai đều tả cảnh ,tả người “Vọng minh nguyệt”, “Cử đầu”, “Đê đầu”) *Tả cảnh tả người song tình người thể hiện rõ .Nói cách khác ở đây tình người ,tình quê hương đã được khách quan hoá thành việc “Nhìn trăng sáng”, “Ngẩng đầu”, “ Cúi đầu” (?)Từ sự phân tích trên hãy rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này? -Tuy không phải là một bài thơ đường luật song ùcũng sử dụng phép đối. (?)So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu cuối? (Số lượng chữ của các bộ phận tham gia đối bằng nhau,cấu trúc ngữ pháp giống nhau) (?)Chứng minh vai trò liên kết ý thơ của các động từ trong bài thơ? (Bài thơ chỉ 20 chữ mà dùng đến 5 động từ:Chỉ sự cảm nghĩ (Nghi ,tư), chỉ hoạt động cơ thể(Vọng, cử ,đê) (?)Tìm chủ ngữ 5 động từ trên? (Tất cả chủ ngữ đều bị lược bỏ nhưng có thể khẳng định là chỉ có một chủ ngữ duy nhất.Tác giả) HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn HS tổng kết-Luyện tập (6’) (?)Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? -GV hướng dẫn HS phần luyện tập (?)Có người dịch “Tĩnh dạ tư” thành 2 câu thơ như sau “Đêm thu trăng sáng như gương Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà” (?)Hãy nhận xét về hai câu thơ ấy? I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNGVĂN BẢN: 1.Đọc: 2.Chú thích: Xem SGK 3.Thể thơ: Cả hai đều là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt II.TÌM HIỂUCHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Quan hệ giữa tình và cảnh a.Hai câu đầu: Aùnh trăng dù đẹp đẽ giàn giụa vẫn chỉ là đối tượng nhận xét,cảm nghĩ của chủ thể .Khoảnh khắc suy nghĩ của nhà thơ b.Hai câu cuối: -Tả cảnh song tình người thể hiện rõ hơn (Tình yêu quê hương) *Kết luận:Lí Bạch nhớ quê,thao thức không ngu,û nhìn trăng .Nhìn trăng lại càng nhớ quê. 2.Phép đối trong bài thơ -Cử đầu ≠ Đê đầu -Vọng minh nguyệt ≠ Tư cố hương 3.Vai trò liên kết các ý thơ các động từ -Sự thống nhất liền mạch được sơ đồ hoá như sau: + Nghi(Thị sương)_Cử(đầu)_Vọng (Nguyệt) _ Đê(đầu) _Tư(Cố hương) III.TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP: 1.Tổng kết: -Nội dung:Nỗi lòng nhớ quê hương da diết của tác giả trong đêm trăng nơi đất khách quê người. -Nghệ thuật: +Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị. +Sử dụng phép đối ở câu 3,4(số lượng các tiếng, cấu trúc cú pháp, từ loại tương ứng) *GHI NHỚ:SGK 2.Luyện tập: -Hai câu thơ đã nêu đầy đủ tình cảm của nhà thơ nhưng có một số điểm khác +Lí Bạch không dùng phép so sánh “Sương” +Bài thơ ẩn chủ ngữ ,không nói rõ Lí Bạch 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nêu ý nghĩa bài thơ? -Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. Câu 2:Qua bài này em suy nghĩ như thế nào về quê hương đất nước của mình? -Quê hương đẹp, thanh bình, yêu quê hương 4.5 Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: + Nắm vững nội dung bài học . +Ghi nhớ + Bản phiên âm, dịch thơ. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư ” +Tiểu sử tác giả +Xem phần phiên âm, dịch thơ +Trả lời câu hỏi sgk/127 5. PHỤ LỤC: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 37 cam nghi trong dem thanh tinh.doc