1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:Giúp hs:
-Biết được ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
-Hiểu được những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
1.2.Kĩ năng:
-Tìm được một số ý cơ bản cho 1 đề văn biểu cảm.
-Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
1.3.Thái độ:
- Có thói quen lập ý trước khi làm bài.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, sáng tạo khi lập ý.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Dàn bài mẫu.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 On định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2Kiểm tra miệng:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3.Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Tiết trước chúng ta đã viết bài làm văn số 2. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách lập ý của bài văn biểu cảm.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 36; Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:9 - TIẾT PPCT:36 CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
Ngày dạy:17/10/2012
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:Giúp hs:
-Biết được ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
-Hiểu được những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
1.2.Kĩ năng:
-Tìm được một số ý cơ bản cho 1 đề văn biểu cảm.
-Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
1.3.Thái độ:
- Có thói quen lập ý trước khi làm bài.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, sáng tạo khi lập ý.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Dàn bài mẫu.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2Kiểm tra miệng:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3.Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới:Tiết trước chúng ta đã viết bài làm văn số 2. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách lập ý của bài văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.(15’)
-GV cho HS đọc đoạn văn về “Cây tre” và trả lời câu hỏi
(?)Cây tre đã gắn bó với người Việt Nam bởi những công dụng gì?
(Là khúc nhạc tâm tình ,cổng chào thắng lợi ,tiếng sáo diều bay bổng)
*Câu hỏi thảo luận theo nhóm.TG:3p
(?)Để thể hiện sự gắn bó “Còn mãi cây tre”.đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai, đã liên tưởng ,tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?
-GV cho HS đọc đoạn văn viết về “Cô giáo”
(?)Đoạn văn đã thể hiện tình cảm gì về cô giáo?
(Tình cảm nhớ thương)
(?)Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo ,đoạn văn đã làm như thế nào?Tác giả đã tưởng tượng những gì?
(Mỗi bận đi ngang một trường học và nge tiếng cô giáo giảng bài ,em tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô)
-Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
(?)Đoạn văn đã nhắc đến hình ảnh gì về u tôi?Hình bóng và nét mặt u được miêu tả như thế nào?
(Cái bóng đen đủi ,khuôn mặt trăng trắng với đôi môi nhỏ lòng đen nhuộm một màu nâu đồng ,nét mặt ,nếp mặt ở đuôi con mắt nheo lại xếp lên nhau)
(?)Để thể hiện tình yêu đối với mẹ đoạn văn đã miêu tả những gì?
(U tôi già từ bao giờ ,U tôi già đi lúc nào tôi cũng không hay)
(?)Hãy nhắc lại những cách lập ý của bài văn biểu cảm
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn hs phần Luyện tập.(15’)
-GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn
-Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV chốt ý và nhận xét
I.Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
1.Đoạn văn viết về “Cây tre”
-Gợi nhắc về sự vật ,liên hệ với tương lai. Đây là cách bày tỏ tình cảm với sự vật
2.Đoạn văn viết về “Cô giáo”
-Gợi lại kĩ niệm ,tưởng tượng tình huống ,bày tỏ tình cảm và đánh giá con người
3.Đoạn văn viết về “Người mẹ”
-Khắc hoạ hình ảnh con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó
*GHI NHỚ:SGK/121
II.LUYỆN TẬP:
BT 1:Lập ý theo các đề sau
-Nhóm 1:Cảm xúc về vườn nhà
-Nhóm 2:Cảm xúc về con vật nuôi
-Nhóm 3:Cảm xúc về người thân
-Nhóm 4:Cảm xúc về mái trường thân yêu
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Trong văn biểu cảm, tình cảm có thể bộc lộ như thế nào?
- Trực tiếp, gián tiếp
Câu 2:Ta có những cách lập ý nào thường gặp của văn biểu cảm?
-Có 4 cách
4.5 Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+Nắm vững nội dung bài học: sgk121
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người (sgk129)
+Nhóm 1: Đề 1
+Nhóm 2 : Đề 2
+Nhóm 3: Đề 3
+Nhóm 4: Đề 4
5.PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 36 cach lap dan y cua bai van bieu cam.doc