Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

 

1.MỤC TIÊU: Giúp hs:

 1.1.Kiến thức:

 -Nắm thông tin về tác giả Hồ Xuân Hương.

 - Cảm nhận được vẻ xinh đẹp ,bản lĩnh son sắt ,thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.

 -Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

 1.2. Kĩ năng:

 -Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

 -Đọc-hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

1.3.Thái độ: Cảm thông số phận của người phụ nữ trong XHPK

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

Nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước”

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV:Thơ Hồ Xuân Hương.

3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gvkiểm tra sĩ số hs.

 4.2 Kiểm tra miệng:

Câu 1: Đọc bài thơ “ Côn Sơn ca” và cho biết nội dung?(10 đ)

-Sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Câu 2:Đọc bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”và cho biết nội dung của bài thơ? Cho biết tình cảm trong bài thơ này được biểu đạt theo phương thức nào?(10 đ)

-Sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên .Chứng tỏ tác giả là một con người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

-Biểu cảm gián tiếp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7- TIẾT PPCT:25 BÁNH TRÔI NƯỚC Ngày dạy:1/10/2012 (Hồ Xuân Hương) 1.MỤC TIÊU: Giúp hs: 1.1.Kiến thức: -Nắm thông tin về tác giả Hồ Xuân Hương. - Cảm nhận được vẻ xinh đẹp ,bản lĩnh son sắt ,thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”. -Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 1.2. Kĩ năng: -Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. -Đọc-hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 1.3.Thái độ: Cảm thông số phận của người phụ nữ trong XHPK 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước” 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Thơ Hồ Xuân Hương. 3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gvkiểm tra sĩ số hs. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1: Đọc bài thơ “ Côn Sơn ca” và cho biết nội dung?(10 đ) -Sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi. Câu 2:Đọc bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”và cho biết nội dung của bài thơ? Cho biết tình cảm trong bài thơ này được biểu đạt theo phương thức nào?(10 đ) -Sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên .Chứng tỏ tác giả là một con người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. -Biểu cảm gián tiếp. 4.3. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài mới: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, Bà có nhiều tác phẩm để đời.Thơ của bà mang ảnh hưởng của thơ Đường luật.Thể hiện qua tính đa nghĩa của bài thơ.Bà là một trong những nhà thơ nữ đầu tiên lên tiếng bênh vực quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Và tố cáo chế độ xã hội đầy rẫy sự bất công đó.điều này được thể hiện qua bài thơ mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu-Bánh trôi nước. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn hs đọc-tìm hiểu chung vb(5’) - GV hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích (?)Dựa vào phần chú thích ,hãy cho biết một vài chi tiết về tác giả? -HS trả lời, giáo viên cung cấp thêm thông tin ngoài SGK.Sau đó chốt ý lại. (?)Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ gì? Vì sao? HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản(15’) Gv cho hs thảo luận. - Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận 4 câu hỏi sau(Tg:5p). - Các nhóm ghi các ý kiến lên bảng nhóm.Khi bảng nhóm treo lên bảng thì giáo viên cùng học sinh xem xét, thảo luận từng ý kiến, sau đó thống nhất, rút ra nội dung bài học. (?)Tìm hiểu nghĩa của từ “Bánh trôi nước” (Nghĩa 1: Thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước đang luộc chín ) (Nghĩa 2: Phản ánh vẻ đẹp , phẩm chất, thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ) (?)Thế nào là bánh trôi nước? (?)Thế nào là tính đa nghĩa trong bài thơ( Gv diễn giảng. Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương , thi ca nói chung ) (?)Trong hai nghĩa đó , nghĩa nào là nghĩa quyết định giá trị của bài thơ? => Nghĩa 2 là nghĩa chính vì có nghĩa 2 bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS phần TK-luyện tập(7’) (?)Nêu nội dung bài thơ? (?)Nội dung chính là tình cảm, cảm xúc của tác giả.Vậy theo em tình cảm, cảm xúc đó được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? -Gián tiếp (?)Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ này?(ngôn ngữ, hình ảnh, luật thơ) -Hs trả lời, gv diễn giảng. (?)Quan hệ từ nào đã được tác giả dùng trong bài thơ?Nó có tác dụng gì? -Từ “mà”: làm nổi bật phẩm chất của người phụ nữ(Quan hệ đối lập ) (?)Thành ngữ nào đã được tác giả đưa vào bài thơ?Tác dụng? -Thành ngữ:Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh. Tác giả đảo ngực:Bảy nổi ba chìm.Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi khổ của người phụ nữ trong XHPK. -Mô típ quen thuộc nào trong ca dao được tác giả vận dụng, điều đó có ý nghĩa gì? -Cụm từ “thân em”-Việt hóa *GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ - Chia nhóm cho HS thảo luận. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV góp ý bổ sung I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG 1.Đọc 2.Chú thích 3.Tác giả-tác phẩm: -Trong nền văn học trung đại Việt Nam, thơ viết bằng chữ Nôm ngày càng được sáng tác nhiều và có giá trị. -Với những sáng tạo độc đáo, Hồ Xuân Hương được coi là bà chúa thơ Nôm.Bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu. 4.Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt -Số câu: 4 câu -Số chữ: Mỗi câu 7 chữ -Hiệp vần: Tiếng 7 câu 1 hiệp với tiếng 7 câu 2 và tiếng 7 câu cuối II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa: -Ý nghĩa tả thực:hình ảnh bánh trôi nước trắng, tròn, chìm, nổi. -Ngụ ý sâu sắc: +Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ; +Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ. III.TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP 1.Tổng kết: *Nội dung:Ca ngợi vẻ đẹp hình thức, phẩm chất của người phụ nữ VN. -Tố cáo XHPK. *Nghệ thuật: -Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật. -Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. -Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. * GHI NHỚ :SGK/95 2.Luyện tập: -HS làm việc theo nhóm +Ghi lại những câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “ Thân em” 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nêu giá trị tư tưởng của bài thơ? -Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Câu 2:Học xong bài thơ, em có hiểu thêm và có cảm nhận gì về người phụ nữ Việt Nam? -Đẹp, thủy chung, trong trắng 4.5.Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học thuộc bài thơ. +Học bài ,ghi nhớ sgk/95 +Sưu tầm và học thêm bài thơ vịnh vật khác của Hồ Xuân Hương(Ví dụ: Vịnh quả mít, Vịnh cái quạt) -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Qua đèo Ngang” +Đọc trước văn bản +Tâm trạng của Huyện Thanh Quan như thế nào khi qua Đèo Ngang? +Cảnh Đèo Ngang như thế nào? 5 PHỤ LỤC: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 26 banh troi nuoc.doc