MỤC TIÊU: HS cần nắm được .
1. Kiến thức:
- Nắm được công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo, tính cẩn thận khi sử dụng dấu gạch ngang.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: Tìm thêm ví dụ về dấu gạch ngang.
2.HS: Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 121 đến 124 - Phạm Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Ôn tập TV”: ôn lại các nội dung tiếng viết đã học. Chú ý các dấu câu, các kiểu câu đã học.
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết 123: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU: HS cần nắm được :
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu và dấu câu đã học.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính tự giác học tập cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: Bảng lược đồ về các loại câu và dấu câu.
2.HS: Ôn lại các kiến thức về các loại câu và dấu câu.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A: 7B:
2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
1/ Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang? (2đ)
A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh.
D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
2/ Làm BT, VBT? (6đ)
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
3/Nhắc lại các loại dấu câu và các kiểu câu đơn mà em đã học?(2đ)
l B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
ó HS đáp ứng yêu cầu của GV.
lDấu chấm; Dấu phẩy; Dấu chấm phẩy; Dấu chấm lửng; Dấu gạch ngang.
- Câu bình thường; Câu đặc biệt ( xét theo cấu tạo);
Câu cầu khiến; Câu cảm thán; Câu nghi vấn; Câu trần thuật. ( xét theo mục đích nói)
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Để giúp các em ôn lại những kiến thức về tiếng Việt, tiết nà,y chúng ta sẽ “Ôn tập TV”.
ô Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn các kiểu câu đơn đã học.( 15 phuùt )
Muïc tieâu : HS hieåu caùc caùch phaân loaïi caâu.
Có mấy cách phân loại câu?
l Hai cách: phân loại theo mục đích, phân loại theo cấu tạo.
Phân loại theo mục đích nói gồm mấy loại câu?
l 4 loại câu: câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán.
Phân loại câu theo cấu tạo gồm mấy loại?
l Hai loại: câu bình thường và câu đặc biệt.
Thế nào là câu trần thuật?
l Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai.
Thế nào là câu nghi vấn?
l Dùng để hỏi.
Thế nào là câu cầu khiến?
l Dùng để đề nghị, yêu cầu, người nghe thực hiện một hành động được nói đến trong câu.
Thế nào là câu cảm thán?
l Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
Thế nào là câu bình thường?
l Câu cấu tạo theo mô hình CN – VN.
Thế nào là câu đặc biệt?
l Câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN.
à GV treo bảng phụ, ghi sơ đồ các kiểu câu đơn với một số ô còn trống, yêu cầu HS điền vào.
à GV nhận xét, sửa sai.
õ GD HS ý thức sử dụng tốt các loại câu trên trong quá trình tạo lập văn bản.
ô Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn các dấu câu đã học. ( 10 phuùt )
Muïc tieâu : HS hieåu công dụng của caùc loaïi daáu caâu
Kể các dấu câu đã học?
Nêu công dụng của dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang?
ó HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
ô Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. ( 10 phuùt )
Muïc tieâu: HS laøm ñuùng baøi taäp
à Cho HS thực hành về các kiểu câu, dấu câu đã học.
ó HS thảo luận nhóm, trình bày.
I. Các kiểu câu đơn đã học:
1.Câu phân loại theo mục đích nói:
-Câu cầu khiến.
-Câu cảm thán.
-Câu nghi vấn.
-Câu trần thuật.
2. Câu phân loại theo cấu tạo:
- Câu bình thường
- Câu đặc biệt
II. Các dấu câu đã học:
-Dấu chấm.
-Dấu phẩy.
-Dấu chấm phẩy.
-Dấu chấm lửng.
-Dấu gạch ngang.
III. Luyện tập:
.4. Tổng kết
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
1/ Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết TG dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì?
“Không ngô của con của con gieo đấy ạ Con có bao giờ dám sang vườn bên nhà đâu? Con mà sang thì con Vện cả con Mực nữa nó cắn xổ ruột con ra còn gì?”
A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh.
B. Thể hiện sự vô lễ.
C. Thể hiện sự thách thức.
D. Thể hiện sự tranh luận.
l A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh.
.5. Hướng dẫn học taäp :
à Đối với bài học tiết này:
Học bài, làm BT.Nắm chắc các khái niệm liên quan đến dấu câu, các kiểu câu đơn. Nhận biết các dấu câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo; mục đích sử dụng các kiểu câu, dấu câu.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Ôn tập tiếng Việt” (tt). Tìm hiểu về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
Ngày soạn:
Ngày dạy
Tiết 124: VĂN BẢN BÁO CÁO
1. MỤC TIÊU: HS nắm được :
1.1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản báo cáo.
- Rèn kĩ năng viết văn bản báo cáo đúng qui cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức chịu khó suy nghĩ nhận ra được những sai sót thường gặp.
-GD HS kĩ năng phân tích tình huống cần viết báo cáo trong cuộc sống. Suy nghĩ: phân tích, đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản báo cáo.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đặc điểm của văn bản báo cáo, kĩ năng viết văn bản báo cáo đúng qui cách
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Một số văn bản báo cáo.
3.2.HS: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo.
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A3
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập, khi nào cần phải làm văn bản đề nghị? (8đ)
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Theo em, viết báo cáo để làm gì?( 2đ)
lKhi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay của tập thể muốn các cá nhân hoặt tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
l Để trình bày về tình hình, sự việc và các kết qủa đạt được của một tập thể.
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Khi nào ta cần làm văn bản báo cáo? Yêu cầu báo cáo phải như thế nào? Tiết này, các em sẽ được rõ, qua bài: Văn bản báo cáo.
ô Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo.( 10 phuùt )
Muïc tieâu : HS hieåu đặc điểm của văn bản báo cáo
à Gọi HS đọc các VD trong SGK.
Viết báo cáo để làm gì?
l Để trình bày về tình hình, sự việc và các kết qủa đạt được của một cá nhân hay tập thể.
Báo cáo cần chú ý đến những yêu cầu gì về nội dung, hình thức trình bày?
l Khi viết báo cáo cần trình bày rõ tình hình, sự việc và những con số cụ thể minh chứng cho kết quả đã đạt được.
Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp em?
l -Báo cáo kinh nghiệm học tốt, báo cáo tình hình học tập của lớp tuần qua.
-Báo cáo tình hình vệ sinh của lớp trong tuần qua của lớp trưởng gửi lên cô giáo chủ nhiệm.
-Báo cáo tình hình học tập của lớp trong HK I lên BGH.
*GD KNS:Phân tích tình huống cần viết báo cáo.
à GV treo bảng phụ, ghi các tình huống SGK.
Trong các tình huống đó, tình huống nào cần phải viết báo cáo?
l Tình huống b.
ô Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo. ( 15 phuùt )
Muïc tieâu : HS hieåu caùch laøm moät văn bản báo cáo
Đọc lại hai văn bản trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
l - Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm làm báo cáo, ngày, tháng.
- Tên văn bản.
- Nơi nhận văn bản báo cáo.
- Ngày báo cáo.
- Lí do, sự việc, kết quả đã làm được.
- Kí tên.
Trong hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
l Giống về cách trình bày các mục, khác về nội dung cụ thể.
Những phần nào là quan trọng cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
l Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? báo cáo về việc gì? kết quả như thế nào?
Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo?
Một văn bản báo cáo cần có các mục nào?
ó HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
Khi làm một văn bản báo cáo cần lưu ý điều gì?
ó HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai.
Thế nào là báo cáo? Nội dung và hình thức bản báo cáo phải như thế nào?
ó HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
*GD KNS: Nêu tầm quan trọng của văn bản báo cáo trong đời sống ?
õ GD HS ý thức tốt trong việc làm báo cáo.
ô HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập. ( 10 phuùt )
Muïc tieâu : HS laøm ñuùng baøi taäp
à Gọi HS đọc bài tập.
Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo mà em đã sưu tầm được.
Chỉ ra nội dung, hình thức, các phần, các mục được trình bày trong văn bản đó.
à Yêu cầu HS làm BT.
à Gọi HS trình bày, gọi HS nhận xét.
à GV nhận xét; nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
1. Các văn bản:
SGK/133.
à Văn bản báo cáo.
2. Đặc điểm của văn bản VB báo cáo:
- Nội dung: trình bày rõ ràng tình hình, sự việc và những con số cụ thể minh chứng cho kết quả đã đạt được.
- Hình thức: trang trọng, rõ ràng, sáng sủa, có đủ các phần mục cần thiết.
II. Cách làm văn bản báo cáo:
1. Cách làm văn bản báo cáo:
- Có đầy đủ các phần mục cần thiết.
- Lời lẽ rõ ràng, trình bày trang trọng, các con số cụ thể.
2. Dàn mục một văn bản VB:SGK/135
3. Lưu ý: SGK/135
* Ghi nhớ: SGK/136.
III. Luyện tập:
Bài tập :
4.4. Tổng kết :
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Thế nào là báo cáo?
Các văn bản báo cáo giống nhau ở chỗ nào?
A. Nội dung.
B. Thứ tự các mục.
C. Tên văn bản.
D. Số liệu báo cáo
l Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
l B. Thứ tự các mục.
4.5. Hướng dẫn học tập :
à Đối với bài học tiết này
-Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 136.
- Làm hoàn chỉnh phần BT vào VBT.
à Đối với bài học tiết sau:
-Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo.Nắm lại đặc điểm, nội dung,mục đích và cách viết của hai loại văn bản Đề nghị và Báo cáo .Đọc kĩ trước nội dung, tập làm trước bài tập phần luyện tập trong SGK.
File đính kèm:
- Ngu van 7 Tuan 32.doc