Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 117, 118: Quan âm Thị Kính - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

 * GTB: Chèo là một trong những loại hình sân khấu dân gian, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Sân khấu chèo được người dân các vùng khác trên Tổ Quốc thống nhất của chúng ta yêu thích. Bạn bè trên thế giới cũng đã nhiều lần khẳng định và ca ngợi sự độc đáo của sân hấu chèo Việt Nam. Quan âm Thị Kính là vở diễn rất nổi tiếng. Ở vở diễn này, ta sẽ học đoạn trích tiêu biểu “Nỗi oan hại chồng”

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 117, 118: Quan âm Thị Kính - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai. - Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo. 1.3. Thái độ: Giáo dục tình cảm nhân văn cho hs . 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật của vở chèo Quan Aâm Thị Kính. 3.CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Một số tư liệu về thể loại chèo cổ. 3.2. HS: Theo hướng dẫn của gv ở tiết trước. 4.4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2.Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. ? Hãy chứng minh sự phong phú của các làn điệu ca Huế?(10 đ) ? Ca Huế hình thành từ đâu? Tại sao nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?(10 đ) 4.3.Tiến trình bài học : * GTB: Chèo là một trong những loại hình sân khấu dân gian, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Sân khấu chèo được người dân các vùng khác trên Tổ Quốc thống nhất của chúng ta yêu thích. Bạn bè trên thế giới cũng đã nhiều lần khẳng định và ca ngợi sự độc đáo của sân hấu chèo Việt Nam. Quan âm Thị Kính là vở diễn rất nổi tiếng. Ở vở diễn này, ta sẽ học đoạn trích tiêu biểu “Nỗi oan hại chồng” HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: 15’ - Mục tiêu: Hướng dẫn học snh đọc và tóm tắt văn bản - Trước khi đọc đoạn trích, gv cho HS tóm tắt nội dung vở chèo Quan âm Thị Kính - GV có thể phân vai cho HS đọc (?) Chèo là gì? HOẠT ĐỘNG 2: 50’ - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản ? Trích đoạn nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? ? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai? ? Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây em có nhận xét gì về nhân vật này? - Những cử chỉ của Thị Kính rất ân cần dịu dàng: Khi chồng ngủ, dọn lại kĩ rồi quạt cho chồng, thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn lo lắng về sự dị hình chẳng lành. Những cử chỉ ấy cùng ngôn ngữ độc thoại thể hiện qua lời nói sử tô đậm cho cảnh gia đình ấm cúng và hình ảnh người vợ thương chồng vì chồng. Chuyển tiết 2: * Thảo luận ở lớp: ? Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính? - “Giống nhà bà đây giống công giống phượng. Tuồng bay mèo mã gà đồng” - “Nhà bà đây cao môn lệnh tộc. Mày là con nhà cua ốc” - “Trứng rồng lại nở ra rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu” (Quan hệ ấy được mụ đặt đúng, trả đúng vào vị trí của nó: Quan hệ giai cấp) ? Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự thông cảm? (Năm lần Thị Kính kêu oan với mẹ chồng và chồng: Thiện Sĩ đớn hèn và nhu nhược hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng thương yêu chăm chút gắn bó với mình cho mẹ hành hạ: Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đình thì người phụ nữ ấy hoàn toàn cô độc. Chỉ đến lần cuối cùng, lần thứ 5 kêu oan với cha (Mãng ông) Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực * Câu hỏi thảo luận: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở đoạn nào? Vì sao? -Trước khi đuổi Thị Kính, Sùng bà và Sùng ông dựng lên vở kịch tàn ác: Lừa Mãng ông sang ăn cử cháo, kì thực là bắt Mãng ông nhận con về. Chúng có thú vui làm điều ác, làm cho cha con Mãng ông phải nhục nhã ê chề . - Sùng ông thay đổi quan hệ sui gia bằng hành động vũ phu: “Biết này” => Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất vì Thị Kính như bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: Nỗi đau oan ức, nỗi đau tình chồng vợ, giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh cha già bị chính cha chồng khinh khi, hành hạ ? Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà? - Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại và than thở, quay vào nhìn từ cái kĩ đến sách, thúng khâu, cầm lấy chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay. - Một bên là thời gian dài lâu của kĩ niệm hạnh phúc, bên kia là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vỡ, một bên là hình ảnh của tình vợ chồng hòa hợp, bên kia là hình ảnh chia lìa “Trách lòng ai nỡ phụ lòng Đang tay nỡ bẽ phím đồng làm đôi” - Lời độc bạch của nhân vật gợi lên rất rõ hình ảnh một con người đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời đang đứng trước nỗi đau và một chọn lựa giằng xé: về đâu? ? Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có nghĩa là gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật giải thoát trong xã hội cũ không? * Trong sự đau khổ, bất lực, con đường giải thoát của Thị Kính có hai mặt: - Mặt tích cực: Là ước muốn được sống ở đời để tỏ rõ con người đoan chính - Mặt tiêu cực: Không có nghị lực cứng cỏi, đứng lên chống lại những hành động oan trái bất công => Người phụ nữ này chưa đủ sức, chưa đủ bản lĩnh vượt lên trên hoàn cảnh, trái lại đã khuất phục hoàn cảnh, cam chịu hoàn cảnh bằng sự chịu đựng nhẫn nhục * GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 3: 15’ -Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh Tổng kết - Luyện tập - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 * Bài tập 2: Thảo luận chủ đề đoạn trích - GV cho HS thảo luân nhóm nhỏ. Đại diện nhóm đứng dậy phất biểu ý kiến. GV sữa chữa và bổ sung I. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1. Tóm tắt: 2. Đọc: 3. Chèo là gì? - Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu. Sân khấu chèo có tính tổng hợp - Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức. Sân khấu chèo cũng châm biếm đã kích mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội đương thời II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN 1. Các nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông - Nhân vật chính thể hiện xung đột kịch: Sùng bà và Thị Kính a. Sùng bà: Nhân vật mụ ác => Đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến b. Thị Kính: Nữ chính => Đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân bình thường 2. Cảnh đầu đoạn trích - Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng - Trong khung cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh người vợ thương chồng => Tình cảm của Thị Kính đối với chồng rất chân thật tự nhiên 3. Thái độ của Sùng bà đối với Thị Kính - Ngôn ngữ đay ngiến, mắng nhiếc, xỉ vả => Lời lẽ mụ thể hiện sự phân biệt đối xử. Mâu thuẫn giai cấp bám rễ vào trong hôn nhân phong kiến thật sâu sắc 4. Lời kêu oan của Thị Kính - Kêu oan với mẹ chồng: “Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm” - Kêu oan với mẹ chồng: “Oan cho con lắm mẹ ơi!” - Kêu oan với chồng” “Oan thiếp lắm chàng ơi!” - Lại kêu oan van xin với mẹ chồng: “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi” => Lời van xin vô ích - Lần cuối cùng van xin với cha => Nhận được sự cảm thông. Sự cảm thông đau khổ và bất lực => Kết cục của nỗi oan là mối tình chồng vợ Thị Kính –Thiện Sĩ tan rã. Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng 5. Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà - Quay lại nhìn chiếc kĩ, thúng khâu, chiếc áo. Đây là bằng chứng tình cảm thủy chung hiền dịu của người vợ. Nhưng tất cả đã bị sử dụng, bị coi là dấu vết của sự thất tiết - Đau đớn trước bước ngoặc cuộc đời: “Thương ôi. Bấy lâu sắc cầm tịnh hảo Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi” =>Đời người phụ nữ thời phong kiến “Lênh đênh chiếc bóng giữa dòng 6. Con đường chọn lựa của Thị Kính - Trá hình nam tử bước đi tu hành => Đây là hành động khuất phục hoàn cảnh bằng sự chịu đựng nhẫn nhục III. TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP: 1. Tổng kết: * GHI NHỚ: SGK/121 2. Luyện tập: - Bài tập 1: Học sinh tóm gọn đoạn trích - Bài tập 2: Chủ đề đoạn trích + Thể hiện phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột hôn nhân trong XHPK + Thành ngữ: “Oan Thị Kính” dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức cùng cực ta không thể nào giải bày được 4.4 .Tổng kết: ? Nêu các nhân vật có trong đoạn trích. ? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ trong XHPK qua nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan Thị Kính”. 4.5. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học tiết này: +Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học +Tập đọc theo vai các nhân vật trong trích đoạn. - Đối với bài học tiết tiếp theo:Chuẩn bị bài: Ôn tập văn học sgk/127 + Đọc lại các tác phẩm vh đã học; + Oân lại các KTCB của mỗi tác phẩm theo bảng thống kê trong sgk. +Trả lời các câu hỏi sgk 5. PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 117 noi oan hai chong.doc
Giáo án liên quan