Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.1.Kiến thức:

 -HS hệ thống được các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

 - HS nắm vững được một số kiến thức liên quan đến đọc-hiểu văn bản nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

 - HS nắm được sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

 1.2.Kĩ năng:

 - HS biết khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

 - HS nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.

 - HS biết trình bày, lập luận có lí, có tình.

 1.3.Thái độ:

 -Giáo dục ý thức học tự học, sáng tạo, học tập theo hệ thống khoa học.

 2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26-TIẾT PPCT:101 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN ND: 04/03/2013 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: -HS hệ thống được các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. - HS nắm vững được một số kiến thức liên quan đến đọc-hiểu văn bản nghị luận văn học, nghị luận xã hội. - HS nắm được sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. 1.2.Kĩ năng: - HS biết khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. - HS nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học. - HS biết trình bày, lập luận có lí, có tình. 1.3.Thái độ: -Giáo dục ý thức học tự học, sáng tạo, học tập theo hệ thống khoa học. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: -Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản. - Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Bảng hệ thống kiến thức. 3.2.HS:Đọc, trả lời các câu hỏi SGK. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS để các em thảo luận nhóm 4.3. Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. HOẠT ĐỘNG 1: (25’) 1.Tóm tắt những KTCB của các bài văn nghị luận đã học - Mục tiêu: HS biết tóm tắt những KTCB của các VBNL đã học + Mẫu: Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm PP lập luận Tinh thần yêu nuớc của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam Dân ta có một lòng của ta Chứng minh Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, tiếng hay Chứng minh kết hợp với giải thích Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Sự giản dị của Bác Hồ Điều rất quan trọngkhiêm tốn của Hồ Chủ Tịch Chứng minh kết hợp với giải thích, bình luận Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người Nguồn gốc cốt yếu của văn chương tình cảm con người Giải thích kết hợp với bình luận 2.Nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bố cục chặt chẽ dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí, hình ảnh so sánh đặc sắc -Sự giàu đẹp của Tiếng Việt: Bố cục mạch lạc, kết hợp với giải thích và chứng minh, luận cứ xác đáng toàn diện, chặt chẽ -Đức tính giản dị của Bác Hồ: Dẫn chứng cụ thể xác thực toàn diện, kết hợp chứng minh giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc -Ý nghĩa văn chương: Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, ,sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh HOẠT ĐỘNG 2:(15’) - Mục tiêu: HS biết so sánh, nhận xét sự khác nhau giữa VBNL với một số thể loại VH khác. 3a.Đặc trưng của văn nghị luận qua sự so sánh với thể loại trữ tình và tự sự THỂ LOẠI YẾU TỐ TRUYỆN Cốt truyện – Nhân vật KÍ Nhân vật kể chuyện (Dế mèn phiêu lưu kí) THƠ TỰ SỰ Cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp(Đêm nay Bác không ngủ) THƠ TRỮ TÌNH Vần, nhịp, nhân vật(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) TUỲ BÚT Nhân vật kể chuyện (Một thứ quà của lúa non: Cốm) NGHỊ LUẬN Luận điểm, luận cứ, kết luận 3b.Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình *Các thể loại:Tự sự, truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tà và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng con người, câu chuyện *Trữ tình: Thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh nhịp điệu,vần , điệu *Nghị luận: Dùng phương thức lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức * GHI NHỚ: SGK/67 4.4. Tổng kết: Câu 1: Thế nào là văn bản nghị luận? -Là những văn bản mà người viết đưa ra những tư tưởng, quan điểm về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật Câu 2: Kể một số văn bản nghị luận mà em đã học? -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sự giàu đẹp của Tiếng Việt 4.5. Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: +Đọc trước văn bản”Sống chết mặc bay” +Trả lời câu hỏi SGK + Chú ý phép nghệ thuật nổi bật trong truyện. 5. PHỤ LỤC: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 101 on tap van nghi luan.doc