I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:giúp hs
-Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
-Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của ca dao, tục ngữ địa phương.
2.Kĩ năng: -Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
-Biết cách tìm hiểu ca dao, tục ngữ địa phương ở một mức độ nhất định.
3.Thái độ: -Bồi dưỡng sự hiểu biết,tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
Liên hệ cho HS sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
II.CHUẨN BỊ:
1.Tài liệu tham khảo:SGK,SGV, DHNV7, HTNV7
2.Phương pháp:gợi mở,thuyết trình,tích hợp.
3.Đồ dùng DH:bảng phụ
III.LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: 7A5:
2.Bài cũ:
?Đọc thuộc lòng các câu TN về thiên nhiên, lao động, sản xuất?
?Nêu ý nghĩa và hình thức diễn đạt?
3.Bài mới:
Để giúp các em sưu tầm những câu ca dao tục ngữ lưu truyền ở địa phương.Vào bài.
143 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính
IV. Nghe băng
Củng cố – dặn dò:
Về nhà tập luyện tập viết chữ, đọc thật nhiều.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 36 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 133 (Phần văn và tập làm văn)
Soạn:
Dạy:
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:giúp hs: Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
2.Kĩ năng: sưu tầm, tìm hiểu, phân tích ca dao, tục ngữ.
3.Thái độ: bồi dưỡng sự hiểu biết, tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
II. CHUẨN BỊ:
1.Tài liệu tham khảo: SGK,SGV, DHNV7, HTNV7
2.Phương pháp: gợi mở, thuyết trình, tích hợp.
3.Đồ dùng DH:
III. LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
7A3
7A5
2.Bài cũ:
3.Tổ chức hoạt động:
Để giúp các em sưu tầm những câu ca dao tục ngữ lưu truyền ở địa phương.Vào bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ1: Yêu cầu của bài học
GV nêu rõ yêu cầu: hs ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương, đặc biệt là những câu nói về địa phương mình
HS phát biểu ý kiến.
*HĐ2:Xác định đối tượng, phạm vi sưu tầm
GV cho HS ôn lại k/n về ca dao, dân ca, tục ngữ. Từ đó em hãy xđ đối tượng sưu tầm, phạm vi sưu tầm.
*HĐ3:Nguồn sưu tầm
? Theo em thì thế nào là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương, nói về địa phương?
? Muốn sưu tầm được ta phải làm ntn?
HS trả lời và nêu các ý kiến thắc mắc, GV hướng dẫn.
*HĐ4: Cách sưu tầm
GV hướng dẫn HS sưu tầm, ghi chép.
HS trao đổi thực hiện.
I. Yêu cầu
-Nội dung:ca dao, dân ca, tục ngữ, lưu hành và nói về địa phương.
Số lượng: 10 - 20 câu.
II. Xác định đối tượng, phạm vi sưu tầm.
Đối tượng: ca dao, dân ca, tục ngữ
-Phạm vi: lưu hành ở địa phương.
III. Tìm nguồn sưu tầm
-Hỏi cha mẹ, người già, người ở địa phương
-Lục tìm sách báo.
-Tìm trong các bộ sưu tầm lớn hơn
IV. Cách sưu tầm.
-Chép vào sổ tay hoặc vở BT
-Sưu tầm đủ số lượng rồi phân loại (ca dao, dân ca, tục ngữ )
-Sắp xếp theo A, B, C chữ cái của từ đầu tiên.
4.Củng cố và dặn dò:
-Về nhà học thuộc những câu đã sưu tầm.
5.Rút kinh nghiệm:
Tuần 36 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 134 (Phần văn và tập làm văn)
Soạn:
Dạy:
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ, chọn một số câu hay để giảng, giải thích một số địa danh có trong các câu tục ngữ, ca dao.
Biết liên hệ và so sánh với phần văn học dân gian.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng rình bày các câu ca dao, tục ngữ.
3.Thái độ: Có ý thức bảo tồn văn hóa dân gian.
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo: HDDHN.V7 - SGV - HTN.V7
2 Phương pháp: Tích hợp, nêu vấn đề.
3. ĐDDH: Bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
7A3
7A5
2.Bài cũ: không
3.Tổ chức hoạt động:
Văn hóa dân gian của địa phương nơi em đang sinh sống có gì đặc sắc. Tiết học này giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Gv nêu mục đích yêu cầu, nội dung ý nghĩa của bài học để học sinh chuẩn bị.
Học sinh chuẩn bị trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi sau:
? Hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của các câu đó.
? Kể lại hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian ở địa phương em?
Đến lớp, Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 2: Trình bày trên lớp.
GV chia lớp thành 4 nhóm.
Cho học sinh thảo luận phần chuẩn bị trước lớp.
Cả nhóm cùng nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu có
Trình bày trước lớp
Gv cho học sinh các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận theo 2 hình thức: Đọc diễn cảm hoặc biểu diễn trò chơi dân gian.
Cả lớp cùng nhận xét.
Gv kết luận để hs ghi một số nội dung.
I .CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị các câu tục ngữ đã sưu tầm ở tiết trước
II .TRÌNH BÀY TRÊN LỚP:
1.Trình bày trước nhóm.
2.Trình bày trước lớp.
4.Củng cố - dặn dò:
Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị cho bài tập tiếp theo.
5.Rút kinh nghiệm:
Tuần 36 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 137 (Rèn luyện chính tả )
Soạn:
Dạy:
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: giúp hs khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2.Kỹ năng : rèn kỹ năng viết đúng chính tả.
3.Thái độ : có ý thức sửa chữa lỗi chính tả.
II. CHUẨN BỊ:
1.Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, Sách sửa lỗi chính tả.
2.Phương pháp: nêu vấn đề , gợi mở.
3.Đồ dùng DH: bảng phụ.
III. LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp :
7A3
7A5
2.Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3.Tổ chức hoạt động :
Trong khi nói hoặc viết các em thường mắc phải một số lỗi chính tả do cách phát âm của địa phương . Tiết học sẽ giúp các em sửa các lỗi đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn hs luyện chính tả.
- GV yêu cầu 5 HS lên bảng viết tất cả các từ có:
+ Phụ âm cuối là: c/ t, n/ ng.
+Dấu hỏi, dấu ngã.
+Nguyên âm: i/ iê, o/ ô.
+ Phụ âm đầu: v/ d, tr/ ch, l/ n.
- Các em hs khác ở dưới làm ra giấy và nhận xế bài làm của bạn.
- GV sủa chữa , HS ghi các từ mình viết sai vào sổ tay tiếng Việt.
*HĐ2: Làm các bài tập chính tả
- Đọc yêu cầu bài tập a/ sgk
-Gọi 4 HS lên bảng làm
-Các em khác làm vào giấy và nhận xét .-GV sửa chữa.
+ Đọc yêu cầu bài tập b
+ gọi 3 HS lên bảng làm
+ GV cùng các em khác sửa chữa.
-GV đọc cho HS viết chính tả bài “ Sài Gòn tôi yêu”
GV xem xét, sửa chữa và chấm điểm cho một vài em.
I. Nội dung:
- Viết dúng các từ có:
+ Phụ âm cuối là: c/ t, n/ ng.
VD: Tan tác, khang khác.
+ Dấu hỏi, dấu ngã.
VD : Thủ thỉ, ngẫn ngờ
+ Nguyên âm: i/ iê, o/ ô.
VD: chiều chiều, tiết kiệm.
+ Phụ âm đầu: v/ d, tr/ ch, l/ n.
VD: vui vẻ, da dẻ, non nước.
II. Làm các bài tập chính tả
a. Điền vào ch / tr vào chỗ trống:
+ chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
+ mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
+ dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập. ...
b. Tìm từ theo yêu cầu.
-Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch / tr
-Từ chỉ hoạt động, trạng thái có chứa thanh hỏi hoặc ngã
VD: nghỉ ngơi , suy nghĩ ,
- Đặt câu với các từ:giành/ dành, Tắt/ tắc
d. Viết chính tả: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
4. Củng cố và dặn dò:
? Lỗi chính tả mà em thường mắc phải là gì? Cách khắc phục ntn?
-Về nhà luyện viết chính tả nhiều hơn, ôn tập thi HKII.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 36 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 138 (Rèn luyện chính tả )
Soạn:
Dạy:
I .MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cũng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức về lỗi chính tả có tính chất địa phương, từ đó có ý thức viết đúng chính tả.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3.Thái độ: Phát âm và viết đúng chính tả.
II .CHUẨN BỊ:
1.Tài liệu tham khảo: HDDHN.V7 - SGV - HTN.V7
2.Phương pháp: Tích hợp, nêu vấn đề.
3.ĐDDH: Bảng phụ.
III .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp:
7A3
7A5
2.Bài cũ: Không
3.Tổ chức hoạt động:
Viết sai lỗi chính tả sẽ để lại những hậu quả khó có thể lường trước được. Để giúp chúng ta viết, phát âm đúng chính tả ....vào bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung luyện tập
Gv lần lượt cho hs viết các từ có các vần: ac, at, ang, an, và các vần: ươc, ươt, ương, ươn.
Thanh hỏi, ngã:
Gv đọc, hs viết sau đó đọc cả lớp cùng nghe, gv sửa lỗi cho học sinh.
Phần phụ âm đầu tương tự như trên
Hoạt động 2: Luyện tập
- Đọc yêu cầu bài tập 2
Gv gọi 3 hs lên bảng làm
Các em khác làm ra giấy và nhận xét
Gv kết luận, hs ghi vào vở.
- Đọc yêu cầu bài tập 4
Gv gọi hs lên bảng làm
Các em khác làm ra giấy và nhận xét, sửa chữa
Gv kết luận, hs ghi vào vở.
.- Đọc yêu cầu bài tập 5
Gv cho học sinh làm tại chỗ.
Một vài em đọc bài làm
Các em khác nhận xét và bổ sung.
.- Đọc yêu cầu bài tập 6
Gv gọi 3 hs lên bảng làm
Các em khác làm ra giấy và nhận xét
Chính tả:
NỘI DUNG.
Đọc và viết đúng
- Vần: ac, at, ang, an
- Vần: ươc, ươt, ương, ươn
- Thanh : hỏi, ngã
Đọc và viết đúng
- Phụ âm đầu: v/d, tr/ ch, s/x, n/l
LUYỆN TẬP.
Bài 2: Tìm từ theo yêu cầu.
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt
Bài 3: Viết dấu hỏi hay ngã vào những chữ in nghiêng:
vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ,.....
Bài 4: Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
Đặt câu với từ: nên, lên
Đặt câu để phân biệt từ : Vội, dội
Vd:Anh em trèo lên dốc nên thấy mệt
Mặt trời dần dần lên cao.
Khi thấy ngọn lửa bùng lên, Hòa vội múc nước dội lên đám cháy.
* Lập sổ tay chính tả:
4.Củng cố - dặn dò:
Về nhà rèn luyện ở nhà, chuẩn bị cho bài tập tiếp theo.
5.Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************
File đính kèm:
- Ngu van 7 II.doc