Đề kiểm tra:
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn qua đoạn trích “Bài học đường đường đời đầu tiên”. (3đ).
2. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái. Thoạt tiên, là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ. (3đ).
3. Chép bằng trí nhớ 5 khổ thơ đầu bài “Đêm nay Bác không ngủ”. Hãy cho biết trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
“Đêm nay Bác không ngủ
Vì 1 lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh” (4đ).
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 97: Kiểm tra Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Tiết: 97
NS:
ND: Kiểm tra văn
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu:
- Hs nắm được ý nghĩa tư tưởng của các văn bản đã học đầu HKI?
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Đáp án: Biểu điểm:
- Câu 1: Hs trả lời được có các ý sau:
+ Hung hăng, khoác lác trước kẻ yếu.
+ Nhát sợ trước kẻ mạnh.
+ không phải kẻ ác, kẻ xấu (dù trò nghịch của DM gây ra là đáng trách).
+ Trước cái chết của Dế choắt, DM đã hối hận nhận ra lỗi lầm và biết rút ra bài học đường đời đầu tiên.
- Câu 2: Hs trả lời đúng, có các ý sau:
+ Ngỡ ngàng: Hòan toàn bất ngờ thấy mình trong tranh.
+ Hãnh diện: Mình hiện ra với những nét đẹp. + Xấu hổ: Tự nhận ra những yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng.
- Câu 3: Chép đúng 5 khổ thơ, sai không quá 3 lỗi chính tả.
- Trả lời đúng: Bác Hồ là vị lãnh tụ, là người Cha, cả cuộc đời dành trọn vẹn cho đồng bào Tổ quốc.
Đề kiểm tra:
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn qua đoạn trích “Bài học đường đường đời đầu tiên”. (3đ).
2. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái. Thoạt tiên, là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ. (3đ).
3. Chép bằng trí nhớ 5 khổ thơ đầu bài “Đêm nay Bác không ngủ”. Hãy cho biết trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
“Đêm nay Bác không ngủ
Vì 1 lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh” (4đ).
4. Củng cố: Gv thu bài.
5. Dăn dò: Ôn lại các văn bản.
---------------------------------------------------------
Tiết: 98 trả bài văn tả cảnh viết ở nhà
NS:
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs.
- Nhận ra những ưu tiên, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
- Ôn tập lại kiến thức lý thuyết và kỹ năng đã học.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Gv nêu lại đề bài và tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
Hướng dẫn Hs xây dựng dàn ý của bài văn.
Trả bài và hướng dẫn, nhận xét về bài làm của Hs.
Gv chọn 2 bài (khá và yếu) đọc trước lớp.
- Biểu dương, nhắc nhở nêu một vài lỗi phổ biến nhất cần khắc phục – Cần lưu ý cho bài làm tới.
I. Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu cây đạo (hoặc cây mai) khi tết đến.
2. Thân bài: Tả.
- Nhìn từ xa.
- Gần.
- Màu sắc.
- Mùi hương.
- Không khí ngày tết.
3. Kết bài: Cảm tưởng về cảnh xuân với hình ảnh rực rỡ của cây đào (hoặc cây mai).
II. Trả bài:
III. Đọc bài:
4. Củng cố: Phát bài.
5. Dăn dò: Ôn bài “Tả cảnh, tả nhân vật”. Soạn bài “Lượm”.
-----------------------------------------------------
Tiết: 99 Lượm
NS: (Tố hữu)
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui trơi, trong sáng của hình ảnh Lựom, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
- Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ: Bài “Đêm nay bác không ngủ”.
- Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu, phân tích cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác.
- Đọc và phân tích đoạn kết của bài thơ. Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong bài.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Em cho biết những nét chính về tác giả?
- HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ. (Chú ý về cách ngắt nhịp giọng điệu thích hợp).
- Bài thơ kể và tả Lựơm qua những sự việc nào? bằng lời của ai? Dựa vào trình tự lời kể – Em hãy tìm bố cục bài thơ?
- HĐ2: Tìm hiểu hình ảnh Lượm trong đoạn đầu của bài thơ?
Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ 2 -> khổ 5 đã được miêu tả Ntn? qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói).
- HĐ3: Tìm hiểu hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng.
Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm Ntn?
- HĐ4: Tìm hiểu đoạn cuối: “Lượm ơi còn không?” Câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu h ỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi?
- HĐ5: Tìm hiểu 1 số thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ của bài.
+ Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.
- HĐ6: Cảm nhận chung về hình ảnh Lượm.
Hs làm bài tập 2:
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, quê ở Thừa Thiên Huế, lànhà Cm và là nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
2. Bài “Lượm” Được nhà thơ sáng tác năm 1949.
I. Đọc, tìm hiểu văn bản:
A. Đọc:
B. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh Lượm trong đoạn đầu:
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh
Ca lô đội lệch => 1 chiến sĩ hiên ngang.
- Dáng điều: Loắt choắt
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh => Nhanh nhẹn, tinh nghịch.
- Cử chỉ: Như con chim chích -> Nhanh nhẹn.
Huýt sáo, cười híp mí -> Vui vẻ yêu đời.
- Lời nói: Cháu đi liên lạc.
Vui lắm....
Thích hơn ở nhà => Chân thật.
=> Thể thơ 4 chữ, nhịp nhanh, nhiều từ láy. Hình ảnh Lượm, hồn nhiên, vui tươi, nhanh nhẹn, say mê với công tác liên lạc.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng:
- Ra thế
Lượm ơi...! => Câu thơ ngắt đôi -> Đau đớn tin Lượm.
- Vụt ra...
Đạn bay vèo vèo
Sợ chi hiểm nghèo. => Dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Bỗng lóe... Lượm ơi -> Đau đớn.
- Hồn bay giữa đồng -> Xúc động.
3. Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi:
- “Lượm ơi, còn không?” -> Câu hỏi tu từ: Sự ngỡ ngàng đau sót.
- Hai khổ thơ cuối -> Khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi, còn mãi với quê hương, đất nước.
4. Giá trị bài thơ:
Với thể hiện 4 chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu, cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên vui tươi hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh em vẫn còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
III. Luyện tập:
Bài tập 2
4. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ.
5. Dăn dò: Học bài, học thuộc lòng đoạn “Một hôm.... hết”. Chuẩn bị bài “Mưa”.
---------------------------------------------------------
Tiết: 100 mưa(Trần Đăng Khoa)
NS: (Tự học có hướng dẫn)
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp hs.
- Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinhđộng của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hóa.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ: Bài Lượn.
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ (). Nêu ý nghĩa nội dung bài thơ.
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ (.). Phân tích hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
- Gv đọc mẫu, hướng dẫn, gọi Hs đọc.
- Cho Hs nhận xét về số chữ trong các dòng thơ và nhịp điệu của bài thơ có gì đặc biệt?
* Bài thơ miêu tả cơn mưa ở vùng nào? Vào mùa nào?
* Cơn mưa được miêu tả qua 2 giai đoạn lúc sắp mưa, lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ?
- Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng tháI và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong con mưa. Em hãy tìm hiểu:
+ Hình dáng trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ, tính từ miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong 1 số trường hợp đặc sắc.
- Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người.
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
Gv cho Hs tìm hiểu “Ghi nhớ”.
Gọi Hs đọc phần “Đọc thêm”.
Hs thực hiện BT2.
1. Đọc tìm hiểu chung bài thơi:
- Tìm hiểu về thể thơ, nhịp điệu của bài thơ.
- Trình tự miêu tả trong bài thơ.
2. Miêu tả thiên nhiên:
3. Hình ảnh con người ở đoạn cuối bài thơ:
4. Tổng kết về giá trị Nd nghệ thuật của bài thơ:
- Luyện tập:
+ Bài tập 2.
4. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ, thực hiện Bt2.
5. Dăn dò: Học bài, học thuộc lòng bài thơ “Từ đầu ... Mùi trắng nước”. Chuẩn bị bài “Hoán dụ”.
---------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan25.doc