Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 89, 90: Buổi học cuối cùng (An phông xơ - Đô đê)

I. Giới thiệu:

 1. Tác giả: Anphông xơ Đôđê (1840 – 1897) là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.

 2. Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, 2 vùng An đat, Lô ren giáp biên giới và Phổ bị nhập vào nước Phổ, 2 vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở trường làng thuộc vùng An đat.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản:

 1. Nhân vật Phrăng:

- Tâm trạng của Phrăng trước buổi học định trốnhọc vì trễ giờ, chưa thuộc bài và cưỡng lại ý định, vội vã đến trường.

- Những điều khác lạ trên đường: Quang cảnh ở trường yên tĩnh -> Ngạc nhiên.

- Vào lớp muộn, không bị thầy quở, trách -> Nhận thấy sự khác thường.

- Choáng váng, sững sờ nghe tin thầy báo buổi học cuối cùng.

- Tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác của mình.

- Xấu hỏ, tự giận mình không thuộc bài.

- Cảm động về sự vật có mặt của các cụ già.

- Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tiếng Pháp tha thiết muốn được học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 89, 90: Buổi học cuối cùng (An phông xơ - Đô đê), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Tiết: 89 + 90 NS: ND: buổi học cuối cùng (An phông xơ - Đô đê). Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs. - Nắm được cốt truyện, nhận xét nhân vật và tư tưởng của truyện. Qua câu truyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng Andat, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong 1 biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói của dân tộc. - Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ cử chỉ, ngoại hình hành động. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua bài: “Vượt thác”. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? - HĐ1: Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm. + Gv đọc mẫu 1 đoạn, hướng dẫn Hs đọc các đoạn còn lại. + Truyện đượckể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? + Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất. + Hướng dẫn Hs tìm bố cục của bài. + Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học. Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra? - ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bìe Phrăng diễn biến Ntn trong buổi học cuối cùng? - Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả Ntn? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện: + Trang phục. + Thái độ đối với Hs. + Những lời nói về việc học tiếng Pháp. + Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. - HĐ5: Rút ra ý nghĩa tư tưởng. Hs làm bài tập 1. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: Anphông xơ Đôđê (1840 – 1897) là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. 2. Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, 2 vùng An đat, Lô ren giáp biên giới và Phổ bị nhập vào nước Phổ, 2 vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở trường làng thuộc vùng An đat. II. Đọc, tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật Phrăng: - Tâm trạng của Phrăng trước buổi học định trốnhọc vì trễ giờ, chưa thuộc bài và cưỡng lại ý định, vội vã đến trường. - Những điều khác lạ trên đường: Quang cảnh ở trường yên tĩnh -> Ngạc nhiên. - Vào lớp muộn, không bị thầy quở, trách -> Nhận thấy sự khác thường. - Choáng váng, sững sờ nghe tin thầy báo buổi học cuối cùng. - Tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác của mình. - Xấu hỏ, tự giận mình không thuộc bài. - Cảm động về sự vật có mặt của các cụ già. - Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tiếng Pháp tha thiết muốn được học tập. 2. Nhân vật thầy giáo Hamen: - Trang phục trang trọng “chiếc mũ lụa, áo áo rơ đanh gốt....-> ý nghĩa hệ trọng của buổi học. - Thái độ đối với Hs: Lời lẽ dịu dàng, không trách mắng Hs đến lớp trễ, không thuộc bài nhiệt tình kiên nhẫn giảng bài. - Yêu nước, tự hào về tiếng nói của dân tộc: “Hãy yêu quý, giữ gìn, trau giồi....” - Đau đớn, xúc động khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo “người tái nhợt nhạt, nghẹn ngào khôn nói được hết câu, dồn sức mạnh viết hết câu “nước Pháp muôn năm”. 3. ý nghĩa tư tưởng của truyện: - Truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong 1 biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. - Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do. III. Luyện tập: 4. Củng cố: Nêu ý nghĩa tư tưởng của truyện 5. Dăn dò: Học bài, làm bài tập 2 (Lt). Chuẩn bị bài “Nhân hoá”. --------------------------------------------------------- Tiết: 91 Nhân hoá NS: ND: Người soạn: Trần Thị Hoa I. Mục tiêu: Giúp Hs. - Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. - Nắm được tác dụng chính của nhân hoá. - Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình. I. Tiến hành: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Tìm hiểu khái niệm nhân hoá. Cho Hs đọc đoạn trích bài “Mưa”. Bầu trời được gọi bằng gì? Cách gọi như vậy có tác dụng gì? Tìm những từ ngữ chỉ hành động của bầu trời -> ý nghĩa của cách dùng? Khổ thơ còn miêu tả các sự vật nào? Miêu tả Ntn? tác dụng? Gv kết luận: Những cách dùng như vậy gọi là nhân hoá. ? Nhân hoá là gì? Cho Hs so sánh các cách diễn đạt ở mục (2) -> thấy được nhân hoá có tính hình ảnh làm cho sự vật, sự việc được tả gần gũi hơn với con người. - HĐ2: Tìm hiểu các kiểu cho Hs xem xét lần lượt các Vd ... * Trong các câu a, ... những sự vật nào được nhân hoá? - Dựa vào các từ in đâm cho biết mỗi sự vật được nhân hoá bằng cách nào? * Hs xem xét, tìm hiểu câu b (như ở câu a). Sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào? * Hs xem xét, tìm hiểu câu c... Sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào? - HD3: Củng cố tiết học. - HĐ4: Làm bài tập. Gv nêu yêu cầu của Bt I. Nhân hoá là gì: Nhân hoá là gọi hoặc tả con người, vật, cây cối, đồ vật....bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loại vật, cây cối đồ vật.... trở nên gần gũi với con người biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. II. Các kiểu nhân hoá: Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò truyện, xưng hô với vật như đối với con người. II. Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2: 4. Củng cố: Thực hiện ở HĐ3 và HĐ4. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 3, 4. Chuẩn bị bài “Phương pháp tả người”. ---------------------------------------------- Tiết: 92. Phương pháp tả người NS: ND: Người soạn: Trần Thị Hoa I. Mục tiêu: Giúp Hs. - Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của 1 đoạn, 1 bài văn tả người. - Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo thứ tự hợp lý.... I. Tiến hành: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Muốn tả cảnh phải làm gì? Bố cục của 1 bài văn tả cảnh? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài học. + HĐ nhóm: Mỗi nhóm thực hiện 1 đoạn văn. Đọc Trao đổi thảo luận. Nêu kết quả thảo luận. Gv tốm tắt các ý kiến và nhận xét, tổng kết. + Đoạn văn 1 và 2. Mỗi đoạn văn tả ai? Người đó có đựac điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh nào? Trong đoạn văn a, b đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu câu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không? + Muốn tả người cần làm gì? - Đoạn văn 3: Đoạn văn thứ ba gần như 1 bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần, em hãy chỉ ra vf nêu nội dung chính của mỗi phần. Gv kết luận: Bố cục bài văn tả người gồm những phần nào? - HĐ4: Làm bài tập: Yêu cầu: Tuỳ vào óc tưởng tượng và sự lựa chọn của các em, Gv căn cứ vào sự chuẩn bị của từng học sinh để cả lớp góp ý chỉnh sửa cho hay hơn. I. Phương pháp viết 1 đoạn văn, bài văn tả người: - Muốn tả người cần: * Xác định được đối tượng càn tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc). * Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. * Trình bày kết quả quan sát theo 1 thứ tự. - Bố cục bài văn tả người thường có 3 phần: Mở bài: Giới thiệu người được tả. Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói). Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. II. Luyện tập: - Bài tập 1: 4. Củng cố: Trình bày bố cục bài văn tả người. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 3. Chuẩn bị bài “Đêm nay Bác không ngủ”. ----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN23.doc