I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Cách thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: Không khô khan, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong 1 đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: Có thái độ, tình cảm trân thật, trong sáng, rèn luyện cho bản thân bỏ đi thói ghen ghét, đố kị
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG
2. Trò: Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
1. Ổn định lớp: ( 1 phút) 6A3:
6A4:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
* Nêu giá trị nổi bật về nghệ thuật miêu tả của văn bản “SNCM” ?
* Trình bày đoạn văn nêu cảm nhận của em về vùng sông nước ấy ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: ( 2 phút) Giới thiệu bài mới
Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh
Phương pháp: thuyết trình
Hoạt động 2: ( 20 phút) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung.
Mục tiêu : nắm được tác giả, tác phẩm
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật : Động não.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 82, Bài 20: Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/ 1/ 2014
Ngày giảng: 6A3: 6A4:
Tiết 82 - Bài 20
Văn bản
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
( Tạ Duy Anh)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Cách thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: Không khô khan, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong 1 đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: Có thái độ, tình cảm trân thật, trong sáng, rèn luyện cho bản thân bỏ đi thói ghen ghét, đố kị
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG
2. Trò: Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
1. Ổn định lớp: ( 1 phút) 6A3:
6A4:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
* Nêu giá trị nổi bật về nghệ thuật miêu tả của văn bản “SNCM” ?
* Trình bày đoạn văn nêu cảm nhận của em về vùng sông nước ấy ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: ( 2 phút) Giới thiệu bài mới
Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh
Phương pháp: thuyết trình
Hoạt động 2: ( 20 phút) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung.
Mục tiêu : nắm được tác giả, tác phẩm
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật : Động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS đọc chú thích * SGK/ 33
* Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Đọc, phân biệt lời kể, lời thoại, diễn biến tâm lý nhân vật.
- GV đọc trước 1 đoạn;
- HS đọc tiếp
* Em hãy tóm tắt cốt truyện?
* Truyện được kể ở ngôi nào?
* Cách kể bằng ngôi thứ nhất như vậy có tác dụng gì ?
*Nhân vật chính trong truyện là ai ?
- 2 anh em (người em là nv chính, người anh là nhân vật trung tâm - giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Tạ Duy Anh (1959) – quê ở Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Tác phẩm
Truyện ngắn này đạt giả Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do Báo TNTP tổ chức.
Hoạt động 3: ( 12 phút) Tìm hiểu chi tiết văn bản.
Mục tiêu : Giúp học sinh bước đầu phân tích thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của câu chuyện
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận...
Kĩ thuật : Động não.
* Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Theo dõi truyện em thấy tâm trạng của nhân vật này diễn biến qua các thời điểm nào?
(HS thảo luận theo nhóm bàn).
* Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ từ nhọ nồi, người anh nghĩ gì?
* Ý nghĩ ấy cho biết thái độ gì của người anh đối với người em gái?
* Và lúc đó người anh có tâm trạng như thế nào?
* Còn khi tài năng của người em gái được phát hiện, người anh có suy nghĩ, hành động gì ?
* Tại sao người anh lại nén trút tiếng thở dài sau khi xem tranh của em gái. Đằng sau dấu là điều gì?
(HS thảo luận).
II. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật người anh
- Tâm trạng diễn biến qua các thời điểm:
* Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ:
“Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ”.
=> ngạc nhiên, xem thường.
=> Tâm trạng vui vẻ.
* Khi tài năng của em gái được mọi người phát hiện:
+ Cảm thấy mình bất tài.
+ Lén xem tranh của em.
+ Thở dài.
+ Hay gắt gỏng, xa lánh em.
4. Củng cố kiến thức ( 3 phút)
HS khái quát và khắc sâu kiến thức
5. Hướng dẫn HS học bài ( 2 phút)
Tập kể lại
Nhớ những nét chính về nội dung, nghệ thuật của truyện?
IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12 / 1 / 2014
Ngày giảng: 6A3: 6A4:
Tiết 82 - Bài 20
Văn bản
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tiếp theo)
(Tạ Duy Anh)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.
- Cách thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: Không khô khan, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong 1 đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: Có thái độ, tình cảm trân thật, trong sáng, rèn luyện cho bản thân bỏ đi thói ghen ghét, đố kị
II. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG
2. Trò: Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
1. Ổn định lớp: ( 1 phút) 6A3:
6A4:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
* Em hãy phân tích tâm trạng của người anh khi biết tài vẽ của em? Em rút ra nhận xét gì?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: ( 2 phút) Giới thiệu bài mới
Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh
Phương pháp: thuyết trình
Hoạt động 2: ( 22 phút)Tìm hiểu chi tiết văn bản.
Mục tiêu : Giúp học sinh bước đầu phân tích thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của câu chuyện
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận...
Kĩ thuật : Động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Còn khi em gái tham dự cuộc thi và đoạt giải thì thái độ của người anh như thế nào?
* Tại sao người anh lại có cử chỉ như vậy ?
* Cử chỉ đó cho chúng ta thấy tâm trạng gì của người anh?
* Em có nhận xét gì về tính cách đó của người anh?
(Tính xấu vì )
* Khi xem tranh em gái vẽ mình, người anh có thái độ gì?
* Vì sao lại như vậy?
- Người anh muốn nói với mẹ “Không phải con đâu mà đó là ”
* Hãy nêu lý do cụ thể dẫn đến diễn biến tâm trạng của người anh?
=> Người anh đã kịp nhận ra thói xấu của mình, nhận ra tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu của em gái mình.
Người anh sẽ phấn đấu thành người tốt như hình ảnh và bức tranh của em gái.
* Có ý kiến cho rằng chỉ có một câu văn, tác giả đã làm thay đổi t/c của người đọc đối với nhân vật người anh. Theo em, đó là câu văn nào ?
* Vì sao lại có ý kiến như vậy?
*Có thể nói chính bức tranh là yếu tố có sức cảm hoá nhân vật người anh? Em hãy nói rõ điều này?
* Trong truyện nhân vật người em hiện lên qua những nét đáng yêu, đáng quý nào?
* Theo em tài năng hay tấm lòng của người em đã cảm hoá người anh?
(Cả hai song nhiều hơn là tấm lòng của người em: Trong sáng, hồn nhiên, nhân hậu).
* Nhân vật này đã chiếm được tình cảm của mọi người ở đặc điểm nào?
* Tại sao tác giả lại để cho người em vẽ bức tranh người anh hoàn thiện đến thế?
* Đoạn kết truyện đã hé mở ý nghĩa của truyện. Vậy đó là ý nghĩa nào?
- Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét, đố kỵ.
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn sự ghen ghét, đố kỵ.
- Truyện đề cao sức mạnh của nghệ thuật: Góp phần hoàn thiện con người, nâng con người lên tầm cao của Chân, Thiện, Mỹ.
* Em học tập được nghệ thuật miêu tả, k/c như thế nào qua văn bản này?
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, hồn nhiên, chân thực.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lý của nhân vật người anh, người em gái.
* Nêu giá trị nội dung của văn bản?
II. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật người anh
* Khi em gái đoạt giải:
- Đẩy em ra.
-> Vì thấy mình thua kém.
=> Tức tối, ghen tỵ với người hơn mình.
* Khi xem tranh em gái vẽ mình:
- Muốn khóc.
- Vì ngạc nhiên, hãnh diện và xấu hổ.
b. Nhân vật người em
- Tính tình hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu.
- Tài năng: Vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất.
* Ý nghĩa truyện
Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị
Ghi nhớ: SGK/ 35
Hoạt động 3: ( 10 phút) Luyện tập
Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố nội dung bài học
Phương pháp: NVĐ, thực hành.
Kĩ thuật : Động não.
GV: Ra bài tập
Bài 1: Câu chuyện không đơn thuần chỉ gói gọn trong diễn biến không gian của một gia đình mà đã nói lên một vấn đề xã hội. Em có ý kiến như thế nào ?
- Làm bài tập 1 theo nhóm ( GV chia lớp làm 4 nhóm các nhóm ghi các ý kiến của các thành viên
- Trình bày trước lớp.
Nhận xét
Bài 2: Tưởng tượng và tả về nhân vật người anh, người em bằng các đoạn văn. (Về nhà)
III. Luyện tập
4. Củng cố kiến thức ( 3 phút)
Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản?
5. Hướng dẫn HS học bài ( 2 phút)
Đọc kĩ truyện, nhớ lại những nét chính, kể tóm tắt được truyện.
Hiểu ý nghĩa của truyện
Hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh khi 1 ai đó đạt thành tích xuất sắc.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 82 83 Buc Tranh Cua Em Gai Toi.doc