Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 81, 82: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

. Giới thiệu:

 1. Tác giả: Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê Hà Tây, là 1 cây bút trẻ xuất hiện trong thời kỳ văn học đổi mới.

 2. Xuất xứ: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đoạt giải nhì trong cuộc thi văn “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản:

1. Diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh:

- Thoạt đầu: “Gọi em gái là mèo, theo dõi em gái chế màu vẽ” -> Xem thường coi em bé là trẻ con.

- Tài năng của em gái được phát hiện -> Buồn, thất vọng về mình, khó chịu, gắt gỏng với em gái.

- Đứng trước bức tranh .-> Ngạc nhiên -> Hãnh diện -> Xấu hổ.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 81, 82: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Tiết: 81 + 82 Bức tranh của em gái tôi NS: (Tạ Duy Anh) ND: Người soạn: I. Mục tiêu: Giúp Hs. - Hiểu được nội dung và ý nghĩa, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác. - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm trạng nhân vật trong tác phẩm. II. Tiến hành: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau, sau khi học bài “Sông nước Cà Mau”. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Gv căn cứ vào phần “Chú thích” về tác giả và tác phẩm để giới thiệu. - HĐ1: Đọc và tóm tắt truyện: Gv hướng dẫn Hs đọc. Hs đọc tóm tắt truyện. - HĐ2: Tìm hiểu về phương thức kể chuyện và hệ thống nhân vật. + Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính? + Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? - HĐ3: Tìm hiểu, phân tích diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh. + Đọc kỹ lại truyện: Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: Từ trước -> thấy em gái tự chế màu vẽ. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện. Khi ... em những bức tranh em gái vẽ. Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”. - HĐ4: Cảm nhận về nhân vật cô em gái: + Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? + Điều đó khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này? - HĐ5: Tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng của truyện. - HĐ6: Luyện tập. Hs làm bài tập 1, Gv kiểm tra, nhận xét. + Gọi Hs đọc 2 câu châm ngôn (đọc thêm). + Gv giải thích nội dung. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê Hà Tây, là 1 cây bút trẻ xuất hiện trong thời kỳ văn học đổi mới. 2. Xuất xứ: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đoạt giải nhì trong cuộc thi văn “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong. II. Đọc, tìm hiểu văn bản: 1. Diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh: - Thoạt đầu: “Gọi em gái là mèo, theo dõi em gái chế màu vẽ” -> Xem thường coi em bé là trẻ con. - Tài năng của em gái được phát hiện -> Buồn, thất vọng về mình, khó chịu, gắt gỏng với em gái. - Đứng trước bức tranh ....-> Ngạc nhiên -> Hãnh diện -> Xấu hổ. 2. Nhân vật cô em gái: - Mặt luôn bị bôi bẩn. - Hay lục lọi đồ vật. )-> tò mò, hiếu động. - Tự chế màu vẽ, say mê vẽ. )-> có tài, siêng năng. - Vui vẻ chấp nhan tên anh trai đặt, vẽ anh cùng đi, rủ anh nhân giải )-> Lễ phép, thương anh trai. 3. ý nghĩa tư tưởng và bài học: - Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. - Trước thành công hay tài năng của người khác mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành. III. Luyện tập: 1. Bài 1: Hs trinh bay 4. Củng cố: ý nghĩa của truyện và bài học. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 2. Chuẩn bị bài “Luyện nói...”. ------------------------------------- Tiết: 83 + 84 Luyện nói về quan sát tưởng tượng, so sánh NS: và nhận xét trong văn miêu tả ND: Người soạn: Trần Thị Hoa I. Mục tiêu: Giúp Hs - Biết cách trình bày và diễn đạt 1 vấn đề bằng miệng trước tập thể (thực chất là rèn kĩ năng nói). -Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. II. Tiến hành: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Muốn miêu tả được, ta phải làm gì? - Kt bài tập về nhà (5). 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài học: + Nêu vai trò, tầm quan trong, ý nghĩa của việc luyện nói. + Nêu yêu cầu của giờ học. - HĐ2: Thực hành luyện nói: + HĐ nhóm: 4 nhóm -> Cử đại diện nhóm trình bày. + Nhận xét về phát biểu miệng của các đại diện. + Gv bổ sung. + Bài tập 2: Các bước như bài tập 1. Yêu cầu: Làm nổi bật đặc điểm bằng các hình ảnh so sánh và nhận xét. + Bài tập 3: Hs lập dàn ý theo gợi ý (Sgk). Dựa vào dàn ý, nói trước các bạn về đê, trăng ấy. + Bài tập 4: Yêu cầu như ở bài tập 3 chỉ khác đề bài: Quang cảnh mặt trời mọc trên biển. Nêu ra những ý lớn định nói. Nói cho các bạn cùng nghe. - Gv nhận xét kết quả chung: Nêu những ưu điểm, hạn chế -> Chỉ ra những điểm cần chú ý khắc phục. I. Thực hành luyện nói: 1. Bài tập 1: Nhân vật Kiều Phương. Anh Kiều Phương là người Ntn? 2. Bài tập 2: Nói về những người thân của mình. 3. Bài tập 3: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. 4. Bài tập 4: II. Tổng kết bài học: 4. Củng cố: Gv nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Bài tập 5 làm ở nhà. Chuẩn bị bài “Vượt thác”. ---------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN21.doc