Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

I. Giới thiệu chung:

 1. Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446) con trưởng Hồ Quý Ly, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc làm quan trong triều nhà Minh.

 2. Chủ đề tác phẩm: Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:

*Bố cục:

+ “Từ đầu.trọng vọng”-> giới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y.

+ “Một lần.ta mong mỏi”-> Một tình huống gay cấn qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất.

+ Còn lại -> Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả, theo quan niệm truyền thống của dân tộc “ở hiền gặp lành”

1. Hành động theo y đức của Thái y lệnh:

- Đem hết của cải mua các loại thuốc tốt.

- Tích trữ thóc gạo vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.

- Không quản ngại bệnh dầm dề máu mủ.

- Chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua dù có lệnh vua gọi.

 -> hành động đáng nói nhất =>Phẩm chất đạo đức, bản lĩnh của vị Thái y lệnh cứu người dân thường, tính mệnh người dân thường được xem trọng hơn phận làm tôi, tính mệnh của chính mình.

 2. Thái độ và nhân cách của Trần A Vương:

- Lúc đầu tức giận -> Hết tức giận ca ngợi.

=> ông vua có lòng nhân đức.

- Thái y lệnh lấy tấm lòng chân thành để giải trình điều hơn lẽ thiệt -> Thuyết phục nhà vua -> Thắng lợi của y đức.

- Con cháu của Thái y lệnh làm quan -> Sự thăng hoa cho y đức.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17. Tiết: 65. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng NS: 22.12 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và cảm phục phảm chất vô cùng cao đẹp của 1 bậc lương y chân chính, chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ (người dân thường) lên trên tất cả. Mặt khác, cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: - Hãy đóng vai thầy Mạnh Tử kể lại truyện “Mẹ hiền dạy con”. - Nêu ý nghĩa của truyện “Mẹ hiền dạy con”. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. GV gọi hs đọc chú thích * Phát biểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác. HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. HĐ2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản. GV hướng dẫn đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu bố cục. (Đọc giọng chậm rãi, chú ý phân biệt rõ lời đối thoại của từng n/v) Hs đọc, kể tóm tắt. HS tìm bố cục của văn bản. GV nhận xét. cho Hs nắm bố cục của văn bản. HĐ3: Hướng dẫn Hs phân tích hành động đáng nói nhất. HS hoạt động nhóm kể các chi tiết thuộc về hành động theo y đức của vị Thái y lệnh, nhận xét tính cách của Thái y lệnh qua việc làm. GV cho hs HĐ nhóm tìm, trình bày, nhận xét bổ sung chốt. HĐ4: Phân tích cảnh Thái y lệnh đến yết kiến nhà vua. + Thái độ của vua Trần A Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của thầy Thái y lệnh? + Vua TAV là người Ntn? + Thái y lệnh đã xử sự lại Ntn? Kết quả ra sao? GV lần lượt nêu câu hỏi gợi dẫn hs trả lời, gv nhận xét bổ sung chốt ý. HĐ6: Hướng dẫn Hs tổng kết giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện. HĐ6: Luyện tập. GV hướng dẫn hs thảo luận làm bài tập 1,2( Mỗi nhóm 1 bài). HS thảo luận làm bài trình bày, gv nhận xét bổ sung. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446) con trưởng Hồ Quý Ly, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc làm quan trong triều nhà Minh. 2. Chủ đề tác phẩm: Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính. II. Đọc - Tìm hiểu văn bản: *Bố cục: + “Từ đầu.......trọng vọng”-> giới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y. + “Một lần........ta mong mỏi”-> Một tình huống gay cấn qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất. + Còn lại -> Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả, theo quan niệm truyền thống của dân tộc “ở hiền gặp lành” 1. Hành động theo y đức của Thái y lệnh: - Đem hết của cải mua các loại thuốc tốt. - Tích trữ thóc gạo vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. - Không quản ngại bệnh dầm dề máu mủ. - Chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua dù có lệnh vua gọi. -> hành động đáng nói nhất =>Phẩm chất đạo đức, bản lĩnh của vị Thái y lệnh cứu người dân thường, tính mệnh người dân thường được xem trọng hơn phận làm tôi, tính mệnh của chính mình. 2. Thái độ và nhân cách của Trần A Vương: - Lúc đầu tức giận -> Hết tức giận ca ngợi. => ông vua có lòng nhân đức. - Thái y lệnh lấy tấm lòng chân thành để giải trình điều hơn lẽ thiệt -> Thuyết phục nhà vua -> Thắng lợi của y đức. - Con cháu của Thái y lệnh làm quan -> Sự thăng hoa cho y đức. 3. Bài học của truyện: Với hình thức ghi chép chuyện thật, truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1. 2. Bài tập 2. 4. Củng cố: Em hãy nêu bài học rút ra sau khi học truyện? 5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài “Ôn tập tiếng Việt”. *********************** Tiết: 66 ôn tập tiếng việt NS:22.12 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về tiếng Việt đã học trong HKI của lớp 6. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Kết hợp ôn. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học. GV cho hs lần lượt nhắc lại các kiến thức đã học về từ loại. HS lần lượt ôn lại kiến thức. Gv chốt củng cố. HĐ2: Luyện tập. GV cho hs làm lại một số bài tập nhận diện về từ, cụm từ, lỗi dùng từ. I. Những nội dung cần ôn tập: 1. Cấu tạo từ tiếng việt: Cấu tạo từ ^ Từ đơn Từ phức ^ Từ ghép Từ láy 2. Nghĩa của từ: Nghĩa của từ ^ Nghĩa gốc Nghĩa chuyển 3. Phân loại từ theo nguồn gốc. Phân loại từ theo nguồn gốc ^ Từ thuần việt Từ mượn ^ Từ mượn Tiếng Hán Từ mượn các ngôn ngữ khác ^ Từ gốc Hán Từ Hán Việt 4.Chữa lỗi dùng từ: Lỗi dùng từ /I\ Lặp từ Lẫn lộn các từ gần âm Dùng từ không đúng nghĩa 5. Từ loại và cụm từ: Từ loại và cụm từ / / / / Danh Từ Động từ Tính từ Số từ Chỉ từ / / / Cụm DT Cụm ĐT Cụm TT II. Những dạng bài tập cần luyện: - Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học ( bài tập nhận diện). - Vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn (chữa lỗi, tự đặt câu hoặc viết một đoạn văn theo sự định hướng của lý thuyết đã học). 4. Củng cố: Nhận xét tiết ôn tập. 5. Dặn dò: Ôn bài, chuẩn bị bài Kt tổng hợp học kì I. *********************** Tiết: 67 + 68 Kiểm tra tổng hợp cuối kỳ I NS: Theo chỉ đạo của chuyên môn phòng GD. ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Củng cố, đánh giá kiến thức ngữ văn lớp 6 đã học ở HkI của Hs. Phát hiện những lỗ hổng về kiến thức để có hướng củng cố cho các em. **********************

File đính kèm:

  • docTUAN17.doc