Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 29: Luyện nói kể chuyện

 I. Chuẩn bị:

 1. Đề bài: 1. Tự giới thiệu về bản thân.

 2. Kể về gia đình mình.

 2. Dàn bài:

 a. Tự giới thiệu về bản thân.

 + Mở bài: Lời chào và lý do tự giới thiệu.

 + Thân bài:

ã Tên tuổi.

ã Gia đình gồm những ai.

ã Công việc hằng ngày.

ã Sở thích và nguyện vọng.

 + Kết bài: Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe.

 b. Kể về gia đình mình:

 + Mở bài: Lời chào và lí do kể.

 + Thân bài:

ã Giới thiệu chung về gia đình.

ã Kể về bố, kể về mẹ.

ã Kể về anh, chị, em.

 + Kết bài: Tình cảm của minh đối với gia đình.

II. Luyện nói trên lớp:

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 29: Luyện nói kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8. Tiết: 29 Luyện nói kể chuyện NS: 17.10 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Tạo cơ hội cho Hs. - Hiểu được ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. Biết lập dàn bài kể chuyện. - Biết cách diễn đạt miệng những câu chuyện đời 1 cách chặt chẽ. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Hđ 1: Gv: Kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của Hs. HĐ2: Hướng dẫn hs lập dàn bài một số để chuẩn bị nói. HĐ3: Hướng dẫn luyện nói trên lớp Yêu cầu kể “Chân thật”. Là kể những việc có thể tin được, không nhất thiết kể sự thật ở nhà mình vì sẽ gây khó khăn cho 1 số em mà gđ có việc không muốn giới thiệu. - Cách tiến hành luyện nói trên lớp. + Chia tổ: Hs lần lượt tự phát biểu với nhau. + Gọi 1 số Hs phát biểu trước lớp -> Nhận xét, cho điểm. + Gv: Uốn nắn, gợi ý sửa chữa Hs nói sao cho đạt. I. Chuẩn bị: 1. Đề bài: 1. Tự giới thiệu về bản thân. 2. Kể về gia đình mình. 2. Dàn bài: a. Tự giới thiệu về bản thân. + Mở bài: Lời chào và lý do tự giới thiệu. + Thân bài: Tên tuổi. Gia đình gồm những ai. Công việc hằng ngày. Sở thích và nguyện vọng. + Kết bài: Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe. b. Kể về gia đình mình: + Mở bài: Lời chào và lí do kể. + Thân bài: Giới thiệu chung về gia đình. Kể về bố, kể về mẹ. Kể về anh, chị, em. + Kết bài: Tình cảm của minh đối với gia đình. II. Luyện nói trên lớp: 4. Củng cố: Gv nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Lập dàn bài cho đề “Kể lại 1 việc làm có ích của em” và tập nói 1 mình theo dàn bài. Soạn bài “Cây bút thần”. ************************** Tiết: 30 + 31 Cây bút thần NS: 17.10 (Truyện cổ tích Trung Quốc) ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện. - Kể lại được truyện. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Kể diễn cảm truyện “Em bé thông minh”? Cảm nhận của em về n/v chính trong truyện? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Tiết 1. - HĐ1: Đọc tìm hiểu chú thích. Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản (Giọngchậm rãi, bình tĩnh; chú ý phân biệt lời kể và lời của 1 số n/v trong truyện). GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc, kể. Nhận xét phần đọc kể. - Hướng dẫn Hs tìm hiểu phần chú thích (chú ý các từ: Dốc lòng; huyên náo; mách lẻo; ...) - HĐ2: Đọc hiểu văn bản. + Gv: Mã Lương thuộc 1 kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Kể tên 1 số nhân vật tương tự? + Hs trả lời. Gv nhấn mạnh. + Gv nêu vấn đề: - Những điều gì đã giúp cho ML vẻ giỏi? - Những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao? - Cây bút đến với ML trong hoàn cảnh Ntn? - Tại sao cụ già lại không cho ML những thứ khác mà lại cho bút? - Việc cụ già cho ML bút có ý nghĩa Ntn? Hs thảo luận nhóm trình bày, GV nhận xét chốt ý. Tiết 2. Gv cho hs theo dõi phần 2 thảo luận vấn đề: + ML đã dùng cây bút vào việc gì? + ML đã dùng bút vẽ cho Nd trong làng những thứ gì? Tại sao không vẽ cho họ vàng bạc, lúa gạo...? + ML đã vẽ cho vua và quan những gì? Tại sao lại như vậy? + Qua các sự việc trên em thấy ML là người ntn? truyện có ý nghĩa gì? HS thảo luận nhóm trình bày. GV nhận xét chốt ý. - Truyện kể được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em Những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả? HS tìm trình bày, GV chốt. - Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”. - HĐ3: Phần ghi nhớ. Gv Gọi 1 Hs đọc. Gv phân tích các ý. - HĐ4: Luyện tập. GV tổ chức cho hs: +Kể diễn cảm truyện này. + Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em đã được học. I. Đọc, chú thích: II. Đọc tìm hiểu văn bản. 1. Những điều giúp ML vẻ giỏi (Mã Lương học vẽ): - Sự say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh, khiếu sẵn có. - Ngủ mơ thần cho bút, tỉnh dậy vẫn còn. - Vẽ được vật có khả năng như thật. => phần thưởng xứng đáng cho người có chí, có tài. 2. Mã Lương dùng cây bút thần: - Với người nghèo trong làng: Cày, cuốc, đèn, thùng... -> không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ, chỉ vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống. - Với địa chủ, vua: + Không vẽ bất cứ thứ gì cho tên địa chủ. + Vẽ ngược hẳn ý muốn của vua. => Căm ghét bọn tham lam, độc ác. - Cây bút thần của ML -> tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lý đề cao mưu trí, thông minh của người dân. 3. Những chi tiết lí thú, gợi cảm về cây bút thần: - Là phần thưởng xứng đáng cho ML. - Có những khả năng kì diệu. - Bút thần trong tay ML tạo ra những vật như mong muốn, trong tay kẻ ác thì ngược lại. - Thực hiện công lý giúp đỡ người nghèo khó, trừng trị kẻ tham lam, độc ác. 4. ý nghĩa của truyện: - Thể hiện quan niệm của người dân về công lý xã hội những người chăm chỉ, thông minh, tốt bụng được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác tham lam bị trừng trị. - Khẳng định tài năng phải phục vụ người dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. - Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, người có tài, khổ công luyện tập. - Thể hiện mơ ước và niềm tin về khả năng kì diệu của con người. IV. Luyện tập: - Câu 1. Kể diễn cảm truyện. - Câu 2. ôn lại khái niệm truyện cổ tích, thống kê lại các truyện cổ tích đã học 4. Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 1, 2. Chuẩn bị bài “ Danh từ”. ---------------------------------------------------- Tiết 32. danh từ NS:17.10 ND: Mục tiêu: Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học giúp Hs nắm được. - Đặc điểm của danh từ. - Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và sự vật. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: “Chữa lỗi dùng từ” (tiếp). Chữa Bt 3 (a, b, c), (3 Hs). (Sgk trang 76). 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Tìm danh từ trong câu. + Gv: Cho Hs nhắc lại những hiểu biết về DT đã học ở TH. + Hs xác định danh từ trong cụm Dt “Ba con trâu ấy”. - HĐ2: Danh từ là gì? + Xung quanh DT trong cụm danh từ trên có những từ nào? (ba, ấy) + Tìm thêm những Dt khác trong câu đã dẫn? (vua, làng, gạo, nếp, thúng...) + Danh từ biểu thị những gì? + Danh từ có thể kết hợp với từ nào ở trước và ở sau? + Đặt câu với các danh từ và cho biết Dt giữ chức vụ gì trong câu? GV lần lượt nêu câu hỏi gợi dẫn hs trả lời, nhận xét chốt các ý. - HĐ3: Phân loại danh từ. + Nghĩa của DT gạch dưới sau đây có gì khác với DT đứng sau? “Ba con trâu. một viên quan. ba thúng gạo. sáu tạ thóc. + Danh từ được chia thành những loại nào? + Thế nào là DT chỉ đơn vị? + Thế nào là DT chỉ sự vật? + Thử thay thế các DT gạch dưới tên bằng những từ khác; nhận xét. Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường thay đổi? (-> đơn vị quy ước). Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi? (Đơn vị tự nhiên). + Vì sao có thể nói: “Nhà có 3 thúng gạo rất đầy (chỉ số lượng ước chừng không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng). Và không thể nói “Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?”. (6 tạ chỉ đơn vị chính xác rồi nên thêm từ nặng hay nhẹ đều thừa) -> DT đơn vị quy ước chính xác, DT đơn vị quy ước ước chừng. - HĐ4: Ghi nhớ. + Hs đọc nội dung cần ghi nhớ. + Gv nhấn mạnh. - HĐ5: Luyện tập. Gv cho Hs thực hiện các BT 1, 2, 3. HS HĐ nhóm làm bài. 3. Liệt kê các Dt: a. Đv quy ước chính xác: Mét, gam, lít, Kg.... b. Chỉ đ/v ước phỏng: Nắm, mớ, đàn, thúng..... I. Đặc điểm của danh từ: 1. Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm .... 2. Khả năng kết hợp của danh từ: - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước. - Kết hợp với các từ “ấy, này, đó...” ở phía sau và một số ngữ khác để làm thành cụm danh từ. 3. Chức vụ cú pháp của danh từ: - Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là chủ ngữ. - Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ “Là” đứng trước. III. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. * Danh từ tiếng Việt được chia thành 2 loại lớn là DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật. 1. Danh từ chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật. 2. Danh từ chỉ sự vật: Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người vật, hiện tượng, khái niệm... * Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ ). Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Danh từ chỉ đơn vị quy ước, cụ thể là: + Danh từ đơn vị chính xác. + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. III. Luyện tập: 1. Liệt kê Dt chỉ sự vật: Bàn, ghế, nhà, cửa, chó... 2. Liệt kê các loại từ: a. Ông, bà, chú, ngài, vị, viên..... b. Cái, bức, quyển, tấm, pho, bộ, tờ.... 4. Củng cố: Danh từ: Khái niệm, chức vụ cú pháp. Các loại danh từ? 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 5. Xem trước bài “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”. ***************************

File đính kèm:

  • docTUAN08.doc