Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 17 và 18: Viết bài tập làm văn số 1

HĐ1: Tìm các nghĩa khác nhau cảu từ “Chân”

 + Gv gọi Hs đọc bài thơ.

HS đọc trả lời câu hỏi.

- Trong bài thơ có mấy sự vật có chân? (4 s/v )

- Những cái chân ấy có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được không?

- Có mấy sự vật không có chân, tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào bài thơ? (1 s/v cái võng-> ca ngợi anh bộ đội hành quân)

- Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ “Chân” có gì giống và khác nhau? (giống: chân là nơi tiếp xúc với đất; Khác: chân gậy -> đỡ bà; chân com pa giúp com pa quay được; chân kiềng để đỡ thân kiềng và xoong; chân bàn đỡ thân bàn mặt bàn => tác dụng)

- Tìm thêm 1 số nghĩa khác của từ chân? (bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc vật; bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung: chân giường, chân tủ; bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác: chân tường, chân núi, chân răng.)

+ KL: Từ “Chân” là 1 từ có nhiều nghĩa.

- HĐ2: Tìm 1 số từ nhiều nghĩa.

HS Tìm thêm 1 số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “chân”.

Hs: Tìm từ nhiều nghĩa.

Gv: Nhận xét.

- HĐ3: Tìm 1 số từ chỉ có 1 nghĩa? (xe đạp, xe máy, com pa, toán học, hoa nhài, bút.).

KL: Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa.

- HĐ4: Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

+ Từ “chân” ở bài thơ có nhiều nghĩa. Vậy nghĩa đầu tiên là nghĩa nào?(bộ phận .người vật) nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ)

+ Tìm mối liện hệ giữa các nghĩa của từ “chân” trong bài thơ trên? (nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra nghĩa sau, các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên)

+ Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

- Trong bài thơ “những cái chân” từ “chân” được dùng với ý những nghĩa nào? (chính, chuyển)

+ Trong từ nhiều nghĩa, có những nghĩa nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 17 và 18: Viết bài tập làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:5. Tiết: 17 – 18 Viết bài tập làm văn số 1 NS: 25.9 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Hs viết được 1 bài văn kể chuyện có nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả. Có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài, dung lượng không được quá 400 từ. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung GV chép đề lên bảng, Hs chép đề làm bài. GV gợi ý yêu cầu của bài viết về độ dài, vì viết ngắn buộc hs phải viết có suy nghĩ, có chọn lọc. - Hs làm bài giáo viên theo dõi. Đề: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) theo lời văn của em. 4. Củng cố: Thu bài về chấm. 5. Dặn dò: Xem trước bài “Từ nhiều nghĩa...”. --------------------------------------------------------- Tiết: 19 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ NS: 25.9 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Hs cần nắm được. - Khái niệm từ nhiều nghĩa. - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Nghĩa của từ là gì? có mấy cách giải nghĩa từ? Làm bài tập 4. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Tìm các nghĩa khác nhau cảu từ “Chân” + Gv gọi Hs đọc bài thơ. HS đọc trả lời câu hỏi. - trong bài thơ có mấy sự vật có chân? (4 s/v ) - những cái chân ấy có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được không? - có mấy sự vật không có chân, tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào bài thơ? (1 s/v cái võng-> ca ngợi anh bộ đội hành quân) - Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ “chân” có gì giống và khác nhau? (giống: chân là nơi tiếp xúc với đất; Khác: chân gậy -> đỡ bà; chân com pa giúp com pa quay được; chân kiềng để đỡ thân kiềng và xoong; chân bàn đỡ thân bàn mặt bàn => tác dụng) - Tìm thêm 1 số nghĩa khác của từ chân? (bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc vật; bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung: chân giường, chân tủ; bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác: chân tường, chân núi, chân răng....) + KL: Từ “Chân” là 1 từ có nhiều nghĩa. - HĐ2: Tìm 1 số từ nhiều nghĩa. HS Tìm thêm 1 số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “chân”. Hs: Tìm từ nhiều nghĩa. Gv: Nhận xét. - HĐ3: Tìm 1 số từ chỉ có 1 nghĩa? (xe đạp, xe máy, com pa, toán học, hoa nhài, bút......). KL: Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa. - HĐ4: Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ. + Từ “chân” ở bài thơ có nhiều nghĩa. Vậy nghĩa đầu tiên là nghĩa nào?(bộ phận ......người vật) nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từ) + Tìm mối liện hệ giữa các nghĩa của từ “chân” trong bài thơ trên? (nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra nghĩa sau, các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên) + Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? - Trong bài thơ “những cái chân” từ “chân” được dùng với ý những nghĩa nào? (chính, chuyển) + Trong từ nhiều nghĩa, có những nghĩa nào? - Trong 1 câu cụ thể, 1 từ thường được dùng với mấy ý nghĩa? - HĐ5: Luyện tập. + BT1: Một số từ chỉ bộ phận có thể nghĩa có sự chuyển ý. + Bài tập 2: Một số từ chỉ bộ phận. Cây cối -> Chỉ bộ phận cơ thể người. + BT3: a. Chỉ sự vật -> Chỉ hành động. b. Chỉ hành động -> chỉ đơn vị I. Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Trong từ nhiều nghĩa có: + Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. - Thông thường, trong câu, từ chỉ có 1 nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Đầu, mũi, tay. 2. Bài tập 2: lá -> lá phổi, lá lách...; quả-> quả tim, quả thận. 3. Bài tập 3. hộp sơn-sơn cửa, cái bào-bào gỗ; gánh củi đi-1 gánh củi. 4. Củng cố: Thế nào là từ nhiều nghĩa? thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? 5. Dặn dò: Học bài + làm bài tập 4. Chuẩn bị bài “Lời văn, đoạn văn tự sự”. --------------------------------------------------------- Tiết: 20 Lời văn, đoạn văn tự sự NS: 25.9 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs - Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. - Xây dựng được đoạn văn giới thiệu người kể chuyện sinh hoạt hằng ngày. - Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Dàn ý bài văn tự sự có mấy phần? Nhiệm vụ từng phần? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Hs quan sát đoạn trích (1) và (2) Gv: Gọi Hs đọc đoạn trích (1). Gv: Đoạn (1) giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu điều gì? nhằm mục đích gì? + Hs đọc đoạn trích (2). Tìm hiểu như đoạn trích (1). Khi giới thiệu nhân vật, giới thiệu Ntn? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét chốt ý. HĐ2: Hs quan sát đoạn trích (3). Gv: Gọi Hs đọc đoạn trích (3). Gv: Đoạn văn kể việc gì? Dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật. - Gạch dưới những từ chỉ hành động đó? - Hành động ấy đem lại kết quả gì? - Khi kể sự việc, kể Ntn? HĐ3: Hs quan sát các đoạn (1), (2), (3). - Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? - Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy? - Câu biểu đạt ý chính trong 1 đoạn văn gọi là câu chủ đề, vậy câu chủ đề là gì? Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ Ntn? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính (lần lượt từng đoạn 1, 2, 3). -> Các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ gì? HĐ4: Hs đọc phần ghi nhớ. Gv mở rộng, nhấn mạnh. HĐ5: Luyện tập. - BT1: Hoạt động nhóm. 3 nhóm. * Nhóm 1: 1a. * Nhóm 2: 1b. * Nhóm 3: 1c. (Thực hiện câu hỏi Bt1). - BT2: Hs đọc 2 câu a, b. Câu đúng, sai -> Chữa lại. (Chú ý kể có thứ tự lô gích không?) I. Lời văn, đoạn văn tự sự: 1. Lời văn giới thiệu nhân vật: - Văn tự sự chủ yếu kể người và kể việc. - Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩ của nhân vật. 2. Lời văn kể sự việc: Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn: Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. II. Luyện tập: 1. BT1: Đoạn văn, câu chủ đề. a. ý đoạn ở câu “cậu chăn bò rất giỏi”. b. ý chính nói 2 cô chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành đối xử với Sọ Dừa tử tế. c. ý chính “tính tình cô còn trẻ con lắm”. 2. BT2: Lời văn kể sự việc. - Câu a, đúng vì mạch lạc. - Câu b, sai vì sai mạch lạc (lộn xộn). Không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới bắt đầu đóng chắc yên ngựa. 4. Củng cố: Lời văn giới thiệu nhân vật? Lời văn kể sự việc? Đoạn văn? 5. Dặn dò: Học bài + làm bài tập 3, 4. Soạn bài “Thạch Sanh”. ---------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan05.doc
Giáo án liên quan