HĐ1: Gv hướng dẫn Hs đọc, tìm hiểu các chú thích.
+ Hướng dẫn đọc: Gv có thể chia thành các đoạn cho Hs đọc -> Nhận xét, góp ý về cách đọc.
+ Tìm hiểu chú thích. Chú ý các chú thích: Giặc Minh, Lam Sơn, Đức Long Quân, Thuận Thiên, Hoàn Kiếm.
HĐ2: Đọc – Hiểu văn bản
GV vì sao ĐLQ cho nghĩa quân mượn gươm thần? Tại sao cho mượn mà không cho hẳn?
(LQ là tổ tiên của Dt Việt nên khi có nguy cơ thì lại giúp đỡ với sức mạnh thần thánh; gươm thần nên chỉ có thần rùa mới có quyền giữ; cho mượn vì câu chuyện kết thúc.)
- LL có thực sự thắng quân giặc = gươm thần không? (bằng sức mạnh của nghĩa quân và tài năng lãnh đạo)
- Tại sao gươm báu lại được nhận từ 1 người dân đánh cá?
- Tính chất kỳ ảo của lưỡi gươm thể hiện ở chi tiết nào? (gươm thần phải qua tay Nd để trở thành sức mạnh; 3 lần tự tìm vào lưới Lê thận, để trong nhà tự nhiên tỏa sáng.)
- Các nhân vật được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Có ý nghĩa gì?
- Sự trùng khớp lại giữa lưỡi gươm và chuôi gươm nói lên điều gì?
- Hs thực hiện câu 2 (LT).
- Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
- Hs đọc “Một năm sau.đến hết”.
- Khi nào LQ cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm diễn ra Ntn?
HĐ nhóm: Thảo luận ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”.
Hs trình bày. Gv phân tích, mở rộng.
* Liên hệ : Em biết còn truyện nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Hình ảnh Rùa Vàng ấy tượng trưng cho ai và cho cái gì?
HĐ3: Ghi nhớ. Hs đọc phần ghi nhớ .
HĐ4: Luyện tập.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4. Tiết: 13 Sự tích hồ gươm
NS: 18.9 (Tự học có hướng dẫn)
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”, vẻ đẹp của 1 số hình ảnh chính trong truyện và kể được truyện này.
- Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, bố cục và yêu cầu của các phần trong bài văn tự sự.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
- Đặc điểm của sự việc trong văn tự sự.
- Đặc điểm của nhân vật trog văn tự sự.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
HĐ1: Gv hướng dẫn Hs đọc, tìm hiểu các chú thích.
+ Hướng dẫn đọc: Gv có thể chia thành các đoạn cho Hs đọc -> Nhận xét, góp ý về cách đọc.
+ Tìm hiểu chú thích. Chú ý các chú thích: Giặc Minh, Lam Sơn, Đức Long Quân, Thuận Thiên, Hoàn Kiếm.
HĐ2: Đọc – Hiểu văn bản
GV vì sao ĐLQ cho nghĩa quân mượn gươm thần? Tại sao cho mượn mà không cho hẳn?
(LQ là tổ tiên của Dt Việt nên khi có nguy cơ thì lại giúp đỡ với sức mạnh thần thánh; gươm thần nên chỉ có thần rùa mới có quyền giữ; cho mượn vì câu chuyện kết thúc....)
- LL có thực sự thắng quân giặc = gươm thần không? (bằng sức mạnh của nghĩa quân và tài năng lãnh đạo)
- Tại sao gươm báu lại được nhận từ 1 người dân đánh cá?
- Tính chất kỳ ảo của lưỡi gươm thể hiện ở chi tiết nào? (gươm thần phải qua tay Nd để trở thành sức mạnh; 3 lần tự tìm vào lưới Lê thận, để trong nhà tự nhiên tỏa sáng...)
- Các nhân vật được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Có ý nghĩa gì?
- Sự trùng khớp lại giữa lưỡi gươm và chuôi gươm nói lên điều gì?
- Hs thực hiện câu 2 (LT).
- Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
- Hs đọc “Một năm sau...đến hết”.
- Khi nào LQ cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm diễn ra Ntn?
HĐ nhóm: Thảo luận ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”.
Hs trình bày. Gv phân tích, mở rộng.
* Liên hệ : Em biết còn truyện nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Hình ảnh Rùa Vàng ấy tượng trưng cho ai và cho cái gì?
HĐ3: Ghi nhớ. Hs đọc phần ghi nhớ .
HĐ4: Luyện tập.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
* Bố cục:
1. Đức Long Quân cho mượn gươm:
2. Lê Lợi nhận gươm thần:
3. Long quân cho đòi gươm:
* ý nghĩa của truyền thuyết “STHG”.
- Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
4. Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyện.
5. Dặn dò: Học bài, làm câu 1, 2, 3 – bài tập 4 (SBT). Xem trước bài “Chủ đề và dàn bài...”.
********************************
Tiết: 14 chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
NS:18.9
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: giúp Hs
- Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của truyện “sự tích Hồ Gươm”.
- K/tra bài tập 1, 2, 3.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
HĐ1: Đọc – tìm hiểu bài văn.
GV gọi Hs đọc bài văn.
+ Việc TT ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên phẩn chất của người thầy thuốc?
+ Chủ đề của câu chuyện trên có phải ca ngợi lòng thương người của thầy thuốc?
+ Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp ở những câu nào? (2 câu đầu)
- Trong 3 tên truyện đã cho em hãy đặt tên cho truyện ấy? Tên nào phù hợp? Lý do? (đề 3 vì dùng từ HV trang trọng, khái quát được phẩm chất TT)
+ Cho biết chủ đề là gì? (Hs trả lời, Gv chốt lại ghi).
HĐ2: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu về dàn bài văn tự sự.
+ Các phần: Mở bài, thân bài, kết bài trong truyện kể thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?
(Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu lần lượt từng phần)
* Mở bài?
* Thân bài?
* Kết bài?
- Vậy dàn bài văn tự sự thường gồm mấy phần? Nội dung từng phần Ntn?
HS trả lời. GV chốt ý ghi nhớ sgk.
HĐ3: Luyện tập.
+ Gọi Hs đọc truyện “PT”.
+ Chủ đề của truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung chủ đề ấy?
+ Hãy chỉ ra 3 phần: MB, TB, KL.
+ Sự việc trong phần TB thú vị ở chỗ nào? c. So sánh với truyện TT ta thấy.
* Giống: kể theo trật tự thời gian; 3 phần rõ rệt; ít hành động nhiều đối thoại.
* Khác nhau: N/v trong P/t ít hơn. Chủ đề trong TT nằm ở phần Mb, còn P/T lại nằm trong sự suy đoán của người đọc. Kết thúc “phần thưởng” bất ngờ thú vị hơn.
d. Sự thú vị ở phần Tb: đòi hỏi vô lí của viên quan quen thói hạch sách, sự đồng ý dễ dàng của người Nd, câu trả lời của người Nd với vua.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Dàn bài văn tự sự thường gồm có 3 phần:
+ Phần mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ Phần TB: Kể diễn biến của sự việc.
+ Phần KB: Kể kết cục của sự việc.
II. Luyện tập:
- Bài tập 1:
a. + Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. Chủ đề không nằm ở câu văn cụ thể nào mà toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.
+ Sự việc tập trung cho chủ đề: câu nói của người nông dân với vua.
b. - Mở bài: Câu 1, thân bài: Phần còn lại.
- Kết bài: Câu cuối.
- Thú vị -> Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng.
4. Củng cố: Chủ đề là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần?
5. Dặn dò: Học bài + làm bài tập 2. Xem trước bài “Tìm hiểu đề và cách làm bài?
Tiết: 15 + 16 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
NS:
ND:
Người soạn: Trần Thị Hoa
Mục tiêu: Giúp Hs
Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài.
Lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Bài cũ:
- Chủ đề là gì? Nêu chủ đề của truyện Thánh Gióng.
- Trình bày dàn bài văn tự sự.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung
Tiết1.
HĐ1: Tìm hiểu đề văn tự sự.
Gv chép các đề (Sgk) lên bảng:
- Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
- Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ “kể” có phải là đề tự sự không?
- Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự em phải làm gì?
HĐ2: Chọn 1 đề cho Hs tập cách lập ý và làm dàn ý.
+ Chọn đề (1) ...mẫu “Thánh Gióng”.
Hs tìm hiểu đề (1).
- Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
- Lập ý: Em thích nhân vật, sự việc nào? Biểu hiện chủ đề gì?
- Lập ý là làm Ntn?
Tiết 2.
HĐ3: Lập dàn ý.
- Truyện Thánh Gióng em dự định sẽ mở đầu Ntn? Kể chuyện Ntn? Và kết thúc ra sao?
-> Lập dàn ý?
HĐ4: Tập viết lời kể: Sau khi đã lập dàn ý, em sẽ tiến hành thao tác nào?
Gv: Giới thiệu 4 cách mở bài
a. TG là 1 vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên 3......
b. Ngày xưa tại làng Gióng có 1 chú bé rất lạ......
c. Ngày xưa giặc Ân xâm ............
d. Người nước ta không ai không biết TG..........
Hs nhận xét cách diễn đạt trên khác nhau NTN?
(a. giới thiệu người anh hùng; b. nói đến chú bé lạ; c. nói tới sự biến đổi; d. nói tới 1 N/v mà ai cũng biết)
HĐ5: Hs thực hiện phần Lt.
+ Hs thực hiện vào giấy (nhóm).
- Gv: Cho Hs trình bày. GV sửa chữa nhận xét.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1. Đề văn tự sự:
Khi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
2. Cách làm bài văn tự sự:
- Tìm hiểu đề: (Đã nêu trên 1).
- Lập ý: là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý: Là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn bản theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, thân bài, kết bài.
II. Luyện tập:
4. Củng cố: Cách làm bài văn tự sự Nnt?.
5. Dặn dò: Học bài chuẩn bị làm bài viết số “đề bài trang 49”.
---------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan04.doc