Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 1: Con rồng, cháu Tiên

HĐ1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu các chú thích Sgk.

Cung cấp cho Hs khái niệm về truyền thuyết (Gv thuyết. cho Hs ghi).

Gv cho Hs đọc truyện và tìm bố cục.

Gv hướng dẫn Hs đọc, Gv đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc.

 + Truyện có thể chia làm mấy đoạn.

- Chú ý các chú thích: Ngư tinh, thủy cung, thần nông, tập quán (Các từ được cấu tạo 2 tiếng sẽ học ở tiết 3).

HĐ2: Tìm hiểu văn bản

Hs: Đọc đoạn 1.

Gv: LLQ và Âu cơ xuất thân thế nào? Sinh sống ở đâu?

Gv: Hình dạng của LLQ và Âu Cơ ra sao?

 + Những chi tiết miêu tả nguồn gốc và hình dạng của LLQ và AC thể hiện điều gì về hình tượng nhân vật?

 + Hoạt động nhóm: Câu hỏi 2.

 Nhóm 1: Việc kết duyên của LLQ và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ?

 Nhóm 2: LLQ và AC chia con Ntn và để làm gì?

 Nhóm 3: Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

(Gv chuẩn bị giấy thảoluận, phát cho Hs hoạt động nhóm, các nhóm lần lượt trình bày, Gv nâng cao).

Gv: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo. ( Hs trả lời, Gv chốt lại – ghi).

- Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện? (cho Hs phát hiện sau đó nêu vai trò).

 

 

 

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 1: Con rồng, cháu Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hầy – Trò Nội dung HĐ1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu các chú thích Sgk. Cung cấp cho Hs khái niệm về truyền thuyết (Gv thuyết... cho Hs ghi). Gv cho Hs đọc truyện và tìm bố cục. Gv hướng dẫn Hs đọc, Gv đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc. + Truyện có thể chia làm mấy đoạn. - Chú ý các chú thích: Ngư tinh, thủy cung, thần nông, tập quán (Các từ được cấu tạo 2 tiếng sẽ học ở tiết 3). HĐ2: Tìm hiểu văn bản Hs: Đọc đoạn 1. Gv: LLQ và Âu cơ xuất thân thế nào? Sinh sống ở đâu? Gv: Hình dạng của LLQ và Âu Cơ ra sao? + Những chi tiết miêu tả nguồn gốc và hình dạng của LLQ và AC thể hiện điều gì về hình tượng nhân vật? + Hoạt động nhóm: Câu hỏi 2... Nhóm 1: Việc kết duyên của LLQ và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Nhóm 2: LLQ và AC chia con Ntn và để làm gì? Nhóm 3: Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai? (Gv chuẩn bị giấy thảoluận, phát cho Hs hoạt động nhóm, các nhóm lần lượt trình bày, Gv nâng cao). Gv: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo. ( Hs trả lời, Gv chốt lại – ghi). - Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện? (cho Hs phát hiện sau đó nêu vai trò). HS hoạt động nhóm: Thảo luận về ý nghĩa của truyện. ( 3 nhóm thảo luận, mỗi nhóm trình bày ý kiến). Gv nhấn mạnhbổ sung. HĐ3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu phần ghi nhớ. Hs đọc phần ghi nhớ. Gv giải thích thêm. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. + Câu 1: Dành cho Hs khá, giỏi, Hs dân tộc. + Câu 2: Kể diễn cảm truyện. I. Đọc - tìm hiểu chung: * Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật vàd sự kiện có liên quan đến lịch sửc, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiệnv à nhân vật lịch sử được kể. *. Bố cục: 3 đoạn. a. Từ đầu .... Long trang”. Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu cơ. b. “ ít lâu sau... lên đường”. Việc sinh con và chia con. c. Phần còn lại: Dựng nước, lập triều đình, nguồn gốc dân tộc. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Nguồn gốc và hình dạng của LLQ và Âu Cơ. - LLQ và Âu Cơ là Thần. + LLQ nòi rồng, ở dưới nước. + Âu Cơ dòng tiên ở trên núi. - LLQ mình rồng có sức khỏe vô địch, có phép lạ, có công lao lớn với dân. - Âu cơ: Xinh đẹp tuyệt trần. => Tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ. 2. ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện: - Chi tiết tưởng tượng, kì ảo: Chi tiết không có thật. - ý nghĩa chi tiết tưởng tượng, kì ảo: + Thần LLQ có nhiều phép lạ -> tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao của thần. + Bọc trăm trứng -> thần kì hóa linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, tôn kính tổ tiên. 3. ý nghĩa của truyện: - Giải thích suy tôn, nguồn gốc giống nòi. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. * Ghi nhớ: Sgk IV. Luyện tập. Bài 2: yêu cầu kể đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản. - Dùng lời văn nói. - Kể diễn cảm. 4. Củng cố: Truyền thuyết là gì? Nêu ý nghĩa của truyện con rồng cháu tiên. 5. Dặn dò: Học bài, soạn bài “ Bánh chưng....”. --------------------------------------------------------- Tiết: 2. Bánh chưng, bánh giầy NS: 30.8 (Hướng dẫn đọc thêm) ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện. - Kể được truyện. - Chỉ ra được chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Tập phân tích nhân vật trong truyền thuyết. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: - Truyền thuyết là gì? Nêu ý nghĩa của truyện CR, CT. - Kể diễn cảm truyện con rồng, cháu tiên. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (Gv liên hệ đến tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy của DT ta). Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Đọc, tìm hiểu bố cục, tìm hiểu chú thích. Gv đọc truyện 1 lần, Hs đọc truyện. - Truyện gồm có những phần nào? Gv hướng dẫn hs chú ý các chú thích: Tổ tiên, phúc ấm, tiên vương, ghẻ lạnh, sơn hào hải vị, quần thần HĐ2: Tìm hiểu văn bản. HS HĐ nhóm: Câu hỏi 1 Sgk. Nhóm 1: Hoàn cảnh vua Hùng chọn người nối ngôi? Nhóm 2: Vua Hùng chọn người nối ngôi với ý định ra sao? Nhóm 3: Vua Hùng chọn người nối ngôi bằng hình thức gì? (Các nhóm trình bày, cả lớp bổ sung, Gv nhấn mạnh). - Hs cùng thảo luận: Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? - Hoạt động nhóm: (3 nhóm). Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời đất? ( Hs – nhóm trình bày -> Gv nhận xét). Hs nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”? HĐ3: Gv hướng dẫn Hs đọc phần ghi nhớ, Hs học thuộc. HĐ4. Luyện tập. + Hoạt động nhóm: Câu 1 ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. + Đọc truyện này em thích nhất là chi tiết nào? Vì sao? I. Đọc và tìm hiểu bố cục: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Vua Hùng cho người nối ngôi: - Hoàn cảnh: Giặc đã yên, vua đã già muốn truyền ngôi. - ý của vua: Phải nối chí vua, không là con trưởng. - Hình thức: Thử tài. => Vua là người yêu dân, yêu nước, kính trọng tổ tiên. 2. Lang Liêu được thần giúp đỡ: - Chàng là người “thiệt thòi nhất...” - Chăm lo việc đồng áng, gần dân. - Hiểu được ý thần (không gì quý bằng hạt gạo). - - Thực hiện được ý thần (lấy gạo làm bánh lễ TV). 3. Lang Liêu được nối ngôi vua: Hai thứ bánh: + Có ý nghĩa thực tế (quý hạt gạo trọng nghề nông). + Có ý tưởng sâu xa (tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài) => Hợp ý vua, tài đức con người nối chí vua. 4. ý nghĩa của truyện: - Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy. - Đề cao nghề nông và sự thờ kính trời đất tổ tiên. * Ghi nhớ: Sgk III. Luyện tập: 4. Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. 5. Dặn dò: Học bài + làm bài tập câu 4, 5. Soạn bài “Từ và cấu tạo...”. --------------------------------------------------------- Tiết: 3 Từ và cấu tạo của từ tiếng việt NS: 30.8 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được thế nào là từ, những đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là: + Khái niệm về từ. + Đơn vị cấu tạo từ (tiếng). + Các kiểu cấu tạo (từ đơn/từ phức; từ ghép/ từ láy). Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Lập DS từ và tiếng trong câu (VD1). GV giúp hs nhớ lại kiến thức ở bậc tiểu học về tiếng và từ. + Xét xem trong câu “Thần dạy dân.......ở” có bao nhiêu tiếng? Bao nhiêu từ? (9từ, 12tiếng) HĐ2: Phân tích đặc điểm của từ. + Tiếng dùng để làm gì? + Từ dùng để làm gì? + Khi nào tiếng có vai trò là từ? (có nghĩa) => Từ là gì? Hs trả lời. GV chốt ý. HĐ3: Phân loại các từ: GV hướng dẫn hs trả lời câu hỏi sgk, kẻ bảng phân loại. Hs thực hiện mục 1: Tìm từ 1 tiếng và 2 tiếng có trong câu Vd sgk và ghi vào các cột theo bảng mẫu. + Từ đơn là gì? Hs cho VD về từ đơn. + Từ phức là gì? VD về từ phức. HĐ 4: Phân biệt từ ghép từ láy. + HS xác định từ ghép trong câu trên -> từ ghép là gì? + Xác định từ láy trong câu VD? + Từ láy là gì? HĐ5: Gv chốt lại những kiến thức. Hướng dẫn Hs làm bài tập. + HS làm bài tập 1, Bt 2 (Hoạt động nhóm BT1, mỗi nhóm mỗi câu: a, b, c). HS lên bảng làm bài. Gv sửa bài, cho điểm. I. Từ là gì? - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. II. Từ đơn và từ phức: Từ đơn: Từ chỉ gồm một tiếng. Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng. - Từ ghép: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. - Từ láy: Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. * Ghi nhớ II. Luyện tập: Bài1. Nguồn gốc, con cháu-> từ ghép. Đồng nghĩa: con cháu, cội nguồn. Bài 2: - Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh chị.... - Theo thứ bậc: Bác cháu, chị em..... 4. Củng cố: Từ là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức? Phân biệt từ ghép và từ láy? 5. Dặn dò: Học bài + làm bài tập 3, 4. Xem, tìm hiểu bài “Giao tiếp văn bản”. --------------------------------------------------------- Tiết: 4. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt NS: 30.8 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: - Huy động kiến thức của Hs về các loại văn bản mà Hs đã biết. - Hình thành sơ bộ các khaí niệm: Văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu -> Hình thành khái niệm Vb, mục đích giao tiếp. GV hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi: - Muốn khuyên nhủ bạn 1 điều gì mà cần biểu đạt cho bạn biết, em làm thế nào? (Nói hay viết cho bạn biết, giữa em và bạn có sự giao tiếp) - Giao tiếp là gì? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu em phải làm Ntn? HS: Trả lời. Gv: Văn bản là gì? (Hs trả lời, Gv chốt, ghi). - Hs đọc câu ca dao (1 trong Sgk -> Tìm hiểu tính chất của văn bản. Hs trả lời các câu hỏi). HĐ2: Mở rộng (d, đ, e), (thực hiện hoạt động nhóm). HĐ3: Thực hiện mục 2 I. + Gv hướng dẫn cho Hs nêu Vd về mỗi phương thức biểu đạt (bảng kẻ ô). + Gv: Có những kiểu văn bản phương thức biểu đạt thường gặp nào? (Hs trả lời, Gv chốt). + Gv: Văn bản “Con rồng, cháu tiên; bánh chưng, bánh giầy” thuộc kiểu văn bản nào? HS trả lời. GV chốt. HĐ4: Thực hiện bài tập trang 17. - BT1: + GV: Gọi Hs đọc từng Vd. + HS: Thực hiện. + Gv: Xác nhận đúng, sai. - BT2: Hs thực hiện, Gv dẫn dắt vào “Bài 2 tiết 4. Tìm hiểu chung và văn tự sự”. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 1. Văn bản và mục đích giao tiếp: - Giao tiếp: Là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. - Văn bản: Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản: Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. II. Luyện tập: Bài 1. Đơn xin sử dụng sân vận động. Tự sự; Mtả; Biểu cảm; N/luận; T/minh. Bài 2. tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, T/m. 4. Củng cố: Giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Nêu các kiểu văn bản? 5. Dặn dò: Học bài + soạn bài “Thánh gióng”. ---------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan01.doc
Giáo án liên quan