A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được:
- Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
* Kĩ năng: Rèn kỹ năng kể truyện.
* Thái độ: trân trọng, yêu quý sức lao động con người.
B. Phương pháp chính
- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
- Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV,
- Tranh Lang Liêu dâng lễ vật cúng Tiên Vương
- Học sinh: Vở ghi, soạn bài, SGK.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
158 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung ghi bảng
GV giới thiệu các hoạt động Ngữ văn trong chương trình: sưu tầm các bài ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện, sách, báo ở địa phương, tập làm thơ, ngâm thơ, kể chuyện.
GV chia lớp thành các nhóm và thảo luận nội dung đã chuẩn bị về bài kể chuyện và dựng hoạt cảnh.
? Nêu những yêu cầu đối với người kể chuyện. (Về câu chuyện lựa chọn, cách kể, tư thế, tác phong...)
? Thực hành kể chuyện trên lớp.
? Dựa vào sự phân công phần chuẩn bị nội dung dựng hoạt cảnh, các nhóm sẽ trình bày phần thực hành trên lớp.
GV nhận xét phần chuẩn bị cũng như thực hành trên lớp của các nhóm. Khuyến khích động viên các em tập kể ở nhà nhiều hơn để rèn luyện kĩ năng nói.
I. Chuẩn bị
- Tập kể trong nhóm.
- Chọn nội dung văn bản phù hợp để dựng hoạt cảnh.
II. Thi kể chuyện
1. Yêu cầu
- Chọn câu chuyện mình tâm đắc nhất thuộc một trong số những thể loại đã học.
- Kể chuyện chứ không đọc thuộc lòng (có ngữ điệu, có động tác, biết nhấn giọng).
- Tư thế kể đàng hoàng, chững chạc mắt hướng nhìn vào mọi người, tiếng nói đủ nghe, phát âm đúng.
- Biết mở đầu và kết thúc câu chuyện sau khi đã kể xong.
2. Thực hành kể chuyện
- Đại diện các nhóm lên trình bày câu chuyện.
- Các nhóm khác nghe, bổ sung và góp ý cho phần kể của bạn.
3. Thi dựng hoạt cảnh.
- Các văn bản có thể sử dụng để dựng hoạt cảnh:
+ Thầy bói xem voi
+ ếch ngồi đáy giếng.
+ Treo biển.
+ Lợn cưới, áo mới.
IV. Nhận xét
* HĐ 3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản cần nắm vững.
- Ôn lý thuyết, học thuộc các ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài chương trình địa phương.
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Soạn: 16.12.2011
Tiết 70: Chương trình Ngữ văn địa phương (tiết 1)
(Phần Tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt
Học sinh:
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.
- Có ý thức viết đúng chính tả khi viết và phát âm chuẩn khi nói.
B. Phương pháp chính
- Đàm thoại gợi mở, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án
- Học sinh: Đọc và làm các bài tập trong SGK
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1 Tổchức:
Ngaứy giaỷng
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
Tên HS được KT
Điểm
3. Bài mới ( Giới thiệu bài)
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn những điểm sai
- Học sinh làm vào vở đ trả bài, giáo viên chữa đúng
? Học sinh làm bài tập và chữa đúng
Giáo viên đọc, học sinh chép vào vở, gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài tập.
? Chính tả: nghe- viết.
Cho HS những bài tập luyện viết đúng các phụ âm đầu, vần, thanh điệu
1. Điền ch/tr, s /x, r/d /gi, l /n vào chỗ trống
- ái cây, ờ đợi, uyển chỗ, ải qua, ôi ảy, ơ trụi, nói uyện, ương trình, ẻ tre.
- ấp ngửa, ản uất, ơ sài, ung kích, cái ẻng, xuất hiện, chim áo
âu bọ, ua đuổi, bổ ung
- ũ rượi, ắc rối, iảm giá, iáo vụ, iang sơn, au diếp, ao kéo, iáo mác,
- ạc hậu, ói liều, gian an, ...ết na, ương thiện, ruộng ương, én lút, bếp úc, ỡ làng
2. Lựa chọn điền vào chỗ trống
a. Vây, dây, giây
ây cá, sợi ây, ây điện, iây phút
b. Viết, giết, diết
iết giặc, da iết, chữ iết
c. vẻ, dẻ, giẻ
hạt ẻ, ẻ vang, iẻ lau, mảnh ẻ, ẻ đẹp, iẻ rách
3. Chọn s, x điền vào chỗ trống
Bầu trời ám xịt như à xuống át mặt đất, ấm rền vang, chớp loé áng rạch é cả không gian. Cây ung già trước cửaổ trút lá theo trận, trơ lại những cành ơ ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trời mưa dông ầm ập đổ, gõ lên mái tôn loảng oảng.
Chữa:
Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất, sấm rền vang, chớp loé sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc
4. Điền từ thích hợp có vần “ uôc, uột”
Thắt lưng bụng, miệng nói ra, cùng một , con bạch , quả dưa , con chẫu
Chữa: Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một duộc , con bạch tuộc, quả dưa chuột, con chẫu chuộc
5. Viết hỏi hay ngã ở chữ gạch chân?
Ve tranh, biêu quyết, dè biu, bun rủn, dai dăng, tương tượng, cô lỗ
6. Viết chính tả
Các em yêu mến! Hãy nghĩ xem, còn gì sung sướng hơn được làm lụng đổ mồ hôi trên đất nước của Tổ Quốc liền một khối từ Lạng Sơn đến cà mau, đất nước mà hiện giờ ta đang phải lấy cả máu mình để bảo vệ; Còn gì sung sướng hơn được nói, viết, học tiếng Việt, tâm hồn ta gắn làm một với tinh hoa tiếng Việt Nam yêu quý. (Theo Xuân Diệu)
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ dạy, sửa lỗi thường có của học sinh
- Ôn lại luật chính tả
- Tập viết đoạn văn, chú ý lỗi chính tả
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Tuần 19
Soạn:19.12.2011
Tiết 71. Chương trình Ngữ văn địa phương (Tiết 2)
(Phần Văn và Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Kết hợp với phần văn học để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn học địa phương từ đó thêm yêu quý quê hương.
- Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian.
B. Phương pháp chính
- Đàm thoại gợi mở, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
- Giáo viên: sưu tầm một số tư liệu, truyện dân gian địa phương Phú Thọ
- Học sinh: Chuẩn bị một truyện dân gian, thơ ca của địa phương.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
* HĐ 1: Khởi động
1. Tổ chức:
Ngaứy giaỷng
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới (Giới thiệu bài):
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
1. Tập viết chính tả
* Giáo viên đọc, học sinh chép vào vở:
“ Ngày mùa quê em thật rộn ràng. Từ sáng tinh mơ, bà con nông dân, nhà nào nhà nấy, vợ chồng con cái tấp nập ra đồng. Trên cánh đồng lúa chín vàng suộm, tiếng liềm hái đưa xoèn xoẹt. Từng hàng nón trắng lấp lánh. Bên bờ mương, mấy chiếc máy tuốt chạy hết công suất. Thóc chảy rào rào, rơm bay phùn phụt. Cậu Chín điều khiển máy, mặt mũi đỏ ửng, mồ hôi nhễ nhại, luôn tay bón lúa vào miệng máy. Mùi thơm của rơm, của lúa nồng nàn”
* Kiểm tra một số bài viết của HS, nhân xét và sửa lỗi.
2. Kể một truyện dân gian địa phương, sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện
3. Giới thiệu 1 số trò chơi hoặc tiết mục văn nghệ địa phương
- Trò chơi dân gian: chọi trâu, cướp phết (Hiền Quan), đấu vật, chơi đu
- Cách hát các làn điệu dân ca ở địa phương: các bài dân ca xoan ghẹo.
4. Sưu tầm các truyện dân gian, thơ ca dân gian ở địa phương: giáo viên thu và chấm điểm.
* HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống, đánh giá, khái quát 2 tiết chương trình ngữ văn địa phương
- Tập viết chính tả đúng luật, tập viết các đoạn văn ttự sự ngắn, sưu tầm các truyện dân gian.
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Soạn:19.12.2011
Tiết 72. Trả bài kiểm tra học kỳ I
Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh:
- Nhận xét, đánh giá ưu- khuyết điểm của mình trong bài kiểm tra. Tự kiểm tra các lỗi trong bài làm. Tổng kết phương pháp học môn Ngữ văn.
B. Phương pháp chính
- Đàm thoại gợi mở, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài kiểm tra học kì
- Học sinh: Vở, SGK.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
* HĐ 1: Khởi động
1. ổn định:
Ngaứy giaỷng
Sĩ số
HS vắng
2. Kiểm tra:
3. Bài mới ( Giới thiệu bài):
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng
- Học sinh đọc đề bài và gạch chân các từ ngữ quan trọng
? Cần phải xây dựng đoạn văn có bố cục như thế nào.
? Giải thích nội dung câu thành ngữ bằng mấy ý.
? Lập dàn bài đối với đề bài nêu trên.
GV trả bài cho HS theo dõi nhận xét bài làm của mình.
Kết quả: > Tb: 42, Giỏi: 9
< Tb: 4
HS trao đổi bài của nhau để đọc và phát hiện lỗi trong bài viết của bạn.
Nhận xét, sửa lỗi
I. Đề bài
Câu 2 (8 đ)
1. Hãy giải thích thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” bằng một đoạn văn (2đ)
2. Hãy nhập vai bác tiều phu trong truyện “Con hổ có nghĩa” để kể lại câu chuyện ấy? (6đ)
II. Lập dàn bài
Câu 2.1:
- HS cần chỉ biết cách viết đoạn văn có đủ cấu tạo: câu mở đoạn, thân đoạn và câu kết đoạn.
- Giải thích được nội dung của câu thành ngữ: rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn cùng tên; phê phán thói kiêu căng, tự phụ, coi mình là hơn tất cả; rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3:
a, Mở bài: Giới thiệu được bản thân và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
b, Thân bài: Kể lại được câu chuyện theo trình tự xuôi hoặc ngược
- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
- Những hành động và việc làm của con hổ và bản thân.
- Kết thúc câu chuyện (hổ nhớ ơn và mỗi khi kiếm được mồi ngon là lại mang tới biếu.
c, Kết bài: Nêu được ý nghĩa từ câu chuyện (bài học).
III. Nhận xét ưu khuyết điểm
- Ưu điểm: đã biết cách làm bài kể chuyện tưởng tượng, có cố gắng dành thời gian làm bài.
- Nhược điểm: chưa biết sắp xếp các chi tiết theo trình tự lô gíc, chi tiết kể chưa thật hợp lí. Kể còn sơ sài. Còn làm sai yêu cầu đề...
IV. Sửa lỗi
* HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống, đánh giá, khái quát chương trình ngữ văn kì I
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Hết học kỳ I
File đính kèm:
- van 6 ki 1.doc