1. MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu
a) Kiến thức: Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử ca ngợi người anh hùng làng Gióng có công đánh giặc cứu nước. Thể hiện khao khát của nhân dân về sức mạnh phi thường, về người anh hùng bảo vệ đất nước.
b) Kĩ năng: rèn HS kĩ năng kể chuyện, tóm tắt truyện,tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
c) Giáo dục (Thái độ): tinh thần tự hào dân tộc, yêu kính những người có công bảo vệ đất nước.
2. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Tranh, Bảng phụ.
- Học sinh: Vở, SGK, vở BT, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đọc văn bản, phát vấn, thảo luận nhóm.
13 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øng từ mượn.
- Chuẩn bị: Nghĩa của từ.
- Xem trước nội dung bài học và bài tập, xem trước các từ khó ở văn bản bài 10, 11.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết : 7 , 8
Ngày dạy:
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU: Gíup học sinh
a) Kiến thức: Hiểu được thế nào là văn tự sự và mục đích giao tiếp của văn bản tự sự. Bước đầu phân tích được các sự việc trong văn tự sự.
b) Kĩ năng: Rèn Hs ý thức dùng đúng kiểu văn bản tự sự cho mục đích kể chuyện.
c) Thái độ:HS ý thức lựa chọn chi tiết, sắp xếp chi tiết trong văn tự sự.
2.CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo,SGK,bảng phụ, vở bài tập.
+ Học sinh: Vở, SGK, dụng cụ học tập, vở bài tập, bảng phụ.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Suy luận, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt.
1.(?) Thế nào là văn bản?(7đ).
=> Văn bản: chuỗi lời nói, chuỗi câu có chủ đề, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp mục đích giao tiếp.
(?) Tại sao khẳng định câu ca dao sau đây là văn bản?(3 đ).
“ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ.
Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh”
=> Vì có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh
2. (?) Kể tên các kiểu văn bản thường gặp?(7đ)
Có 6 kiểu :
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Hành chính - công vụ
+ Mỗi kiểu văn bản thực hiện mục đích riêng.
(?) Câu ca dao sau đây thuộc văn bảng gì ?(3 đ).
“ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ.
Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh”
=> Biểu cảm
4.3. Giảng bài mới: Trong cuộc sống có lúc chúng ta kể cho nhau nghe chuyện hay sự việc nào đó. Đó là ta đã dùng văn bản tự sự để thực hiện mục đích giao tiếp .Để hiểu rõ thế nào là văn bản tự sự. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tiết 1:
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung: Trả lời câu hỏi tình huống.
GV treo bảng phụ ghi VD SGK/27
@ Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm đôi câu hỏi phần I mục 1 (SGK/27)
+ Hằng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào?
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm
? Gặp trường hợp như thế theo em,người nghe muôn biết điều gì người trả lời những câu hỏi này phải làm gì?
=> Gặp trường hợp đã nêu người nghe muốn biết một câu truyện , một nhân vật , một sự việc nào đó và người kể phải nói rõ câu câu chuyện đó , nhân vật đó sự việc đó.
(?) Qua các trường hợp này, em hiểu tự sự đáp ứng nhu cầu gì cho con người?
=> Mong muốn được nghe kể một câu chuyện .
Biết rõ sự việc
Hiểu rõ về con người.
(?) Tự sự là gì?
Hoạt động 2: Đọc và nghe truyền thuyết Thánh Gióng. Gíao viên cho HS thảo lụân nhóm 4 ( Nhóm 2 đại diện trình bày).
? Trong văn bản Thánh Gióng đã học, em hãy liệt kê các chi tiết chính? (GV cho HS kể theo các sự việc chính )
+ Sự ra đời kì lạ.
Giặc Aân xâm lược.
Gióng trưởng Thành.
Gióng ra trận đánh tan giặc.
Gióng bay về trời...
à Các em vừa kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này tiếp diễn sự việc khác.
? Vậy mở đầu là sự việc nào?
? Kết thúc là sự việc nào?
? Theo em phương thức tự sự là gì?
èTrình bày(Kể lại)một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đếnsự việc khác rồi kết thúc.
? Sau khi tìm hiểu các chi tiết trong truyện Thánh Gióng em hãy cho biết truyện đã thể hiện những nội dung gì
(?) Truyện muốn nói về ai? Ở thời nào, làm việc gì? Diễn biến của sự việc, kết quả ra sao? Giải thích sự việc gì?
=> Nhân vật Gióng, thời Hùng Vương thứ Sáu, sinh ra 3 tuổi không biết nói, biết cười, biết đi – nghe giặc cất tiếng đòi đi đánh giặ, yêu cầu rèn vũ khí => lớn nhanh, thành tráng sĩ => đánh tan giặc => bay về trời=> truyền thống đánh giặc giữ nước.
(?) Vì sao nói chuyện Thánh Gióng ca ngợi công đức vị anh hùng làng Gióng?
=> Quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành Thành của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
(?) Qua văn bản em hiểu được vì sao dân tộc ta tự hào về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.Vậy mục đích giao tiếp của tự sự là gì? Tự sự có vai trò gì?
=> Giải thích sự việc => nêu ý nghĩa
Tìm hiểu về con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê.
GV hệ thồng kiến thức học sinh đọc ghi nhớ
@ Tiết 2:
Hoạt động 3:HDHSthảo luận phần luyện tập
- Giáo viên chia nhóm , giao bài tập cho từng nhóm thảo luận , đại diện trình bày các nhóm nhận xét bổ sung , giáo viên nhận xét.
+ HS đọc bài tập 1.
@ Chuyện kể gì? Nhận xét về phương thức? Ý nghĩa câu chuyện?
@ Học sinh đọc bài tập 2
@ Bài thơ có phải tự sự không? Vì sao? ? Kể lại câu chuyện bằng miệng?
@ Học sinh đọc hai văn bản của Bài tập 3.
@ Hai văn bản có nội dung tự sự không? Vì sao?
@ Vai trò của văn bản tự sự.
Bài tập 4: Học sinh kể, yêu cầu đảm bảo các chi tiết.
@ Học sinh đọc bài tập 5.
@ Bạn Giang có nên kể một vài thành tích của bạn Minh không?
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phươngthức tự sự:
- Phương thức tự sự dùng để trình bày(Kể lại)một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
- Thể hiện một ý nghĩa
- Giải thích sự việc, tìm hiểu về con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê.
Ghi nhớ: SGK/28
II. Luyện tập:
1) Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già: mệt, kiệt sức, chán nản, gọi thần chết; khi thần chết đến lại đổi ý.
- Kiểu tự sự mang tính hóm hỉnh.
- Ý nghĩa: Ca ngợi trí thông minh, biến hóa linh hoạt của ông già; cầu được, ước thấy; tư tưởng yêu cuộc sống dù hoàn cảnh nghèo khó, kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
2) Đây là bài thơ tự sự. Kể về một sự việc có đầu- đuôi-nhân vật – chi tiết cụ thể: Bé Mây rủ mèo con bẫy chuột bằng cá nướng thơm lừng treo lửng lơ trong cạm sắt. Cả bé và mèo đều nghĩ bọn chuột tham ăn mà mắc bẫy. Đêm ấy Mây mơ thấy chuột bị sập bẫy đầy lồng, chúng khóc lóc xin tha mạng. Sáng hôm sau, khi xuống bếp chuột không thấy, cá cũng không còn, ở giữa lồng, mèo cuộn tròn ngáy khò.
3) Hai văn bản đều có nôi dung tự sự.
a. Văn bản Huế: khai mạc trại điêu khắc Quốc tế lần 3, kể lại sự việc về trại điêu khắc quốc tế lần 3: Thời gian khai mạc, thành phần tham gia, thời gian bế mạc, mục đích trại.
b. Văn bản: Người Aâu lạc đánh tan quân Tần xâm lược là đoạn lịch sử kể lại quá trình người Aâu Lạc đánh tan quân Tần – Thời gian xâm lược – lực lượng quân giặc.
Vai trò: Giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
4) Xưa có vị thần tên Lạc Long Quân, con thần Long Nữ, nòi Rồng, ở dưới biển, sức khoẻ phi thường, nhiều phép lạ, giúp dân diệt yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi Lạc Long Quân gặp Aâu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông, ở trên cạn, là một người con gái xinh đẹp tuyệt trần thì kết duyên thành vợ chồng Aâu Cơ có mang sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con trai đẹp đẽ khoẻ mạnh. Do không quen sống trên cạn, Lạc Long Quân bàn với Aâu Cơ chia con, 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển khi có việc thì giúp đỡ nhau. Người con trưởng theo mẹ được làm vua hiệu là Hùng Vương. Từ đó người Việt Nam xem mình là con Rồng, cháu Tiên.
5) Giang nên kể vài thành tích của Minh để thuyết phục lớp.
a) Chăm học: Suốt năm không đến lớp trễ, không bỏ học; vào lớp luôn chuẩn bị bài đầy đủ.
b) Học giỏi: Lớp Năm đậu thủ khoa kì thi hết cấp 1, được giấy khen của Phòng Giáo dục, của trường.
c) Bạn bè: Không kiêu căng, gần gũi, hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ bạn yếu cùng vươn lên.
4.4. Củng cố và luyện tập:
(?)Văn tự sự là gì?
=> Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
(?) Các ví dụ sau văn bản nào là tự sự?
A. Thánh Gióng (chọn) B. Cô Tô. C. Đơn xin phép. D. Biên bản sinh hoạt.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài: học thuộc ghi nhớ
Làm bài tập hoàn chỉnh trong VBT, chuẩn bị một câu chuyện để tiết sau kể.
Chuẩn bị: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Xem kĩ nội dung bài học, bài tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 2.doc