Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tổng hợp một số câu hỏi đọc - hiểu văn bản - Võ Đức Hồng Nghiệp

Câu 1 : Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt lại các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn:

 "Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại"

Câu 2 : Hãy chỉ ra và phân tích phép tu từ được sử dụng để tạo tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật trong câu ca dao sau:

 - Cày đồng đang buổi ban trưa

 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

 - Áo chàm đưa buổi phân ly

 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Câu 3 : Điền l hay n thích hợp vào đoạn thơ sau :

Quê ngoại

 .ắng chiều ở quê ngoại

 Óng ả vàng ngọn chanh

 .ích chích trên cành khế

 Tiếng chim trong .á xanh

 Rất nhiều hoa cỏ .ạ

 Thoang thoảng hương trên đồng.

 (Theo Phạm Thanh Chương)

- Trình bày nội dung của bài thơ.

- Từ bài thơ hãy viết đoạn văn (trong 8 câu văn) về vẻ đẹp quê em .

Câu 4 : Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy:

- Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

- Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.

- Chao ôi vui như thấy nắng giòn ta sau kì mưa dầm, vui như nối lại giấc chiêm bao đứt quãng. (Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân).

Câu 5 : Có đoạn văn nháp của học sinh viết:

".Cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách háo những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy".

Hãy chỉ ra lỗi sai về: ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic và sửa lại cho đúng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tổng hợp một số câu hỏi đọc - hiểu văn bản - Võ Đức Hồng Nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu?” (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ) Được sống là mình toàn vẹn ở đây là sống như thế nào? Anh ( chị)có đồng ý với lời khuyên của Đế Thích không? Vì sao? Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người đã lựa chọn cách sống của Trương Ba nhưng cũng không ít người sống theo quan điểm của Đế Thích. Anh (chị)hãy phân tích ngắn gọn một vài ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 25 : Đọc và phát hiện các lỗi về chính tả,dùng từ,lập luận, lô gic trong đoạn văn bản dưới đây? Trong bài thơ “Việt Bắc”, thể thơ lục bát đã phát huy được thế mạnh rõ dệt. Tính dân tộc của bài “Việt Bắc” trước hết bộc lộ ra ở thể loại thơ. Những câu thơ lục bát uyển truyển, nhịp nhàng, cân đối phù hợp với dọng tâm tình ngọt ngào, ra riết. Tính dân tộc ở “Việt Bắc” còn biểu hiện ở chủ đề , cảm hứng chủ đạo: bài thơ đề cập đến vấn đề trọng đại của dân tộc, bộc lộ niềm tự cao, niềm vui chiến thắng của cả dân tộc sau chín năm kháng chiến chường kì. Đồng thời những hình ảnh, vật liệu được xử dụng trong bài thơ cũng mang đậm nét chuyền thống, gần gũi với tình cảm, cách nghĩ của dân tộc: “Chiếu nga Sơn, gạch Bát Tràng – Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” Câu 26 : Đọc đoạn văn bản dưới đây cho biết đoạn trích thuộc loại văn bản nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn bản? Đặt tên cho đoạn văn bản đó : “ Đó là tính đến năm 3013, mức hưởng thụ bình quân của người dân Việt Nam mới chỉ đạt 3,2 bản sách/người (kể cả sách giáo khoa). Còn theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm tại thư viện. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản sách/người. Khảo sát của Thư viện Quốc gia Việt Nam cho thấy, bạn đọc của Thư viện chỉ chiếm khoảng 8-10% dân số. Có khoảng 30 nghìn bạn đọc thường xuyên đăng ký đọc tại trụ sở, còn thư viện cấp tỉnh chỉ khoảng 1.000-2.000 bạn đọc. Con số đó tại các thư viện cấp huyện, xã còn thấp hơn nhiều: 5-600 và 1-200. Ở nông thôn, miền núi, thậm chí còn thấp hơn.” (Theo Dân trí , Ngày sách Việt Nam, 21.4.2014) Câu 27 : Phát hiện những biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn văn sau và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó : “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...”- (Ngữ văn 12, Tập 2,NXB Giáo dục, 2008) Câu 28 : Đọc và phát hiện các lỗi về chính tả, dùng từ, lập luận, lô gic trong đoạn văn bản dưới đây? Trong bài thơ “ người lái đò sông đà”, dưới cái nhìn của Nguyễn tuân,con sông đà vốn vô chi, vô rác, bỗng trở nên sông động như một nhân vật. Sông đà cũng như bao giòng sông khác, vậy dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ họ nguyễn, sông đà như một sinh thể có cá tính, có tâm trạng với hai nét tính cách độc lập hung bạo và trữ tình. Giòng sông vừa hung bạo vừa dữ tợn ấy , được nguyễn tuân nhìn với diện mạo kẻ thù số một của con người. Nó hung bạo và dữ dằn vì những khúc sông hẹp và tối , ghê rợn như cửa ngõ xuống âm phủ, lại cả những hút nước như những cái bẫy chết người rải rác trên sông, rồi những ghềnh thác dài hàng cây số, lúc nào cũng như muốn đòi nợ xuýt tính mạng bất cứ người lái đò nào đi ngang qua đấy ” Câu 29 : Đọc đoạn văn bản dưới đây cho biết đoạn trích thuộc loại văn bản nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn bản? Đặt tên cho đoạn văn bản đó : “Với tư cách là người đứng đầu ngành Giáo dục, lẽ ra tôi phải trực tiếp báo cáo trước UBTVQH, nhưng vào thời điểm đó tôi đang đi công tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á. Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Còn con số 34.000 tỷ đồng nói trên là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau dựa theo các nội dung của Nghị quyết TƯ 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo..” ( Việt báo.com - Ngày 20 tháng 4 năm 2014 Câu 30 : Phát hiện những biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn văn sau và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó : “ Sáng tác của Thạch Lam không chỉ hấp dẫn người đọc bởi ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn bởi giọng điệu thủ thỉ tâm tình, chất thơ bàng bạc trên từng trang văn. Ba truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa", "Hai đứa trẻ" và Dưới bóng hoàng lan" là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả: Truyện không có cốt truyện, mạch đi của truyện là dòng chảy tâm trạng với những biến thái tinh vi, chất trữ tình và hiện thực đan cài, đằng sau tác phẩm thấp thoáng một cái tôi giàu lòng nhân hậu......”- (Ngữ văn 12,Tập 2,NXB Giáo dục, 2008 ) Câu 31 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:    [...] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn. Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề. [...]  (Thạch Lam, Nắng trong vườn, NXB Đời nay, 1983)   a)  Phương thức diễn đạt trong đoạn văn trên có điểm gì nổi bật? Cách diễn đạt đó đem lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn?   b) Viết một đoạn văn ngắn khoảng (150 - 200) từ trình bày cảm nhận của Anh/Chị về đoạn văn trên? Câu 32 :Đọc văn bản sau : Nhớ bản sương giăng , nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua ,lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên) Trả lời các câu hỏi a.Thể loại của văn bản trên? Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b.Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng. c.Nội dung khái quát của văn bản. Câu 33 : Đoạn văn dưới đây có mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả và ngữ pháp, anh (chị) hãy chỉ ra những chỗ bị sai đó. Chiến và Việt là hai khúc sông thuộc hạ nguồn của giòng sông truyền thống gia đình. Khúc sông ấy được bồi đắp phù sa từ truyền thống của những thế hệ đi trước như ba, má, chú Năm,..Hai chị em được di truyền lòng yêu nước từ khi còn nhỏ, cả hai đều giành đi đánh giặc. Qua đoạn trích "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi, cho ta thấy được điều đó. Câu 34 : Đọc văn bản sau: (Theo phapluatvadoisong.com, ngày 20/3/2014) a) Cho biết thể loại của văn bản trên. (0,25 điểm) b) Nội dung văn bản ấy đề cập đến là gì ? (0,25 điểm) c) Hãy đặt tựa đề cho văn bản ấy. (0,25 điểm) Câu 35 : Đọc khổ thơ dưới đây: “Đêm nay trăng đang rằm Trăng như cái mâm con Ai treo ông cao thế Ông nhìn đàn em bé Muốn khoe có mặt tròn” (Trông trăng – Trần Đăng Khoa) Hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ trên ? Nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ. Câu 36 : Hãy chỉ ra những chỗ bị sai về chính tả, dùng từ, ngữ pháp trong đoạn văn sau. “Đàn ghi ta của Lor - ca” là một thi ca tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ là sự tri âm của tác giả dành cho người nghệ sĩ tài hoa, giàu khát vọng nhân văn. Nỗi niềm của Thanh Thảo cũng là nỗi niềm chung của những ai yêu cái đẹp, tự do, sự tiếng bộ. Tuy nhiều hình ảnh trong bài thơ mang dấu ấn thơ tượng trưng mà nó từ lâu đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Câu 37 : Đoạn văn sau được viết theo thể loại gì ? Nó đề cập đến nội dung gì ? Hãy đặt tựa đề cho đoạn văn ấy. Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòiMột phần hơi nước còn do động, thực vật thải ra, kể cả con người. Tuy nhiên, nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển vẫn là nước trong các biển và đại dương. Do có chứa một lượng hơi nước nhất định, nên không khí có độ ẩm. Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí là ẩm kế. (Địa lí 6, Nxb GD, trang 61, năm 2002) Câu 38 : Hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? Nêu tác dụng của chúng trong hai câu thơ. “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay” (Ong và mật - Chế Lan Viên) Câu 39 : Chỉ ra chỗ sai trong văn bản sau và sửa lại cho đúng. Nội dung của văn bản này nói về điều gì ? Hãy đặt tên cho văn bản. Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây.Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Mùa hè cũng là mùa lá rụng. Mùa hè cũng là khoảng thời gian lũ học trò được nghỉ ngơi sau một năm căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng mùa hè với học trò cuối cấp thật buồn đến lạ. Tuổi học trò của chúng tôi sẽ mãi mãi chỉ còn là kỷ niệm. Mai này áo trắng, tuổi thơ và những kỷ niệm sẽ chỉ còn trong ký ức mang theo suốt cả cuộc đời. Câu 40 : Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

File đính kèm:

  • docTONG HOP DE THI DOC HIEU VAN 12.doc