Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 113: Thuốc (Lỗ Tấn)

Lỗ Tấn(1881 -1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 13 tuổi ông chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc, Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc để chữa bệnh cho những người nghèo như cha mình.

Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc: hàng hải, khai đỏ rồi chuyển sang nghề y. Đang học nghành y ở Nhật, một lần xem phim ông thấy những người Trung quốc khỏe mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật. Ông giật mình nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chữ chạy. Con đường gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc.

Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn (Quách Mạc Nhược). Ông được tôn vinh là Linh hôn dân tộc. Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân để mọi người tìm cách chạy chữa, tự phấn đấu vươn lên. Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện, Cố hương .

Bước 2: tìm hiểu tác phẩm

 

docx6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 113: Thuốc (Lỗ Tấn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 113 THUỐC ~~~Lỗ Tấn~~~~ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Về kiến thức Giúp học sinh hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trang mê muội của người Trung Hoa trước Cách mạng Tân Hợi ( 1911) cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ Nắm được tính cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng trong truyện ngắn Lỗ Tấn Về kĩ năng Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại ( văn bản tự sự, truyện dịch) Về thái độ Giáo dục thái độ trân trọng, yêu mến nhà văn Lỗ Tấn và các sáng tác của ông. Bồi dưỡng học sinh nhận thức đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt nỗi niềm đau thương mất mát với những mê muội, có tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên SGK, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo 1 số tranh ảnh liên quan đến nhà văn Lỗ Tấn Học sinh Vở soạn, sgk, đọc và trả lời các câu hỏi TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ Tiến trình bài dạy *Lời vào bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung *Phương pháp: Thuyết giảng, phát vấn, gợi tìm Bước1: tìm hiểu tác giả GV? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Lỗ Tấn Hs: Trả lời GV Thuyết giảng Lỗ Tấn(1881 -1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 13 tuổi ông chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc, Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc để chữa bệnh cho những người nghèo như cha mình. Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc: hàng hải, khai đỏ rồi chuyển sang nghề y. Đang học nghành y ở Nhật, một lần xem phim ông thấy những người Trung quốc khỏe mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật. Ông giật mình nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chữ chạy. Con đường gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc. Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn (Quách Mạc Nhược). Ông được tôn vinh là Linh hôn dân tộc. Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân để mọi người tìm cách chạy chữa, tự phấn đấu vươn lên. Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện, Cố hương. Bước 2: tìm hiểu tác phẩm GV: ? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hs: trả lời GV: thuyết giảng Vào đầu thế kỉ XX Trung Hoa bị các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội trung hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc GV: Gọi một học sinh tóm tắt tác phẩm Hs: trả lời Gv nhận xét và tóm tắt lại -Một đêm mùa thu gần về sáng, lão Hoa đen số tiền vợ chồng dành dụm được ra pháp trường, gặp đao phủ mua một cái bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho thằng Thuyên – con trai lão ăn để chữa bệnh lao. Trời sáng, quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần, mọi người bàn tán về cái chết của tử tù. Tử tù là Hạ Du, một chiến sĩ cách mạng bị xử chém vì chống Nhật. Mọi người cho Hạ Du là thằng điên, thằng khốn nạ và khen Cụ Ba là khôn vì đã tố cáo cháu mình lấy tiền thưởng. Học cũng cho vợ chông lão Hoa may mắn là vì tìm mua được máu để tẩm bánh bao để làm thuốc Tiết thanh minh năm sau, bà Hoa đi thăm mộ con (thằng Tuyên vẫn chết vì bệnh lao dù đã ă bánh bao tẩm máu người). Bà gặp bà mẹ của Hạ Du. Mẹ Hạ Du lúc đấu còn ngại ngùng, nhưng sau đó bà Hoa đã bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho người nghèo, sang cả khu dành cho người chết chếm để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm đọc hiểu văn bản *Phương pháp: phát vấn, gợi tìm, thuyết giảng Bước1: Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm GV:? Nhan đề “Thuốc” có ý nghĩa gì? Hs: trả lời Gv thuyết giảng Nhan đề “ thuốc” nguyên văn là Dược , nhan đề này có nhiều ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc thuốc cho bố Lỗ Tấn và dẫn đến cái chết của ông cụ Tầng nghĩa thứ hai của “Thuốc” là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt khoa học của người Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người và cuối cùng là dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả những người trong quá trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một phương thuốc khác. Tầng nghĩa thứ ba của “Thuốc” là phương thuốc chữa căn bệnh u mê về chính trị của người dân Trung Hoa và căn bệnh xa rời quần chúng của cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cách mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng nhân dân. Thế mà nhân dân lại cho anh là giặc, là thằng điên và mua máu anh tẩm bánh bao. Tuy nhiên Hạ du làm cach mạng nhưng lại xa rời quần chúng, không để cho nhân dân hiểu những gì mình đang làm, ngay cả người mẹ, người chú của anh cũng không hiểu hành động làm cách mạng của Hạ Du. GV: ? Qua nhan đề “Thuốc” và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người em hãy phát biểu chủ đề của truyện ngắn “Thuốc” Hs; Trả lời GV: Chốt ý Bước2: tìm hiểu không gian – thời gian truyện Gv: ? Câu chuyện xoay quanh những địa điểm, không gian, thời gian nào? Hs: Trả lời Gv:? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của truyện? Hs trả lời GV tóm lại Không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm đề góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt là thời gian chuyển từ mùa thu khi chiến sĩ cách mạng Hạ Du bị tử hình sang mùa xuân trong tiết thanh minh khi hai người mẹ đi thăm mộ con. Cái chết của hai con người cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa sống cho một mùa xuân hi vọng. Thời gian nghệ thuật đã thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả Bước3: tìm hiểu nhân vật trong truyện “Thuốc” GV:? Nhân vật quần chúng bao gồm những ai? Họ bàn luận về vấn đề gì? Hs trả lời GV chốt ý GV? Từ sự việc nhân dân kéo nhau đi ra pháp trường xem hành hình tới việc bàn tán trong quá trà lão Hoa cho thấy bộ mặt của quần chúng nhân dân Trung Hoa như thế nào? Hs trả lời GV chốt ý Hình ảnh nhân vật đám đông xuất hiện với đủ mọi tầng lớp, mọi loại người nhưng họ đều có chung một điểm là u mê, dốt nát. Đó là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy cần phải mau chóng tìm ra phương thuốc hữu hiệu để chữa trị cho họ, kéo họ ra khỏi vũng bùn lấy u tối đó, còng nhanh càng tốt. Gv ? Tiểu kết Bằng bút pháp hiện thực nhạy bén và sâu sắc, Lỗ Tấn đã làm hiện ra thực trạng xã hội Trung Hoa đương thời rõ nét, chân thực, đó là một xã hội mà người người còn u mê lạc hậu, do đó ông không ngại ngần phơi bày hiện thực ra trước ánh sáng những mong có thể thay đổi được thực trạng đó bằng liều thuốc tinh thần của mình. I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả - Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân - Quê: Thiệu Hưng – Triết Giang – Trung quốc. - 13 tuổi mồ côi cha - Ông làm nhiều nghề: hàng hải, khai mỏ, nghề y sau cùng là làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào - Quan điểm sáng tác: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thỏa mãn “ ngủ trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ - Tác phẩm chính: 3 tập truyện ngắn, 16 tạp văn, 75 bài thơ, AQ chính truyện – kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới, các tập Gào thét, bàng hoàng, Truyện cũ theo lối mới, hơ chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao. => Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”, được phong tặng danh hiệu “ danh nhân văn hóa nhân loại” 2.Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời - Vào năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong Trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, siinh viên Bắc Kinh bùng nổ) -Tóm tắt: Sgk II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN\ 1.Ý nghĩa nhan đề: “THUỐC” - Là phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người - Là phương thuốc chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Hoa - Là phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ -Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Lỗ Tấn đau trước nỗi đau của dân tộc, nhân dân thì u mê, người cách mạng thì xa rời quần chúng, tuy nhiên trong nỗi đau đó vẫn chứa chan một niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai của tác giả 2. Không gian, thời gian -Không gian: Pháp trường, quán trà, nghĩa trang - Thời gian: + Mở ra vào một sáng mùa thu ảm đạm. + Kết thúc vào một sáng thanh minh ->Không gian, thời gian đều góp phần thể hiên tư tưởng chủ đề của truyện 3.Nhân vật a. Hình ảnh nhân vật quần chúng - Các nhân vật: Đám đông chen chúc nhau đi xem hành hình tử tù; Những người trong quán trà: tên đao phủ Cả Khang, cậu Năm gù, Người râu hoa râm, chàng trai hai mươi tuổi - Chủ đề bàn tán: bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu người, bàn về cái chết của Hạ Du với thái độ khinh miệt ->Hiện lên bộ mặt lạc hậu, u mê, ngu dốt cả về mặt chính trị và mặt khoa học của người dân Trung Hoa đương thời *Củng cố - Cho học sinh làm phiếu học tập *Dặn dò - Nắm chắc các nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn - Học thuộc ý nghĩa nhan đề “Thuốc”, nắm chắc chủ đề tư tưởng của tác phẩm - Chuẩn bị trước phần còn lại của tác phẩm ( Nhân vật Hạ Du, Ý nghĩa biểu tượng của chiếc bánh bao tẩm máu người, con đường mòn và vòng hoa trắng trên mộ Hạ Du)

File đính kèm:

  • docxgiao an Thuoc.docx