a. Giá trị hiện thực:
- Tố cáo, lên án mạnh mẽ tội ác của bọn chúa đất miền núi đã dùng thần quyền và cường quyền để cột chặt người lao động vào thân phận nô lệ.
- Cuộc sống đau thương, cay cực của người dân lao động miền núi.
- Quá trình đến với cách mạng của người dân miền núi từ tự phát đến tự giác.
b. Giá trị nhân đạo:
- Lòng xót thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh người lao động miền núi.
- Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng.
- Mở cho họ con đường để giải phóng cuộc đời và số phận của mình.
31 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Tiết 1 đến 14 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bờ”.
+ Khung cảnh được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới giữa hai chiếc gọng vó giống hệt “cánh một con dơi”, đẹp từ đường nét đến ánh sáng.
à Phùng là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần.
- Cái đẹp đã làm Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình.
+ Anh liên tưởng tới câu nói của ai đó “ bản thân cái đẹp chính là đạo đức” .
+ Và tưởng chính mình vừa khám phá “cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".
à Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, khi cảm nhận cái đẹp hài hoà, lãng mạn giữa thiên nhiên và cuộc đời. Trong hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” giữa biển trời mờ sương, Phùng đã cảm nhận cái đẹp toàn bích và thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Từ đây, ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.
2. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức () há mồm ra mà nhìn” rồi sau đó thì “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác ( con lão đàn ông) đã kịp tới để che chở cho người mẹ .
- Đến lần thứ hai, bản chất người lính ở người nghệ sĩ được thể hiện. Anh xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác Hành động của Phùng cho thấy anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác.
àHoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự toàn thiện” mà nó là những ngang trái, xấu xa, những bi kịch còn tồn tại trong cuộc sống.
3. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện:
- Bề ngoài, đó là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng hành hạ, đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng vẫn gắn bó với người chồng vũ phu ấy.
- Nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh là tình thương với những đứa con: “... đám đàn bà hàng chài () cần phải có người đàn ông để chèo chống () để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa.... phải sống cho con chứ không thể sống cho mình....”.
- Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được.
- Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...”, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”; “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn...”.
àQua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.
4. Các nhân vật trong truyện:
- Về người đàn bà vùng biển:
+ Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định là “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.
+ Số phận bất hạnh: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không chống trả, không trốn chạy.
àTác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”-> Ở người đàn b ny, tình yu thương con trở thnh sức mạnh phi thường khiến chị chịu đựng và đi qua mọi địn roi của người chồng tàn bạo.
+ Thấm thía, thấu hiểu nguyên căn những trận địn vũ phu của người chồng: “ giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn” , “ cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” -> Người đàn bà thô vụng, xấu xí và khốn khổ ấy luôn tìm cách lí giải hành vi của chồng mình để giữ gìn, để che chắn cái gia đình khốn cùng của mình trước sự chỉ trích dù rất đúng và chân thành của những người khác.
Củng cố: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Dặn dò: -Học thuộc dẫn chứng.
-Làm các câu hỏi ôn tập: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài, Phùng.
Ngày soạn:
Ngày dạy
Tiết 13-14
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM ,MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
I.Mục tiêu cần đạt:
- Rèn kĩ năng viết đoạn ,viết bài văn nghị luận về một tác phẩm,một đoạn trích văn xuôi.
II.Nội dung lên lớp:
HĐ của GV và HS
ND cần đạt
HS tìm hiểu đề và lập dàn ý bài văn:
HS thảo luận nhóm để tìm các luận điểm, luận cứ cho bài văn
Tìm hiểu và lập dàn ý đề bài:
Phân tích hình ảnh cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để chứng tỏ hình tượng này là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
Gợi ý:
1. Mở bài:
- Gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh sinh động cuộc chiến tranh vệ quốc anh dũng của nhân dân vùng đất này.
- Rừng xà nu là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường của dân làng Xô man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, một trong những thành công nổi bật là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu tượng: hình tượng cây xà nu.
2. Thân bài:
a. Cây xà nu - một hình tượng nghệ thuật độc đáo:
- Thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mở màng”.
- Sức sống mãnh liệt: Trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn dữ dội và khốc liệt cây xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh, vẫn trẻ trung tràn đầy nhựa sống. Lớp cây này ngã xuống, lớp cây khác lại nẩy mầm, sức sống từng giờ, từng phút sinh sôi, vượt lên trên cái chết
“ Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.
- Hiên ngang bất khuất hào hùng: Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom đạn bạo ngược. Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương hàng vạn cây. Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho những cây đã ngã.
- Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu: Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng, điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng”.
b. Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên chống Mỹ.
- Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của lịch sử.
- Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương”. Đó là những cái chết thảm thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai.
- Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi, vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.
- Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương.
c. Cây xà nu vừa làm nền cho câu chuyện vừa là một nhân vật trong chuyện
- Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm chất sử thi. Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư vang trong lòng người đọc.
- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa sống còn của dân làng Xô man. Cây xà nu và con người được khắc họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp và sâu sắc.
* Đánh giá:
Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét đầy ấn tượng từ đó chủ đề của tác phẩm bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.
III. Kết luận:
- Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẻ và gợi cảm, cây xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của ngườiTây Nguyên.
- Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.
Củng cố: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Dặn dò: -Học thuộc dẫn chứng.
-Làm các câu hỏi ôn tập.
File đính kèm:
- ga HT 12 NC.doc