Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 nâng cao - Chương trình học kì 1 - Hồ Thị Thúy Hằng

I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

 -Thấy được những nét chímh về tính cách và số phận của ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI qua một chân dung văn học .

 - Hiểu được giá trị của ngòi bút vẽ chân dung băng ngôn ngữ rất tài hoa của X. XVAI-GƠ .

 II/ Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Tìm hiểu khái quát tiểu sử ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI ,X. XVAI-GƠ

 + Đô-xtôi-ép-xki là nhà văn lớn của nước Nga. Cuộc đời ông có nhiều thăng trầm

( thay đổi nhiều công việc trước khi viết văn ); thay đổi quan điểm trong quá trình sáng tác và chuyển biến tư tưởng tình cảm ( lúc trẻ rất thích Biê –lin- xki sau này lại chông đối , phê phán chủ nghĩa tư bản , công khai ca ngợi hết lời chủ nghĩa cá nhân ) . Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Tội ác và trừng phạt, Lũ quỷ ám , Anh em nhà Ca-ra-ma-dôp.

 + X. Xvai-gơ ( xem Tiểu dẫn sgk )

 - Tóm tắt những ý chính của đoạn trích

 + Kiếp sống lưu vong. ( đoạn 1,2 )

( Sống leo lét trong thế giới xa lạ, đầy đau khổ :cầm cả cái quần đùi cuối dùng để đánh điện , làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ, sống giữa giống người chấy rận , bệnh tật .)

 + Trở về Tổ quốc ( phần còn lại )

( Hạnh phúc tuyệt đỉnh , là sứ giả của xứ sở mình, là tổng hòa giải của nước Nga ,đám tang của ông là sự đoàn kết của tất cả những người Nga, ông qua đời giữa dông bão – dư chấn của những cuồng nhiệt yêu thương và dự báo của bão táp cách mạng )

 - Giải quyết những vấn đề đặt ra từ câu hỏi của sgk .

 

doc167 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 nâng cao - Chương trình học kì 1 - Hồ Thị Thúy Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét - HS làm việc cá nhân và phát biểu theo yêu cầu. - Chú ý trao đổi bổ sung và ghi ý chính - HS thực hành cá nhân , ghi vào giấy nháp - HS được chỉ định đọc và phân tích cách viết của mình ( Kết hợp các thao tác lập luận như thế nào?) * Văn bản : Hạnh phúc và tiền bạc 1/ Tìm luận điểm: - Luận điểm 1: Nằm ở đoạn 1 “Các nghiên cứu nhiều năm qua....chưa hẳn đã hạnh phúc hơn”=> Tiền không mang lại hạnh phúc đáng kể. - Luận điểm 2: Nằm ở đoạn 5: Ý tưởng tiền bạc không mua được hạng phúc không mới, mọi người đều biết. - Luận điểm 3: Nằm ở đoạn cuối, sau câu hỏi: Vậy vì sao ta vẫn cần tiền, cần tăng thu nhập? Câu trả lời là “ Chúng ta phải làm việc để kiếm ăn, tìm bạn đời và nuui dạy con. Tích lũy tiền đến một mức nào đó để mang lại sự bảo đảm cho những thời kì khó khăn”. Tóm lại : Tiền không mua được hạnh phúc đáng kể, song chúng ta cần có tiền để đmr bảo cuộc sống, và kiếm tiền để khẳng định mức độ thành công của chính mình. 1/ Tìm thao tác nghị luận : - Nêu câu hỏi so sánh hơn thua ( Câu 1, đoạn 1) - Thao tác so sánh: Người dân nước giàu dường như không hạnh phúc hơn nười dân nước nghèo. + Tiếp tục vận dụng thao tác so sánh: Tăng thu nhập không làm thay đổi đáng kể hạnh phúc con người, so sánh thu nhập bình quân đầu người ở các nước và hạnh phúc của người dân ở các nước ấy. + Một giáo sư Mĩ đưa ra nhận định: Có ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc; đồng thời người có thu nhập cao thường có cảm xúc tiêu cực và stress. - Luận điểm 2 được chứng minh với 3 dẫn chứng - Luận điểm 3 được dẫn ra với một câu hỏi và giải thích với một vài suy luận. => Luận điểm và thao tác nghị luận luôn đi đôi với nhau. Đây là một bài báo đơn giản , thao tác lập luận chủ yếu là so sánh, tìm mâu thuẫn và suy luận. * Văn bản 2: Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu: 1/ Tìm luận điểm: - Luận điểm cơ bản: “ Nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu (...) khác xa nhân nghĩa của các nhà nho đương thời và trước đó” ( đoạn 3) - Luận điểm trên được cụ thể hóa sau khi phân tichs Truyện Lục Vân Tiên. Đó là nhân nghĩa có ý thức, có suy nghĩ mà không tính toán thiệt hơn. Chính vì vậy mà nó cao quý. Càng cao quý vì đó là nhân nghĩa của những người dân thường,và nhân nghĩa với những người thường dân. - Luận điểm được nâng cao: Chưa có ai chủ trương một thứ nhân nghĩa tiến bộ và nhất quán như nhà thơ mù đất Lục tỉnh. 2/ Tìm thao tác lập luận: - Mở đầu tác giả nêu vấn đề , tiếp theo tự nêu ý kiến phản bác rồi phản bác sự phản bác đó. - Phân tích một số hình tượng nhân vật trong Truyên Lục Vân Tiên để chứng minh. Từ đó cụ thể hóa luận điểm cơ bản.Sau đó nêu thêm dẫn chứng và nâng cao luận điểm. =>Luận điểm và thao tác lập luận kết hợp với nhau như hình với bóng. * Bài tập vận dụng : Viết đoạn văn nghị luận theo một ý cho trước 1) “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau” ( Ta-go) 2) Người sống ở đời không thể thiếu bạn 3) Tình cảm ruột thịt giưa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành nhất, thiêng liêng nhất. Nó không có lịch sử, không có biên giới, là cái tình chung của loài người. Củng cố : Thao tác lập luận có vai trò rất quan trong đối với văn nghị luận. Có thể nói , không có lập luận thì không có văn nghị luận, không biết vận dụng thao tác lập luận cũng không làm được văn nghị luận. Do vậy cần nắm vững các thao tác lập luận để vận dụng vào quá trình làm văn. Tuần 18 ( Tiết 67-69 ) Tiết 67, 68 – Làm văn : PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS Nắm được các yêu cầu của việc phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do. Có kĩ năng phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do. Biết vận dụng những hiểu biết về phát biểu theo chủ đề và PB tự do vào thực hành ở những tình huống cụ thể. Và có kĩ năng phát biểu trước tập thể. II/ Phương pháp: Tổ chức cho HS trao đổi nhóm, tập thể và luyện tập thực hành. III/ Phương tiên : SGK, SGV, Thiết kế bài dạy: IV/ Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết. - Yêu cầu HS đọc SGK, chỉ ra các nội dung lớn được nêu trong bài. - yêu cầu HS nêu các tình huống cụ thể của 2 hình thức phát biểu Giải thích rõ vì sao cần tuân thủ các yêu cầu chung và riêng khi phát biểu. ( Hiệu quả của hoạt dộng giao tiếp ) Liên hệ kinh nghiệm viết và nói của Bác Hồ: Viết cho ai? Viết để làm gi? Viết cái gi?Viết như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành luyện tập: - Yêu cầu HS phát biểu theo chủ đề đã chuẩn bị ( Khuyến khich các HS xung phong, sau đó có thể chỉ định 1 số em ít phát biểu ). - Tổ chức cho lớp trao đổi về bài phát biểu của mõi HS, nhận xét trên 2 phương diện: Nội dung và hình thức phát biểu. GV lưu ý các lỗi và hướng chỉnh sửa HS đọc SGK nêu các nội dung : - Thế nào là phát biểu theo chủ đề, phát biểu tự do ? - Yêu cầu chung của hia cách phát biểu? - Yêu cầu riêng của mỗi cách phát biểu? HS nêu cá tình huống phát biểu tự do mà mình có thể đã hoặc sẽ gặp, liên hệ các yêu cầu - HS phát biểu theo yêu cầu - Lớp theo dõi, ghi chép ý kiến nhận xét mỗi bài phát biểu của bạn để tham gia ý kiến trao đổi góp ý I/ Lí thuyết : 1) Khái niệm: - Phát biểu theo chủ đề là phát biểu có nội dung đã được chuẩn bị , được báo trước, theo một đề tài một chủ đề nào đó. - Phát biểu tự do là phát biểu một cách tức thời , không chuẩn bị trước, nội dung phát biểu phụ thuộc vào tình huống giao tiếp cụ thể. 2) Yêu cầu chung : - Mục đích rõ ràng, động cơ trong sáng. - Đối tượng người nghe... - Nội dung phát biểu: Đúng trọng tâm, không trùng lặp, nhiều thông tin... - Cách phát biểu: Ngắn gọn, súc tích, lôi cuốn,hấp dẫn người nghe. 3) Yêu cầu riêng : a/ Phát biểu theo chủ đề: Lựa chọn nội dung phù hợp với hiểu biết và sở trường của mình. Chuẩn bị kĩ các nội dung cụ thể sẽ phát biểu. Lập đề cương. Phát biểu chủ động không đọc bài viết sẵn. b/ Phát biểu tự do: Xác định, lựa chọn ý kiến phát biểu cần tùy vào hoàn cảnh , đối tượng, nội dung nói tới trong tình huống giao tiếp cụ thể. Phản xạ nhanh linh hoạt trước các tình huống giao tiếp * Bài tập : HS tự làm , chuẩn bị cho tiết thực hành ( Đã soạn ở nhà ) II/ Luyện tập Đề tài phát biểu: Phát biểu theo chủ đề : Có thể lựa chọn một trong 7 vấn đề SGK gợi ý Phát biểu tự do : HS tự nghĩ ra tình huống và lựa chọn ý kiến phát biểu * Củng cố : - Nhận xét chung về chất lượng phát biểu của HS trong tiết thực hành. - Lưu ý HS yêu cầu phát biểu ở 2 phương diện nội dung và hình thức, cách thức phát biểu. * Dặn dò : Chuẩn bị tiết ôn tập Tiếng Việt học kì I ................................................................................................... Tiết 69 ÔN TẬP VỀ TIẾNG VIỆT ( HỌC KÌ I ) I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp Học sinh Nắm được một cách hệ thống những kiến thức về Tiếng Việt đã học trong chương trình. Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. II/ Phương pháp : Nêu câu hỏi, bài tập thảo luận . III/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học IV/ Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: Bài cũ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hướng dẫn HS luyện tập các bài tập trong SGK - Bài tập 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến tức đã học vừ hiểu được những tìm tòi, phá cách của nhà thơ. - Yêu cầu Hs đọc , nắm yêu cầu của bài tập và thực hành luyện tập cá nhân và trình bày theo chỉ định Bài tập 2: GV cho HS đọc kĩ đoạn trích, tìm các dẫn chứng và điền vào bảng Bài tập 3: Hướng dẫn HS luyện tập giúp tránh lỗi trùng nghĩa. - Yêu cầu Hs đọc kĩ các ngữ liệu, nhận biết câu sai, chỉ ra lí do và sửa lại cho đúng. Bài tập 4: Gv hướng dẫn HS không những xác định đâu là tu từ ẩn dụ , mà còn phải chỉ rõ sự phối hợp đồng bộ trong những ẩn dụ đó. Bài tập 5: Khuyến khích HS tham gia phát biểu ý kiến - GV định hướng cách phát biểu và nội dung phát biểu cho thuyết phục - HS nhớ lại kiến thức về luật thơ ( lục bát), vận dụng vào phân tích 2 câu thơ của ND HS được chỉ định trình bày trước lớp, tập thể theo dõi, trao đổi HS thực hiện theo yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu ( Có thể trao đổi nhóm 2) HS luyện tập Phát biểu , trao đổi tập thể *Bài tập1: - Thơ lục bát thường có nhịp đôi: 2 / 2/ 2. - Câu thơ của Nguyễn Du: Câu 6: Ngắt nhịp 3 / 3 Câu 8: Ngắt nhịp 3/1/4 hay 3/1/2/2/ => Như thế chữ thoắt đứng riêng một nhịp, không bình thường, gợi cái chết bất ngờ đột ngột, làm nổi rõ bi kịch của số phận Đạm Tiên. * Bài tập 2: + Đặc điểm chung của PCNNKH Tính khái quát, trừu tượng Tính lí trí , lôgich Tính khách quan, phi cá thể + Cách sử dụng các phương tiện NN của PCNNKH Chữ viết Từ ngữ Kiểu câu Chuẩn TV+ Kí hiệu KH ( Cv), (fmax = OV) -Từ ngữ chung + Thuật ngữ vật lí : trục, ảnh, màng lưới, cực viễn, vô cực... Kiểu câu phức là chủ yếu Bài tập 3: + Các câu sai : 1,2,3,5, do có hiện tượng trùng nghĩa ( tuyệt mĩ nhất, các quý vị, buôn lậu trái phép, hoàn hảo nhất) + Câu 4 : Có thể chấp nhận được cách diễn đạt buôn ma túy trái phép và buôn ma túy hợp pháp ( Ma túy: Chất moocphin dùng trong y tế) Bài tập 4: Cách dùng ẩn dụ tu từ: + “Tình thư – phong...kín- mở xem” + “hòn đảo- lớp sóng cồn- biển cả mênh mông...” Bài tập 5: - HS phát biểu : Có thể tán đồng hoặc là phản bác miễn là thuyết phục . Nhưng nếu tán đồng hay phản bác một cách cực đoan hoặc đơn giản sẽ rất khó thuyết phục người nghe. Do vậy cần xét một cách cụ thể khách quan. * Củng cố : Hệ thống lại kiến thức cơ bản về Tiếng Việt : Luật thơ, Phong cách ngôn ngữ khoa học, Hiện tượng trùng nghĩa trong nói và viết tiếng Việt, Cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do.. . Yêu cầu Nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào quá trình nói và viết tiếng Việt. ..................................................................................................... Tuần 19 ( 70-72 ) Tiết 70 ÔN TẬP VỀ LÀM VĂN ( HỌC KÌ I ) ..................................................................................................... Tiết 71-72 : BÀI VIẾT SỐ 4 ( Kiểm tra học kì I ) “ Em ơi mùa xuân đến rồi đó...” !

File đính kèm:

  • docSoan Van lop 12 Nang Cao HKI.doc