Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 nâng cao (Chuẩn kiến thức)

 1. Hoàn cảnh và số phận của Mị:

 - Mị là cô gái trẻ đẹp, những đêm tình mùa xuân trai làng đến thổi sáo đứng “nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”.

 - Mị tài hoa, Mị thổi sáo rất hay, có biết bao người mê, “Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo”.

 - Mị bị bắt cóc về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra, bi kịch đời Mị bắt đầu từ đó.

 - Những ngày đầu sống ở nhà thống lý, Mị đau đớn tột cùng “có đến hàng tháng đêm nào Mỵ cũng khóc”. Chính sức sống mãnh liệt, tình yêu cuộc sống tự do, Mị đã phản kháng bằng ý định ăn lá ngón tự tử, nhưng thương cha Mị phải sống để trả món nợ truyền kiếp, trả bằng tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cả đời mình.

 - Trở lại nhà thống lý, Mị sống cuộc đời nô lệ với bao tủi nhục. Dần dà Mị quen với cái khổ, quen với cái nhục, thích nghi với cuộc đời nô lệ. Mị sống như cái máy, sống như một thực thể không ý thức về mình. Mỗi ngày như mọi ngày, mỗi tháng như mọi tháng, mỗi năm như mọi năm, cái thường nhật tẻ ngắt lặp đi lặp lại “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp.”.

 - Nơi Mị ở là cái buồng kín mít, cái cửa sổ ô vuông nhỏ bằng bàn tay, cái cửa sổ nhờ nhờ ánh sáng không biết sương hay nắng lở ngoài kia. Mị chỉ là cái bóng vô cảm, vô hồn lãng quên quá khứ, không gắn với hiện tại, không nghĩ đến tương lai. Bố Mị đã chết nhưng Mỵ đã quên nghĩ đến cái chết. Mỵ đã chết chìm nơi cái đáy nô lệ vô tri này!

 2. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt đã trỗi dậy:

 - Ngày tết đến, mùa xuân trở về trên đất Hồng Ngài, “trong các làng Mèo đỏ những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như con bướm sặc sở”. Sắc màu mùa xuân làm tạo vật và con người bừng tỉnh.Gió và rét không ngăn được tiếng cười của trẻ con, không cản được tiếng sáo gọi bạn tình.

 

doc35 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 nâng cao (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chạy nhào tới”. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác (con lão đàn ông) đã kịp tới để che chở cho người mẹ . - Đến lần thứ hai, bản chất người lính ở người nghệ sĩ được thể hiện. Anh xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác Hành động của Phùng cho thấy anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. àHoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự toàn thiện” mà nó là những ngang trái, xấu xa, những bi kịch còn tồn tại trong cuộc sống. b. Phùng luôn ý thức để hoàn thiện nhân cách: - Tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa”, cảnh người đàn ông đáng vợ và khi lắng nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án (vì tình thương con, vì ý thức phải sống cho con, vì mong nuôi con cho đến khi khôn lớn mà chị chấp nhận gánh lấy cái khổ), Phùng nhận thức rất nhiều điều qua các cảnh ấy. + Đằng sau bức ảnh như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” là những điều nghịch lý trong cuộc sống đời thường với biết bao số phận, bao mảnh đời éo le. + Để Phùng chứng kiến hành động vũ phu của người chồng, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại. + Phùng đã hiểu về người đàn bà hàng chài kia: Ẩn bên trong sự xấu xí, nhẫn nhục là vẻ đẹp tình mẫu tử đầy vị tha, là khát khao hạnh phúc bình dị đời thường của người phụ nữ còn đói nghèo, lạc hậu. + Nỗi trăn trở của Phùng trong nhiều năm dài về hình ảnh người đàn bà hàng chài cứ hiện ra sau mỗi lần anh ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” chính là quá trình tự ý thức của Phùng để hoàn thiện nhân cách của mình. => Truyện không chỉ giàu giá trị nhân đạo mà còn mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đề 3. Phân tích nhân vật người đàn bà để làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. GỢI Ý 1. Số phận bất hạnh: - Không có tên riêng: Tác giả không đặt cho chị một tên riêng nào mà gọi chị một cách phiếm định là “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận. - Ngoại hình xấu xí: “thuở nhỏ là đứa con gái xấu lại rỗ mặt”. - Nỗi bất hạnh của chị + Vì xấu xí nên không ai thèm lấy chị lỡ lầm và có mang với một anh hàng chài. + Cuộc sống vất vả, nghèo khổ, lại đông con, những khi biển động, hàng tháng “cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng chấm muối luộc”. + Sống cam chịu, nhẫn nhục: thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề chống trả hay trốn chạy. + Quen sống với môi trường sông nước nên khi đến toà án chị cảm thấy lạ lẫm và “sợ sệt”, “lúng túng”, “tìm đến một góc tường để ngồi”, “cố thu người lại”, “cúi mặt xuống” => Tác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. 2. Vẻ đẹp tâm hồn của chị: - Yêu thương con tha thiết: + Ban đầu chị bị chồng đánh ở dưới thuyền, sau đó, chị xin với lão đưa chị lên bờ mà đánh; trước khi bị chồng đánh, chị ngước mắt về phía chỗ chiếc thuyền đậu chị không sợ đòn mà chỉ sợ các con thấy cảnh tượng đau xót sẽ làm thương tổn những trái tim ngây thơ. + Khi thằng Phác bênh chị đánh trả lại người cha, hình như lúc ấy chị mới cảm thấy đau đớn, gọi “Phác, con ơi” rồi “chắp tay vái lấy vái để” nó, rồi “ôm chầm lấy” nó “Thằng nhỏ như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ xuyên qua tâm hồn người đàn bà” -> Đằng sau cái vái lạy đó là chị muốn đứa con đừng làm những điều đáng tiếc với cha mình, là cái lẽ đời mà chị muốn cho con hiểu. + Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn () Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình () được!” - Hiểu nguyên nhân làm nên sự tha hoá nhân cách của người chồng: + Khi Đẩu khuyên chị ly hôn, “chị chắp tay vái lia lịa” và nói “Con lạy quý toà quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Bởi chị hiểu chính nghèo khổ, con cái nheo nhóc, không gian sống tù đọng là nguyên nhân biến một anh cục tính hiền lành thành gã đàn ông thô bạo, dã man. + Chị thấm thía, thấu hiểu nguyên căn những trận địn vũ phu của người chồng: “ giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn” , “ cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” -> Người đàn bà thơ vụng, xấu xí v khốn khổ ấy luơn tìm cch lí giải hnh vi của chồng mình để giữ gìn, để che chắn cái gia đình khốn cng của mình trước sự chỉ trích dù rất đúng và chân thành của những người khác. - Trong đau khổ, chị vẫn chắt lọc niềm vui để sống: Chị nói về những lần vui vẻ hiếm hoi của gia đình: “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” hay “vui nhất là ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Nói về những điều đó “mặt chị ửng sáng lên như một nụ cười” => Hạnh phúc của người đàn bà khốn khổ này cũng chính là niềm hạnh phúc thật lạ lùng và khó hiểu với những người như Phùng, như Đẩu. Trong vất vả, nhọc nhằn, đau đớn, người đàn bà vẫn tìm thấy, vẫn chắt chiu được những niềm vui ít ỏi, niềm vui lấp lánh trong âm thầm, nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh - Đó là bản chất tốt đẹp của “NHỮNG BÀ MẸ” 3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm: - Qua hình ảnh người đàn bà, tác giả thể hiện sự quan tâm đến những con người bất hạnh và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ: Dù khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, khát khao cuộc sống no đủ, bình yên. - Tác giả phê phán nạn bạo hành trong gia đình – một mảng tối của xã hội đương đại. Đề 4. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó. GỢI Ý 1. Tình huống truyện: - Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời. - Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường. - Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. 2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình. a. Nhân vật người chồng: - Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ” - Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. - Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !" => Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người. b. Nhân vật người vợ: - Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận. - Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. àTác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. - Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết: + Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con. + Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!” => Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha. c. Nhân vật chánh án Đẩu: Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn. d. Nhân vật nghệ sĩ Phùng: => Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống - Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người. - Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. - Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình. => Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docGA HT12 NC.doc