Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ

a. Đặt vấn đề: Lưu Quang Vũ được biết đến với tư cách nhà thơ. Nhưng gây tiếng vang và được đặc biệt hâm mộ là với tư cách một nhà viết kịch tài ba. Những năm tám mươi, kịch của Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát, công chúng náo nức đến với ánh đèn sân khấu.

 Hiện tượng Lưu Quang Vũ là sự thăng hoa của tài năng nghệ sĩ cùng không khí sôi động của xã hội Việt Nam những năm 80 (TK XX) và tình thần nhân văn, dân chủ trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số rất nhiều những vở kịch nổi tiếng của nhà viết kịch tài ba này. Vở kịch mang ý nghĩa phê phán và tinh thần nhân văn sâu

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 4518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cuộc đối thoại ở các phương diện: Cử chỉ, xưng hô, giọng điệu, vị thế, mục đích. - Nhóm 2: Tương tự ở xác hàng thịt - Nhóm 3: Qua đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tác giả muốn gửi gắn đến chúng ta điều gì? I .Tiểu dẫn. 1. Tác giả. - Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức. - Từ 1965 - 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn. - Từ 1970 - 1978: Ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh. - Từ 1978 - 1988: biên tập viện Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch - 29/08/1988 ông qua đời trong một tai nạn ô tô. -> Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nên Văn học Nghệ thuật Việt Nam hiện đại. - Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 2. Tác phẩm a. Những tác phẩm tiêu biểu - Thơ: Hương cây, Bây trắng của đời tôi, Bầy ong trong đêm sâu. - Kịch: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời thề thứ chín, Khoảnh khắc vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái, Hồn trương Ba, da hàng thịt, - Ngoài ra ông còn viết một số truyện ngắn và một tập tiểu luận. b. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. - Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 1981, đến năm 1987 mới ra mắt công chúng. - Vở kịch được sáng tác để hưởng ứng cuộc đổi mới của Đảng phát động nhằm giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong đó có người cầm bút. Cảm hứng chủ đạo là phê phán những biểu hiện tiêu cực của lối sống lúc bấy giờ. - Nguồn gốc:Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng một vở kịch nói hiện đại, đặt ra vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. - Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi Hồn Trương Ba được sống "hợp pháp" trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn. - Tóm tắt: + Cảnh I: Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích trên thiên đình + Cảnh II: Trương Ba – một người cao cờ đột ngột qua đời do sự bất cẩn của Đế Thích. + Cảnh III: Cảnh thiên đình + Cảnh IV: Nhà người hàng thịt. + Cảnh V: Những rắc rối mà hồn Trương Ba gặp phải khi mượn xác anh hàng thịt. + Cảnh VI: Nhà người hàng thịt. + Cảnh VII: Nhà Trương Ba. + Đoạn kết: Hồn Trương Ba nhập vào cây vườn trò chuyện với vợ, cu Tị và bé Gái c. Đoạn trích. - Là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của kịch. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc – giải thích từ khó 2. Bố cục: 4 phần - Từ đầu đến Hãy về với tôi này: Màn đối thoại giữa hồn và xác. - Tiếp đến Không cần!: Màn đối thoại giữa Trương Ba và người thân (vợ, cái Gái, chị con dâu) - Tiếp đến không còn cái vật quái gở mang tên “hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa: Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích. - Đoạn kết: 3. Xung đột kịch - Hồn Trương Ba >< Xác hàng thịt (chủ yếu) - Hồn Trương Ba >< Những người trong gia đình. Nguyên nhân: Trương Ba (nhân hậu, trong sạch, ngay thẳng, thú vui tao nhã) trú nhờ thể xác anh hàng thịt (thô lỗ, phũ phàng, thô tục, uống rượu nhiều, ham bán thịt, không mặn mà với chơi cờ) Hồn Trương Ba ý thức được điều đó ngày càng thấy xa lạ với mọi người, chán chường chính mình. 4. Nhân vật hồn Trương Ba a, Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt. Các phương diện Hồn Trương Ba Xác hàng thịt Cử chỉ Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại. => Uất ức, tức giận, bất lực. Lắc đầu => Tỏ vẻ thương hại. Xưng hô Mày – Ta => Khinh bỉ, xem thường Ông –Tôi => Ngang tàng, thách thức Giọng điệu Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ đồng thời ngậm ngùi, thấm thía, tuyệt vọng => Sự kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng. Khi ngạo nghễ, thách thức, khi buồn rầu, thì thầm, an ủi. => Đặt nhiều câu hỏi phản biện, lí lẽ giảo hoạt. Vị thế Bị dồn vào thế bị động. => Tạm thời thua cuộc, trở lại vào xác hàng thịt. Nắm thế chủ động. => Tạm thời thắng thế, buộc hồn Trương Ba quy phục mình. Mục đích - Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào thể xác, coi xác thịt chỉ là vỏ bề ngoài không có ý nghĩa. - Khẳng định sự trong sạch của linh hồn. - Khẳng định sự âm u của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển, lấn át đi linh hồn cao khiết. - Phủ định sự trong sáng, cao đẹp của linh hồn. => Như vậy: Ta thấy sự đau đớn, dằn vặt của hồn Trương Ba, nhưng dù đau đớn đến đâu cũng không thoát khỏi thân xác anh hàng thịt. Kết thúc cuộc đối thoại là sự lúng túng, cơ hồ như thất bại của hồn Trương Ba. G. Nhóm 3 trả lời câu hỏi: Qua màn đối thoại, tác giả muốn nhắn gửi điều gì? G. Chia 3 nhóm:tìm hiểu phản ứng và nguyên nhân của: - Vơ Trương Ba. - Cái Gái. - Chị con dâu. G. Trước phản ứng của người thân, tâm trạng của hồn Trương Ba như thế nào? G. So với màn đối thoại với xác hàng thịt thì lần này tâm trạng Trương Ba có gì khác? G. Xung đột kịch được đẩy đến đỉnh điểm buộc nhân vật phải lựa chọn. Nhân vật đã không thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. G. Cả nhà đau khổ, chán ngán tình cảnh hồn Trương Ba sống trong xác anh hàng thịt. Đó là động lực để hồn Trương Ba đi đến quyết định thắp hương mời Đế Thích xuống. G. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện quan niệm của Đế Thích và Trương Ba? G. Chúng ta chú ý đến câu nói của hồn Trương Ba: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” Dường như là lời trách. -> Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà có khi còn đẩy người khác vào bi kịch. Cuối cùng, hồn Trương Ba quyết định trả lại xác anh hàng thịt và cũng không đồng ý trú ở xác cu Tị mà yêu cầu Đế Thích cho cu Tị được sống lại. Còn linh hồn ông, ông sẵn sàng chết vĩnh viễn. => Quyết định dũng cảm và nhân ái đầy tình thương và trách nhiệm với bản thân và đồng loại. G. Ở màn kết hồn Trương Ba đã quyết định điều gì? G. Quyết định đó đã cho ta thấy điều gì? Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi những thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và sự sống đích thực => Linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau, phải là một thể thống nhất. Linh hồn phải sống đúng với thân xác của mình, không thể vay mượn, trú ẩn nơi không phải của mình. + Phần nào lên án hiện tượng lí thuyết suông: Đề cao tinh thần mà chẳng chú ý đến vật chất. Tác giả cảnh báo: Khi phải sống trong dung tục, tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, cao quý của con người. b, Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân. * Trước sự tha hóa, biến đổi của hồn Trương Ba: - Vợ: Buồn bã, đau khổ muốn chết, định bỏ đi, nhường chồng cho cô hàng thịt. -> Nguyên nhân: Nhận thấy sự thay đổi của chồng và không muốn sống cảnh chồng chung. - Cái Gái: phản ứng quyết liệt và dữ dội. -> Nguyên nhân: Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sáng, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục. - Con dâu: Thông cảm và xót thương. -> Nguyên nhân: Cô thấu hiểu nhưng đau lòng khi phát hiện bố ngày một đổi khác. * Trước phản ứng của người thân: - Tâm trạng: + Vẻ mặt: Thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá. + Cử chỉ: Tay ôm đầu. + Điệu bộ: Run rẩy, lập cập + Giọng điệu: Nhẫn nhục, cầu cứu => Vô cùng đau đớn, bế tắc - Nguyên nhân: Hiểu mình là nguyên nhân làm cho người thân đau khổ. * Lời độc thoại nội tâm của hồn Trương Ba - “Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày” -> Những câu hỏi mang tính tự vấn: bộc lộ sự day dứt nội tâm. Đấu tranh với chính mình. - “Không cần cái đời sống” -> Quyết định dứt khoát không chung sống với thể xác dung tục của hàng thịt. => Màn đối thoại với xác hàng thịt: Tuyệt vọng, bất lực, cam chịu chấp nhận chung sống với xác hàng thịt dung tục. - Màn đối thoại với người thân: Vô cùng đau đớn nhưng kiên quyết dứt khoát không chung sống với xác hàng thịt dung tục. => Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục để tự hoàn thiện nhân cách. c, Cuộc đối thoại với Đế Thích - Quan niệm của Đế Thích: Không phải mọi người đều được là mình toàn vẹn -> khuyên Trương Ba chấp nhận. “Dưới đất, trên trời đều thế cả” - Trương Ba: Không chấp nhận cảnh sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, muốn được là mình trọn vẹn. => Đế Thích có cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống, con người còn hồn Trương Ba có cái nhìn toàn diện hơn. d, Đoạn kết - Hồn Trương Ba trả xác cho hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật yêu thương, tồn tại vĩnh viễn bên người thân yêu. => Cuộc sống tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Sự bất tử của linh hồn trong sự sống và trong lòng người. III. Tổng kết 1. Nội dung - Bi kịch của con người bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. - Vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách. 2. Nghệ thuật - Sự sáng tạo từ dân gian: Hành động, ngôn ngữ nhân vật linh hoạt. Tình huống kịch căng thẳng, kết thúc bất ngờ, tự nhiên, ấm áp tình người. - sự kết hợp giưa tính truyền thống và tính hiện đại. - Sức phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng. IV. Luyện tập - Cảm nhận của em về nhân vật hồn Trương Ba. - Cảm nghĩ sau khi học đoạn kết. 4. Củng cố: - Các màn kịch và giá trị của nó. - Nghệ thuật xây dựng kịch. 5. Dặn dò: - Căn cứ vào tâm trạng Hồn Trương Ba khi phải ở trong xác hàng thịt để đặt ra những ý tưởng mới khi Hồn Trương Ba ở trong xác Cu Tị

File đính kèm:

  • docHon Truong Ba da hang thit.doc