Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Chương trình học kì 1 - Thân Thị Kiều Trinh

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nội dung , yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

 - Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí

2. Kỹ năng :

 - Phân tích đề ,lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

 - Nêu ý kiến nhận xét , đánh giá đối với một tư tưởng ,đạo lí.

 - Biết huy động các kiến thức và những trãi nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận .

3.Thái độ: Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

 II. Các kỹ năng sống cơ bản :

1. Kỹ năng tư duy sáng tạo .

2. Kỹ năng hợp tác .

 III. Phương pháp kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, vấn đáp , thảo luận.

 IV. phương tiện dạy học: SGK,SGV,Giáo án .

 V. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: KTSS.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý (20’)

 Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng

 Các bước hoạt động:

 

doc138 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Chương trình học kì 1 - Thân Thị Kiều Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945- 1975 ? - Giải thích nội dung cơ bản của từng đặc điểm đó ? - Trước khi viết Người cũng đặt ra các câu hỏi ? - Hồ Chí Minh dùng văn học để làm gì ? VD: Truyện ngắn “ vi hành” Nguyễn Ái Quốc sáng tác 1923 nhằm vạch trần bộ mặt xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định, lấy việc tố cáo, lật tẩy tính chất bù nhìn, tay sai, làm mục đích tinh thần châm biếm, đả kích là linh hồn tác phẩm, tinh thần ấy thấm vào toàn bộ tác phẩm từ giọng điệu, khắc họa hình tượng. Câu 1: Quá trình phát triển a. Chặng đường 1945- 1954 b. Chặng đường 1955- 1964 c. Chặng đường 1965- 1975. Câu 2: Những đặc điểm cơ bản: a. Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. b. Nền văn học hướng về đại chúng. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Câu 3: - Hồ Chí Minh luôn coi văn học là vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. - Khi cầm bút Người luôn xuất phát từ mục đích đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm “ viết cho ai ?”, “ viết để làm gì ?”, viết cái gì ? viết như thế nào ? - Hồ Chí Minh trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Hoạt động 2: Phân tích câu 4, 5 , 8 và 12 (55’) Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, giảng giải Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ “ Tuyên ngôn độc lập”, vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn ? ( cách lập luận chặt chẽ, phong văn giản dị, ngắn gọn, giàu hình ảnh kết hợp lí trí và tình cảm, giọng văn hùng hồn đanh thép). - Giải thích vì sao Tố Hữu đã đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình mới với những cảm xúc tình cảm mang tính cụ thể, cái tôi riêng bừng sáng và thức tỉnh sâu sắc lí tưởng cách mạng. - Cảm hứng chủ đạo trong thơ của Tố Hữu ? ( cảm hứng lịch sử- dân tộc chứ không phải là cảm hứng đời tư). - Con người trong thơ Tố Hữu ?( mang tầm vóc của lịch sử và thời đại như hình tượng anh giải phóng quân, mẹ Suốt, Trần Thị Lí. - Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ? - Tính dân tộc trong bài thơ “ Việt Bắc” ? - Vẻ đẹp hình tượng của người lính trong bài “ Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng ? - Vẻ đẹp hình tượng của người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu ? - Yêu cầu HS chỉ ra nét riêng ?( “Tây Tiến” bút pháp lãng mạn, “ Đồng chí” bút pháp hiện thực). - Yêu cầu HS chỉ ra nét của người lính trong bài thơ ? - Khám phá riêng của hai nhà thơ ? - Hình tượng sóng được thể hiện trong bài thơ ? cảm nhận gì về tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ ? - Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các bài đọc thêm ? - So sánh “ chữ người tử tù” và “ người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân? Câu 4: - Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ. - Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền tự do của dân tộc Việt Nam. Câu 5: - Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của thơ Việt Nam hiện đại, thơ của Tố Hữu là trữ tình, chính trị. + Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ, thơ ông phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng và cho những nhiệm vụ chính trị ở mỗi giai đoạn. + Thơ Tố Hữu thừa kế thơ ca yêu nước và cách mạng. - Thơ Tố Hữu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, tình cảm chính trị bản thân. - Thơ ông thường có sự kết hợp cả lẽ sống cách mạng, niềm vui lớn và ân tình cách mạng. - Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu: + Thơ Tố Hữu tập trung vào những vấn đề trọng đại, sống còn của dân tộc. + Con người trong thơ Tố Hữu được nhìn nhận từ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. + Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân. - Thơ Tố Hữu rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn. Câu 8: - Bài “Tây Tiến” hình tượng người lính vừa có vẻ đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng, phảng phất nét đẹp truyền thống của người anh hùng. -“ Đồng chí” nông dân gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, giản dị, họ vượt qua nhiều gian khổ, là những con người bình thường mà vĩ đại. - Cả hai đều là những anh hùng hi sinh vì tổ quốc. - Họ mang vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp và thể hiện cảm hứng ngợi ca văn học kháng chiến. Câu 12: - Giống: cảm hứng mãnh liệt trước cảnh tượng độc đáo, tiếp cận thế giới thiên về phương diện thẩm mĩ, tiếp cận con người thiên về tài hoa nghệ sĩ, ngòi bút tài hoa, uyên bác. - Khác: + “ Chữ người tử tù” NguyễnTuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ “vang bóng một thời”, “ Người lái đò sông Đà” đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại. + “ Chữ người tử tù” tìm chất tài hoa nghệ sĩ của những con người đặc tuyển, “ Người lái đò sông Đà” tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân, đặc biệt thành tích trong lao động. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5’): 4.1. Tổng kết: - Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945à XX?. - Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ? - Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình, chính trị ? 4.2. Hướng dẫn học tập: Học bài và làm các bài tập còn lại. Ngày ..... tháng ..... năm ....... Duyệt của Tổ trưởng Phạm Ngọc Cầu Tuần 18 THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN Tiết 54 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Ngày soạn: I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Biết cách chữa lỗi về lập luận . - Phát hiện một số lỗi lập luận. 2. Kỹ năng : - Sữa chữa các lỗi về lập luận. - Có kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận có lập luận chặt chẽ sắc sảo. 3. Thái độ: nâng cao ý thức khi tạo lập đoạn văn. II. Các kỹ năng sống cơ bản; 1.Kỹ năng nhận thức . 2. Kỹ năng giao tiếp. III. Phương pháp kỹ thuật dạy học:diễn giảng, đàm thoại, vấn đáp. IV. Phương tiện day học : SGK, SGV, Giáo án. V. Tiến trình lên lớp: Ổn định: KTSS. Kiểm tra bài cũ: (5’) Bài mới: Hoạt động 1: Phân tích bài tập 1 (20’) Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Cho HS đọc BT a SGK và phân tích các lỗi lập luận trong đoạn văn. - Lần lượt đề cập đến truyện cổ, ca dao, rồi mới đến tục ngữ, luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh hẹp ( cụ thể về thời tiết ). - Xác định lỗi trong bài tập b ? Lí do mắc lỗi ? -- > Không nắm vững vấn đề cần trình bày, không hiểu mối quan hệ giữa các chi tiết trong tác phẩm nên việc k/q luận điểm không phù hợp với đối tượng và không triển khai luận cứ. - Chỉ ra luận điểm chưa rõ ? Cách dùng từ “ Hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống” chung chung, chưa rõ vấn đề. - Tại sao cho rằng luận cứ sơ lược chỉ trình bày chi tiết “ Tràng nhặt được vợ” đã đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm ?. - Chỉ ra lỗi đã mắc phải trong câu d ? - Nguyên nhân của lỗi này là gì ? ( Người viết klhông nắm được rõ phạm vi luận điểm, không tìm được những luận cứ cần thiết). - Cho HS xác định lỗi trong bài tập e ? - Luận điểm này chưa chính xác ở chỗ nào ? Cách dùng từ “ lòng thương người” quá chung chung, chưa phản ánh được vấn đề cần bàn. - Hãy xác định lỗi trong bài tập g ? - Chỉ ra chỗ rườm rà, lan man, không bật vấn đề ? - Gọi HS đọc bài tập h và xác định lỗi . - Hãy chỉ ra chỗ luận điểm không rõ, luận cứ thiếu tính hệ thống ? 1. Bài tập 1: a. Luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao, luận điểm chính “ Giá trị quan trọng nhất của VHDG là giá trị nhận thức”. b. Luận điểm nêu không rõ ràng, luận điểm câu 2 không xác đáng, luận cứ không chặt chẽ, thiếu logic. c. Luận điểm chưa rõ, chưa phù hợp bản chất của đối tượng nghị luận, luận cứ sơ lược. d. Không nêu được luận điểm, luận cứ lan man, xa rời vấn đề. e. Luận cứ thiếu logic, quan hệ giữa các luận cứ không chặt chẽ, luận điểm nêu chưa thật chính xác. g. Luận cứ rườm rà, lan man, không cần thiết, chưa làm nổi bật vấn đề. h. Luận điểm không rõ ràng, không phù hợp với kết luận, luận cứ, thiếu tính hệ thống không đầy đủ. Hoạt động 2: Phân tích bài tập 2 (15’) Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, giảng giải Các bước hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Từ những lỗi đã mắc phải trong bài tập 1a, em hãy chỉ ra cách chữa lỗi cho đoạn văn đó ? - Theo em thế nào là sắp xếp có hệ thống ? - Nêu rõ lại luận điểm ? - Sửa lại luận cứ như thế nào ? Anh còn rất thèm người. Anh thèm người tới mứcMột mình làm công việc thầm lặng giữa mây gió, sương mù trên sườn đèo heo hút, anh luôn khao khát được gặp gỡ, chia sẽ với mọi người. - Yêu cầu HS sửa lại BT c ? - Nêu tình huống nhặt được vợ, thái độ, tâm trạng ? - Thay luận cứ “ Nếu aivề đâu” bằng luận cứ thích hợp. - Xếp theo trình tự trong câu e ? Trân trọng phẩm giá con người, cảm thông với nỗi đau của phận hồng nhan. - Nêu rõ luận điểm trong câu g ? Nhà văn NTT đã chọn cây xà nu, loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên làm một biểu tượng NT để khắc họa phẩm chất của người dân XôMan. - Triển khai luận điểm ? Thế giới cái thiện mơ ước hạnh phúc trong truyện cổ, lời tâm tình ngọt ngào trong ca dao, bài học đạo lí, nhân nghĩa trong ca dao, tục ngữ. 2. Bài tập 2: a. Bổ sung luận cứ về giá trị nhận thức của VHDG trong truyện cổ, tục ngữ, sắp xếp theo hệ thống: xã hội, con người, lao động sản xuất, tự nhiên. b. Nêu rõ luận điểm “ Ngườiviệc mà còn tha thiết yêu đời”. sửa lại luận cứ. c. Cần nêu lại luận điểm, bổ sung thêm một số luận cứ liên quan đến tình huống vợ nhặt, tâm trạng, thái độ rồi mới kết luận. d. Đưa ra luận cứ cho phù hợp. e. Nêu lại luận điểm và sửa lại, bổ sung các luận cứ cụ thể, sắp xếp lại theo logic. g. Bỏ các luận cứ “ câyliệt” và nêu rõ luận điểm. h. Nêu lại luận điểm, bổ sung luận cứ để triển khai cụ thể luận điểm, bỏ bớt luận điểm chồng chéo. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5’): 4.1. Tổng kết: - Chỉ ra những lỗi đã mắc phải về lập luận ? - Học bài này xong, em rút ra gì cho bản thân ? 4.2. Hướng dẫn học tập: Học bài và soạn bài tiếp theo. Ngày ..... tháng ..... năm ....... Duyệt của Tổ trưởng Phạm Ngọc Cầu Tuần 19 Tiết 55, 56 BÀI VIẾT SỐ 4 Ngày soạn: Tuần 19 Tiết 57 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4 Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm ....... Duyệt của Tổ trưởng Phạm Ngọc Cầu

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 12 HKI moi.doc