Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Nguyễn Tuấn Anh

1. Nhân vật Mị

a) Mị qua cách giới thiệu của tác giả

"Ai ở xa về "

+ Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại hình mà ở phía thân phận- một thân phận quá nghiệt ngã- một con người bị xếp lẫn với những vật vô tri giác (tảng đá, tàu ngựa, )- một thân phận đau khổ, éo le.

+ Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui ra chỉ là "một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay" Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi tết

+ "Sống lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen rồi", "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa", Mị chỉ "cúi mặt, không nghĩ ngợi", chỉ "nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau".

+ Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống.

+ Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức.

+ Mị vô cảm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau.

ð => Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những xót thương.

 

doc140 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Chương trình cả năm - Nguyễn Tuấn Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng mới: Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá kết quả GV căn cứ vào kết quả chấm để nhận xét I. Nhận xét, đánh giá kết quả Nhận xét các nội dung sau: - Về kiến thức. - Về kĩ năng. - Những ưu điểm và nhược điểm chung. - Những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hoạt động II: Rút kinh nghiệm - GV trả bài. - HS xem lại bài, đổi bài cho nhau để thảo luận, rút kinh nghiệm. II. Rút kinh nghiệm - Cá nhân xem kĩ toàn bài, tự đánh giá bản thân. - Trao đổi bài cho nhau để thảo luận. - Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài. - Trình bày những kinh nghiệm về làm một bài kiểm tra tổng hợp. Hoạt động 3: Xây dựng dàn bài cho đề tự luận. GV và HS cùng xây dựng thành dàn bài chi tiết trên bảng. III. Xây dựng dàn bài cho đề tự luận Nội dung cần đạt theo đúng đáp án của đề kiểm tra (tham khảo bài soạn Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm). 4. Củng cố, hệ thống bài học: ( Nhắc lại các kiến thức cơ bản) 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm sau khi dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: / / 2008 Tiết theo PPCT: ôn tập văn học A. Mục tiêu bài học - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó. - Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học .... B- chuẩn bị 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: C- tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp Lớp 12 A 12 E Ngày dạy Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng mới: Hoạt động của gv & hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập văn học Việt Nam I. Ôn tập văn học việt nam 1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm. (GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh) 1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Vợ nhặt Vợ chồng A Phủ Số phận và cảnh ngộ của con người Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng. Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng. 2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó. (GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến) 2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng: + Lòng yêu nước, căm thù giặc. + Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược. + Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp. + Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,... 3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? (GV gợi cho HS nhớ lại bài học. HS suy nghĩ và phát biểu). 3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc: + Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó. + Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. + Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống. 4. Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người. (GV định hướng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích. GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản). 4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau: 1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt. + Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước. + Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng. + Mọi người xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt. 2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung. + Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. + Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị. + Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy. 3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người. Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập văn học Nước ngoài 1. ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp. (GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con người, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu) II. Ôn tập văn học Nước ngoài 1. Số phận con người của Sô-lô-khốp + ý nghĩa tư tưởng: Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận. + Đặc sắc nghệ thuật: Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc. 2. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? (GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu) 2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn + Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX: - Bệnh u mê lạc hậu của người dân. - Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong. + Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: - Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc. - Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... - Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa . 3. ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê? (GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận) 3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê + Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập. + Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình. + Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. + Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời. 4. Củng cố, hệ thống bài học: ( Nhắc lại các kiến thức cơ bản) 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm sau khi dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA Ngu van 12CBHKIIDepHayDang de tai Xem thi biet.doc