Nghị luận xã hội gồm có hai dạng :
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời như : Lí tưởng (lẽ sống), Cách sống, hoạt động sống hoặc mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác) cũng như ngoài xã hội với các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè
* Các dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường gặp:
+ Dạng đề tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp.
Ví dụ: Đề 1. Suy nghĩ của anh/chị về đức tính hy sinh.
Đề 2. Trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề:
Sự tự tin của con người trong cuộc sống.
+ Dạng đề tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: thường gặp một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn
Ví dụ:
Đế 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau:
“Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.
* Kĩ năng làm văn nghị luận.
Các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
130 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT - Năm học 2013-2014 - Tố Văn Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình dị, gian khổ nhưng lạc quan yêu đời hiện lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến. 1,50
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình – ta, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.1,00
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 0,50
Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 3.b (5,0 đ) Theo chương trình Nâng cao Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò Sông Đà, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50
- Sông Đà dữ dằn, hung bạo: đá bờ sông dựng vách thành hiểm trở; mặt ghềnh dữ dội; những hút nước nguy hiểm; thác nước cuồng nộ; trùng vi thạch trận hiểm độc. 1,50
- Sông Đà thơ mộng, trữ tình: dòng chảy mềm mại, tha thướt; sắc nước biến ảo theo mùa; bờ bãi hoang sơ, tĩnh lặng, gợi cảm, giàu chất thơ. 1,00
- Nhà văn đã nhìn, cảm nhận dòng sông bằng tình yêu, niềm say mê tha thiết và miêu tả thành nhân vật văn học có tính cách phức tạp. 0,50
- Nghệ thuật: vận dụng kiến thức uyên bác; liên tưởng so sánh, nhân hóa độc đáo, tài hoa; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh; câu văn giàu nhạc điệu. 1,00
- Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc họa hình tượng. 0,50
Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.
---------Hết---------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2013
Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH: (5.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì?
Câu 2. (3.0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau:
Chiều ngày 30-4-2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nươc dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.
(Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6-5-2013)
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2012).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Au Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012, tr. 115 - 116 - 117)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 : Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì? (2,0 đ)
- Thái độ của nhân vật bà mẹ Hạ Du: ngạc nhiên, băn khoăn. 0,50
(Nếu thí sinh không nêu được hai biểu hiện cơ bản trên mà nói về thái độ khác của bà mẹ như đau xót, oán hận, thì vẫn đạt điểm tối đa ở ý này).
- Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:
+ Tưởng niệm, thương tiếc sự hi sinh cao cả của người cách mạng tiên phong.0,50
+ Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng.0,50
+ Niềm tin, cái nhìn lạc quan của nhà văn vào tương lai.0,50
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày các nội dung trên theo nhiều cách nhưng phải diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; lời văn trong sáng mới được điểm tối đa.
Câu 2 : Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam (3,0 đ)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau:
Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Văn Nam. 0,50
Phân tích
- Cảm phục trước hành động quên mình cứu người của Nguyễn Văn Nam. Đây là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập.0,50
- Hành động này thể hiện tấm lòng nhân ái của một nhân cách đặc biệt; một phẩm chất đạo đức cao đẹp đã được tu dưỡng, học tập, rèn luyện từ môi trường giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và truyền thống quê hương; 0,50
Bình luận
- Việc làm của Nguyễn Văn Nam là một nghĩa cử cao đẹp, dũng cảm phi thường, song không phải là cá biệt. Hành động này còn giàu ý nghĩa tích cực trong bối cảnh cuộc sống hiện tại.0,50
- Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm; đề cao ý thức nuôi dưỡng điều thiện và tính thiện.0,50
Liên hệ bản thân: học tập theo tấm gương Nguyễn Văn Nam, 0,50
Lưu ý:
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
- Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa.
- Không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 đ): Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ, thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
Nêu được vấn đề nghị luận 0,50
Hoàn cảnh xuất hiện tâm trạng và hành động của Mị
- Mị vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, yêu đời; từ khi buộc phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị cam chịu đến mức như không còn ý thức sống. 0,50
- Mùa xuân về, thiên nhiên đất trời thay đổi, không khí đón Tết náo nức (đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị) khiến sức sống trong Mị trỗi dậy.
Nội dung diễn biến tâm lí và hành động của Mị
- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình:
+ Tâm trạng: bồi hồi xúc động, thức tỉnh (ý thức về thời gian, kỉ niệm sống dậy, tiếng sáo gợi nhớ, thấy mình còn trẻ, ý thức về thân phận, ) và muốn đi chơi.1,00
+ Hành động: khác thường (nhẩm theo bài hát, uống rượu, xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn, sửa soạn đi chơi, ) thể hiện trạng thái phản kháng.0,50
- Khi bị trói: 1,00
+ Tâm trạng: đau khổ, chập chờn giữa quá khứ và hiện tại (không biết mình bị trói, vẫn sống với tiếng sáo, bồi hồi tha thiết, lúc mê, lúc tỉnh, ).
+ Hành động: mạnh mẽ (vùng bước đi nhưng bị dây trói thít chặt).
Nghệ thuật : Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật phù hợp với logic của đời sống, đạt đến sự chân thực, tinh tế. Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ.1,00
Đánh giá: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn. 0,50
Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 đ): Phân tích đoạn thơ trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
Nêu được vấn đề nghị luận, xác định vị trí của đoạn thơ 0,50
Nội dung
- Cảm nhận đất nước từ phương diện không gian:
+ Đất nước gắn với không gian gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của mỗi người (Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm).0,50
+ Đất nước gắn với không gian của tình yêu đôi lứa (Đất Nước là nơi ta hò hẹn/ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm).0,50
+ Đất nước gắn với không gian tráng lệ, rộng lớn, giàu đẹp của lãnh thổ (Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”/ Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”; Không gian mênh mông).0,50
+ Đất nước gắn với không gian sinh tồn thiêng liêng của dân tộc (Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ).0,50
- Cảm nhận đất nước từ phương diện thời gian: Đất nước gắn với chiều dài (Thời gian đằng đẵng) và chiều sâu lịch sử của dân tộc (Đất là nơi Chim về/ Nước là nơi Rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng).0,50
- Cảm nhận đất nước từ phương diện bản sắc văn hóa: Đất nước gắn liền với chiều sâu văn hóa của dân tộc (Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm; Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”/ Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”; Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng).0,50
Nghệ thuật: Thể thơ tự do; lối tách từ độc đáo, phép điệp cú pháp; sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo những chất liệu của văn hóa dân gian; chất trữ tình hòa quyện với chất chính luận đặc sắc; 1,00
Đánh giá: Đoạn thơ thể hiện cách cảm nhận, khám phá mới mẻ độc đáo về đất nước trên nhiều phương diện; thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người với đất nước. 0,50
Lưu ý câu 3a và 3b : Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt, cơ bản đạt được các yêu cầu về kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.
---------Hết---------
File đính kèm:
- Tai lieu hoc tap lop 12 mon Ngu van CTC.doc