Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 24 - Năm học 2014-2015 - Đinh Thế Long

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp hv:

- Củng cố những hiểu biết của hv về các thao tác lập luận phân tích, so sánh và kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho một bài văn nghị luận.

- Biết vận dụng các thao tác lập luận nêu trên để làm một bài văn nghị luận văn học.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, giáo án. Các đồ dùng dạy học phụ trợ cần thiết.

- Học viên: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. Dụng cụ học tập cần thiết.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Kết hợp các phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, quan sát, nhận xét, đánh giá.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. Phần mở đầu

- Ổn định lớp

- Lời vào bài

2. Nội dung bài mới

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tuần 24 - Năm học 2014-2015 - Đinh Thế Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ học tập cần thiết. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Kết hợp các phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, quan sát, nhận xét, đánh giá. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Phần mở đầu - Ổn định lớp - Lời vào bài Nội dung bài mới * Ma trận đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Làm văn: NLVH Học viên phải nhớ được đôi nét về nhà thơ Huy Cận và bài thơ Tràng Giang, nắm được nội dung chính, ý chính của bài. Hiểu được tâm sự của Huy Cận qua bài thơ Tràng giang Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm và các phương pháp phân tích để viết thành một bài văn hoàn chỉnh Số câu Số điểm 1 câu 10đ Tổng 1 câu 10đ * Đề bài: Anh/ Chị hãy phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận? * Hướng dẫn chấm a. Yêu cần kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết cách kết hợp các thao tác nghị luận trong bài làm. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, thuyết phục, không mắc lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu) b. Yêu cầu về kiến thức: Cần đảm bảo các ý sau: - Hoàn cảnh sáng tác? Một buổi chiều mùa thu 1939, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn sang dòng sông Hồng mênh mang và nghĩ về những kiếp người vô định, trôi nổi -> sáng tác bài thơ. - Phân tích được ý nghĩa nhan đề và lời đề từ? Tràng giang: sông dài. Vần “ang” liền nhau: tạo dư âm vang - xa - trầm - lắng -> gợi cảm giác mênh mang bát ngát. Âm Hán việt: sắc thái cổ kính, trang trọng. Không chỉ là con sông đơn thuần mà còn là sự triền miên của dòng sông cảm xúc. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là nét nhạc chủ âm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ. - Phân tích được nội dung chính ở bốn khổ thơ (hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ của tác giả, các thủ pháp được sử dụng trong bài thơ,) và có câu thơ làm dẫn chứng. - Làm rõ được tâm sự của Huy Cận thông qua bài thơ, đặc biệt ở hai câu thơ cuối. - Nêu được chủ đề của bài thơ. c. Cách cho điểm - Điểm 9, 10: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu trên, trình bày logic, diễn đạt mạch lạc, có thể sai một vài lỗi chính tả. - Điểm 7, 8: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, trình bày logic, còn sai một vài lỗi chính tả. - Điểm 5, 6: Bài viết còn thiếu một trong các ý trên, trình bày rõ ràng, mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, ý trình bày không mạch lạc, lộn xộn, lỗi chính tả nhiều. - Điểm 1, 2: Bài viết quá sơ sài, không có bố cục rõ ràng, trình bày thiếu mạch lạc hoặc trình bày qua loa, lỗi chính tả nhiều. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 3. Thu bài, dặn dò (2') - Thu bài: Kiểm tra số bài, số tờ; Nhận xét, đánh giá - Dặn dò: Chuẩn bị: Chiều Tối; Đọc thêm: Lai Tân 4. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................. Ngày soạn: 27/02/2014 Ngày dạy: / /2014 Tuần 24; Tiết 104 Đọc văn: CHIỀU TỐI (Mộ) Hồ Chí Minh I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hv: - Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa các chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo. - Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. - Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống ; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh - Vẻ đẹp của bài thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. - Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình. - Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại. - Yêu thơ của Hồ Chí Minh - Thêm cảm phục vị cha già kính yêu của dân tộc II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, giáo án. Các đồ dùng dạy học phụ trợ cần thiết; Hình thức tiến hành: trình bày bảng. - Học viên: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo. Dụng cụ học tập cần thiết. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Dẫn dắt, phân tích, gợi mở, diễn dịch, quy nạp, trả lời kết hợp với phương pháp khơi gợi để giúp học viên có khả năng tư duy, khơi cảm hứng sáng tạo và phát huy tính tích cực ở các học viên. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Phần mở đầu - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ (5') - Lời vào bài: 2. Nội dung bài học Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược về Tiểu dẫn * Hoạt động 2: Phân tích bài thơ - Bức tranh thiên nhiên ở hai cầu đầu có những hình ảnh nào? Dùng những từ ngữ nào để diễn tả buổi chiều? Thể hiện tâm trạng gì của người tù? - Hv suy nghĩ trả lời + “Cánh chim”: hình ảnh thường thấy trong thơ xưa. + “Chòm mây” (cô vân) -> đơn lẻ, cô đơn. -> Một cảnh chiều buồn, vắng, không có thanh âm, dường như không thấy rõ màu sắc. Nỗi cô đơn thấm vào cảnh vật. => Trạng thái tâm hồn, tình cảm của người tù sau một ngày khổ ải. Miêu tả phong cảnh cũng là tâm cảnh vậy. - Bức tranh đời sống ở hai câu cuối có gì khác biệt so với hai câu đầu? - Hv suy nghĩ trả lời - Hình ảnh thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy phân tích giá trị thẩm mỹ của những hình ảnh ấy? + Hình ảnh : cô em xóm núi xay ngô tối -> Tinh thần hiện đại của bài thơ: người con gái trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống đang hoạt động. + “Hồng”: cảnh vật ấm lên, hồng lên, tươi tắn, cảnh vật vui lên, rộn rã. -> Buổi chiều tối không còn vắng vẻ, cô quạnh; con người không còn cô đơn, mệt mỏi. Người tù đã vượt qua tù ngục để hòa nhập với cuộc sống đời thường của người dân xóm núi. + Đây là đặc điểm phổ biến trong thơ Bác: tư tưởng và hình tượng vận động theo định hướng sự sống và ánh sáng. * Hoạt động 3: Hướng dẫn hv nêu kết luận - Gv hướng dẫn hv rút ra kết luận của bài thơ - Hv lắng nghe, ghi chép I. Giới thiệu (3’) - Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù. - Thể thơ tứ tuyệt - Viết trong thời gian HCM bị chuyển lao từ nhà tù Tỉnh Tây đến Thiên Bảo - Bản dịch: Nam Trân II. Phân tích quyện điểu cô vân Tín hiệu thẩm mĩ báo thời gian quy lâm tầm túc thụ mạn mạn độ thiên không Hình ảnh có sự tương đồng cảnh ngộ và tâm trạng của HCM 1. Hai câu đầu (10’) - Thời gian: + Thời điểm mọi vật tìm về tổ ấm - Không gian: bao la tĩnh lặng - Hình ảnh: + Mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng vẫn tự do phóng khoáng, tha thiết với thiên nhiên. -> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn => Thi liệu cổ, tả cảnh bằng nét chấm phá nhưng với cái nhìn hiện đại. - Thiên nhiên: chân thực, sinh động, bức tranh chiều tối đẹp nhưng buồn, con người mang khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi theo cánh chim, chòm mây giữa trời rộng. 2. Hai câu sau (13’) - Hình ảnh cụ thể, chân thực: + Thiếu nữ ma bao túc: cần cù, cuộc sống vất vả -> Hình ảnh trung tâm thu vào tầm mắt của người đang trên đường chuyển lao. => Bức tranh chiều tối ấm áp, đáng yêu hơn. - Câu cuối: lò than rực hồng + Hồng: nhãn tự. + Xua tan bóng tối, mang đến niềm vui, sự sống mãnh liệt. -> Niềm lạc quan đối với cuộc sống, nghị lực của người tù ở xứ người. => Bức tranh chiều tối vừa bao la, mênh mông (trời, mây, núi) vừa thân mật, ấm cúng (thiếu nữ, lò than hồng), là bức tranh của thiên nhiên, của cuộc sống sinh hoạt chân thực, phóng khoáng, hài hoà chất thơ, chất tình. => Có sự chuyển đổi thời gian chiều -> tối (cánh chim, chòm mây, vòng quay cối xay, lò than đỏ rực) và tâm trạng cô đơn lạnh lẽo ấm áp. III. Kết luận (2’) Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển: lấy động tả tĩnh, sáng tả tối, ngoại cảnh biểu hiện nội tâm. - Hiện đại: khắc hoạ chân dung người hướng về sự sống để vượt qua thử thách; có ý chí, bản lĩnh và tình yêu đối với con người, cảnh vật. Đọc thêm: Lai Tân (10’) * Xuất xứ: Rút trong tập Nhật kí trong tù, sáng tác khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. * Kết cấu: - 3 câu đầu: + Ban trưởng: người trông coi, cải huấn các loại tội phạm >< đánh bạc. + Cảnh trưởng: người tổ chức, điều hành thực thi pháp luật >< giải tù, ăn hối lộ. + Huyện trưởng: Người cai quản công việc của huyện >< chong đèn làm việc. -> Phác họa bộ mặt thật của bọn quan lại thời Tưởng Giới Thạch khi bị phát xít Nhật chiếm đóng: thối nát, bất bình thường - Câu cuối: Lai Tân vẫn thái bình: bình thường, phổ biến, đương nhiên. -> Tạo mâu thuẫn ngay trong từng câu và trong 2 phần của bài thơ -> châm biếm, mỉa mai có hiệu quả, thâm thúy, sâu sắc. => Giá trị khái quát rộng lớn của bài thơ: lên án thái độ và hành động vô trách nhiệm của nhà cầm quyền ở Lai Tân cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. 3. Củng cố, dặn dò (2') - Củng cố: Bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống thể hiện trong bài thơ. + Học thuộc lòng bản dịch thơ. + Có ý kiến cho rằng : thơ Hồ Chí Minh đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể nhận thấy điều này trong bài Chiều tối như thế nào ? - Dặn dò: Chuẩn bị: Con người thi sĩ – chiến sĩ qua Chiều tối 4. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................. Ngày ký: / / 2014 Kiểm tra của Tổ trưởng Tuần 24 Tiết 100, 101, 102, 103, 104 Lớp 11 Đinh Thế Long

File đính kèm:

  • docbai 24 Day thon vi da.doc