Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tôi yêu em (Puskin) - Lưu Kim Tuyền

1.Tác giả

A lếch xan đrơ Xéc ghê ê vích Puskin ( 1799 – 1837) được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”

-Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cả đời Puskin luôn đứng về phía nhân dân lao động và giới tri thức bình dân.

-Ông là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và của thế giới, là người mở ra một thời đại mới, rực rỡ cho nền văn học Nga.

-Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết

- Tác phẩm chính: Tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng “ Ép ghê nhi Ô nhê ghin” ( 1823-1831), truyện ngắn: con đầm pich (1833)

2.Tác phẩm:

a.Xuất xứ:

- Là bài thơ tình nổi tiếng của Puskin và thế giới

Được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na

-Nhan đề bài thơ: Bài thơ vốn không có tên, nhan đề “ Tôi yêu em” do dịch giả Thúy Toàn dịch.

b. Bố cục:2 phần

- Khổ thở đầu: những mâu thuẩn giàng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình

- Khổ 2: nhân vật trữ tình kiểm nghiệm lại tình yêu của mình

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tôi yêu em (Puskin) - Lưu Kim Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: Lưu Kim Tuyền Tuần: Ngày giảng: Tiết: TÔI YÊU EM -Puskin- I/ Mục tiêu bài học Nhận thức Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế Kĩ năng Giúp HS thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ tình của Puskin, biết cách cảm nhận và phân tích một bài thơ tình yêu trong sáng và đầy thi vị, từ đó có thể cảm nhận và phân tích những bài thơ tình một cách tinh tế và giàu cảm xúc II/ Phương tiện, cách thức dạy học Phương tiện - SGK Ngữ Văn 11 tập 2 - SGV Ngữ Văn 11 tập 2 - Giáo án 2. Cách thức dạy học GV hướng dẫn HS đọc và cảm nhận bài thơ trên tinh thần trong sáng, giản dị, tinh tế, phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ, từ đó có cái nhìn chính xác và chân thực về bài thơ. III/ Tiến trình dạy học Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ Sĩ số. Kiểm tra bài cũ: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu được thể hiện như thế nào trong bài thơ Từ ấy. Vào bài mới Tình yêu là một đề tài hấp dẫn đối với văn chương, nghệ thuật. Nó là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Puskin, thi sĩ vĩ đại của tình yêu, đã khơi nguồn cảm hứng ấy và dệt nên những bài thơ tình tuyệt diệu, "Tôi yêu em" là một trong những kiệt tác trữ tình của Puskin, làm nên sự bất tử của thiên tài. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV: Các em đọc phần tiểu dẫn trong SGK và rút ra những ý chính về cuộc đời của tác giả? HS trả lời GV lưu ý HS một số ý không có trong SGK - Nêu một số tác phẩm nổi tiếng của ông? - Em hãy cho biết xuất xứ của bài thơ? Hs trả lời. GV nhận xét và tổng kết. - Em hãy chia bố cục bài thơ và nêu ý chính từng phần? HS trả lời. GV nhận xét tổng kết ý. - GV: Bài thơ mở đầu bằng cụm từ “tôi yêu em”, so với bản dịch nghĩa, bản dịch cụm từ này đã chuyển dịch hết nghĩa chưa? HS: Cụm từ “tôi yêu em” mở đầu bản dịch thơ chưa thể hiện hết tinh thần của nguyên tác “ tôi đã yêu em” chỉ thời quá khứ. - GV:Vậy nếu hiểu bài thơ theo lối “tôi đã yêu em” thì tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào? (gợi ý)=> Hai câu đầu như sự thổ lộ, giãi bày tình yêu của chàng trai GV: Đó là sự khẳng định tình yêu vẫn chưa lụi tàn nhưng đến hai câu tiếp theo mạch thơ lại có sự chuyển biến đột ngột. - GV: Em hãy cho biết mạch thơ hai câu sau có gì bất ngờ? HS trả lời GV: Như một quyết định dứt khoát đầy lí trí của chàng trai với một tình yêu không được hồi đáp: phải chối bỏ tình yêu, phải dập tắt ngọn lửa tình yêu trong lòng mình để “ nó không làm phiền đến em nữa” và “tôi không muốn em buồn vì bất cứ điều gì” - GV: Trong câu 5 và 6 tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để thể hiện tình yêu? HS trả lời - GV: Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào nhằm nói lên điều gì? HS: Biện pháp liệt kê Thể hiện những cảm xúc tình yêu đa chiều của tác giả và tâm trạng đau khổ, nặng nề. GV: nhận xét và tổng kết ý. GV: Từ câu 1 đến câu 6, trong nhân vật tôi như diễn ra một “cơn sóng lòng” nhưng ở hai câu cuối tâm trạng ấy dường như thay đổi - Tình yêu của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào ở 2 câu thơ cuối này? HS: trả lời. - GV: Lời cầu chúc của Puskin thể hiện điều gì? HS trả lời. GV nhận xét và tổng kết ý. GV: Puskin đã quên đi cái “tôi” của mình và cho thấy một tình vô cùng cao thượng, không hề hận thù mà mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. - GV: Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ này? HS trả lời. GV Tổng kết và gọi 2 em đọc phần ghi nhớ SGK. I/ Tiểu dẫn 1.Tác giả A lếch xan đrơ Xéc ghê ê vích Puskin ( 1799 – 1837) được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga” -Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cả đời Puskin luôn đứng về phía nhân dân lao động và giới tri thức bình dân. -Ông là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và của thế giới, là người mở ra một thời đại mới, rực rỡ cho nền văn học Nga. -Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết - Tác phẩm chính: Tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng “ Ép ghê nhi Ô nhê ghin” ( 1823-1831), truyện ngắn: con đầm pich (1833) 2.Tác phẩm: a.Xuất xứ: - Là bài thơ tình nổi tiếng của Puskin và thế giới Được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na -Nhan đề bài thơ: Bài thơ vốn không có tên, nhan đề “ Tôi yêu em” do dịch giả Thúy Toàn dịch. b. Bố cục:2 phần - Khổ thở đầu: những mâu thuẩn giàng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình - Khổ 2: nhân vật trữ tình kiểm nghiệm lại tình yêu của mình II/ Đọc – hiểu văn bản 1.Những mâu thuẩn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình “Tôi yêu em” chưa thể hiện hết ý nghĩa của nguyên tác àlà lời tụ thú, tự nhủ. “Đến nay chừng có thể” à Suy ngẫm về tình yêu. “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” à ẩn dụ cho thấy một tình yêu nồng nàn, tha thiết, mãnh liệt. => Tình yêu ấy như ngọn lửa ấp ủ dai dẳng cháy trong lòng nhà thơ. - Hai câu sau => Nhân vật trữ tình tự buộc mình phải chối bỏ tình yêu, phải dập tắt chút lửa tình còn âm ỉ. ð Tâm trạng nhân vật trữ tình mâu thuẩn giữa lí trí và tình cảm. 2.Nhân vật trữ tình kiểm nghiệm lại tình yêu của mình. - Câu 5,6 => Dùng biện pháp liệt kê thể hiện tình yêu với nhiều cung bật cảm xúc đồng thời cho thấy tâm trạng nặng nề, đau khổ, cuồng nhiệt mà vô vọng, đầm thắm mà lo âu. - Câu 7 à Một lần nữa tình yêu được khẳng định - Câu 8 à Câu thơ cuối bài là một lời cầu chúc ð Nhân vật trữ tình đã vượt qua được cái ích kỉ tầm thường trong tình yêu bằng một lời cầu chúc đẹp.Đó chính là tình yêu đẹp nhất, trong sáng nhất, tinh tế nhất, cao thượng nhất. III/ Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Dung lượng ngắn gọn, ngôn từ giản dị, trong sáng, dễ hiểu => Vẻ đẹp tình yêu chân thành, trong sáng, say đắm, nhân hậu, cao cả - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ 2. Nội dung ( SGK) IV/ Củng cố GV dặn HS -Về nhà học thuộc bài thơ và nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docToi yeu em.doc
Giáo án liên quan