Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 87: Chiều tối (Hồ Chí Minh)

A. Mức độ cần đạt

- Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo.

- Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

I. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1. Kiến thức

- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.

- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất trữ tình.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.

- Kĩ năng phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặt trưng thể loại.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tinh thần lạc quan yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt.

B. Phương tiện thực hiện

- Giáo viên: SGK, SGV, Sách chuẩn kiến thức và kĩ năng ngữ văn 10, thiết kế bài dạy, tài liệu có liên quan, bảng phụ.

- Học sinh: Đọc bài học và chuẩn bị nội dung trước ở nhà, sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

C. Cách thức tiến hành

 - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành.

 - Kết hợp việc cho học sinh sử dụng phiếu học tập, xem bảng phụ và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa.

D. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

Đọc thuộc lòng bài Đây thôn Vĩ Dạ. Nêu chủ đề bài thơ?

3. Nội dung dạy học

● Giới thiệu bài mới: Thơ ca từ xưa đến nay khi viết về hoàng hôn thường gợi nỗi buồn, “Mộ” của Hồ Chí Minh cũng thuộc đề tài ấy có gợi nỗi buồn không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 - Tiết 87: Chiều tối (Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn: Tieát: 87. Đọc văn CHIỀU TỐI Hồ Chí Minh. A. Mức độ cần đạt - Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo. - Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. I. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh. - Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất trữ tình. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm trữ tình. - Kĩ năng phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặt trưng thể loại. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tinh thần lạc quan yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt. B. Phương tiện thực hiện - Giáo viên: SGK, SGV, Sách chuẩn kiến thức và kĩ năng ngữ văn 10, thiết kế bài dạy, tài liệu có liên quan, bảng phụ. - Học sinh: Đọc bài học và chuẩn bị nội dung trước ở nhà, sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành. - Kết hợp việc cho học sinh sử dụng phiếu học tập, xem bảng phụ và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa. D. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Đọc thuộc lòng bài Đây thôn Vĩ Dạ. Nêu chủ đề bài thơ? 3. Nội dung dạy học ● Giới thiệu bài mới: Thơ ca từ xưa đến nay khi viết về hoàng hôn thường gợi nỗi buồn, “Mộ” của Hồ Chí Minh cũng thuộc đề tài ấy có gợi nỗi buồn không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 5 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Nêu vị trí và đề tài của bài thơ? HS đọc tiểu dẫn SGK. I. Tìm hiểu chung - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, mùa thu năm 1942. - Vị trí của bài thơ: Bài thứ 31 của Nhật kí trong tù. - Đề tài: Bài thơ thuộc nhóm tác phẩm ngẫu hứng, ghi lại những tâm tình của người tù trên đường bị lưu đày, giải từ nơi này đến nơi khác. 30 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết. GV: Gọi học sinh đọc văn bản tác phẩm. GV: So sánh phần dịch thơ với nguyên tác, hãy nhận xét? GV: Phân tích bức tranh thiên nhiên thể hiện trong hai câu thơ đầu. Nó được miêu tả theo bút pháp nghệ thuật nào? Hãy liên hệ với nhiều bài thơ tả cảnh buổi chiều khác? GV: Nhận xét nét đẹp cổ điển mà rất hiện đại trong hai câu thơ đầu? GV: Sự gần gũi giữa cảnh và người được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ đầu? Nhận xét về tâm hồn của người tù trước cảnh vật buổi chiều? GV: Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ cuối như thế nào? So với thơ ca trung đại, sự cảm nhận này có gì mới mẻ, hiện đại? GV: Điểm sáng của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ nào? Hình tượng trung tâm của bức tranh đời sống này là gì? GV: Nhận xét về tâm hồn của Hồ Chí Minh trong hai câu cuối? HS: Đọc diễn cảm văn bản. HS: Tiến hành so sánh bản dịch thơ với phần nguyên tác, nhận xét: -Bản dịch chưa sát nghĩa. -Đánh mất đi ý nghĩa của các từ : Cô vân, mạn mạn ( đám mây cô độc, lẻ loi đang trôi chậm chậm). HS: Đọc lại hai câu thơ đầu, thảo luận phân tích. - Bức tranh thiên nhiên được miêu tả theo bút pháp chấm phá. - Buổi chiều thường gợi tâm trạng buồn tẻ, cô quạnh: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi ( Bà Huyện Thanh Quan)- Chim hôm thoi thóp về rừng ( Nguyễn Du)- Chim bay về núi, tối rồi ( ca dao), HS: Thảo luận, trả lời. Cánh chim gợi lên nét cổ điển nhưng cách cảm nhận rất hiện đại gần gũi. HS: Suy nghĩ, trả lời. Nhìn cảnh vật đang vận động, Bác liên tưởng đến hoàn cảnh tù đày của mình mà cảm thông, chia sẻ. Sau một ngày dài tất cả đều mỏi mệt. Tuy nhiên Bác không khép lòng mình trước tạo vật mà đón nhận nó, trân trọng nó. HS: Thảo luận trả lời: Bức tranh đời sống được cảm nhận ở hai câu cuối là bức sinh lao động, sinh hoạt bình dị nhưng khỏe khoắn. HS: Trả lời : Chữ hồng là điểm sáng của bài thơ. Và hình tượng trung tâm của bài thơ là con người đang lao động say sưa. HS: Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Bác : Lạc quan, lãng mạn cách mạng. II. Đọc – hiểu chi tiết. 1) Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên. - Bức tranh thiên nhiên được miêu tả theo bút pháp chấm phá, mang tính chất ước lệ cổ điển: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. + Bản dịch chưa diễn tả được vẻ đơn độc và nhịp bay chậm chậm của chòm mây: Cô vân (lẻ loi), mạn mạn (chậm chậm). + Hình ảnh cánh chim bay về tổ thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà, cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian vừa mang ý nghĩa thời gian. + Cảnh vật đang có sự vận động bên trong: Cánh chim mỏi. + Hình ảnh cánh chim mang nhiều nét cổ điển nhưng cách cảm nhận của Bác mang tinh thần hiện đại:Không mơ hồ, xa xăm mà rất gần gũi, hiện thực, đầy trìu mến. + Cảnh và người có sự gần gũi, tương đồng: Suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi và người tù cũng mỏi mệt sau một ngày vất vả lê bước trên đường. Đó là sự hòa hợp cảm thông giữa nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho mọi sự sống trên đời. - Bức tranh thiên nhiên buổi chiều thật đẹp và man mác một nỗi buồn. 2) Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống. - Bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây chim muông chuyển sang cảnh con người và lại là con người lao động. Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. + Bản dịch thừa một chữ tối và chưa thể hiện được hết nhịp điệu liên hoàn của chiếc cối xay :Ma bao túc- bao túc ma hoàn. + Tâm hồn của Bác đang hướng ra cuộc sống, tìm nơi cuộc sống nét bình dị mà khỏe khoắn, lạc quan. - Bài thơ bật sáng lên hình ảnh sinh hoạt của con người: Ngọn lửa của cuộc sống nổi bật lên, tỏa ấm trên bức tranh thơ, xua tan cái lạnh, cái vắng lặng, cô đơn của cảnh vật cũng như lòng người nơi rừng núi lúc chiều về. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. GV: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. HS: Dựa vào ghi nhớ tổng kết. III. Tổng kết. - Nội dung: Thông qua sự cảm nhận tinh tế của Hồ Chí Minh đối với thiên nhiên và cuộc sống, ta thấy được một hồn thơ ung dung, thư thái, hướng về sự sống, về ánh sáng và niềm vui giản dị trong lao động của con người. Đó còn là bản lĩnh, cốt cách của người thi sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh. - Nghệ thuật: Bài thơ điển hình cho phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh, hài hòa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. 4. Củng cố ø( 1 phút) Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua cách miêu tả cảnh vật thiên nhiên và hình ảnh con người lao động. Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. 5. Dặn dò Đọc thuộc lòng bài thơ. Đọc và soạn bài Từ ấy.

File đính kèm:

  • docxchieu toi.docx
Giáo án liên quan