A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa – một biểu tượng riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
B. Đặc điểm bài học:
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian (không theo diễn biến tâm lí nhân vật chính như tiểu thuyết hiện đại). Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính (không qua sự phân tích thuyết minh của tác giả). Đoạn trích cũng thể hiện những đặc điểm ấy. Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc có nhiều loại, đây thuộc loại giảng sử (kể chuyện lịch sử), tác giả đưa vào chuyện lịch sử rồi hư cấu tưởng tượng thêm.
C. Trọng tâm bài học:
- Tính cách bộc trực ngay thẳng của Trương Phi và sự điềm tĩnh của Quan Công.
- Âm vang chiến trận thời cổ.
D. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm.
E. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: SGK, Sách giáo viên, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: SGK.
F. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Lời vào bài.
3. Nội dung bài học:
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 77, 78: Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TRẦN MINH HƯỜNG
Tiết 77+78
Ngày dạy: 11/11/09
Người soạn: HỨA VÕ THANH TRÚC
GIÁO ÁN
Bài: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung)
Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa – một biểu tượng riêng biệt của lòng trung nghĩa.
Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
Đặc điểm bài học:
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian (không theo diễn biến tâm lí nhân vật chính như tiểu thuyết hiện đại). Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính (không qua sự phân tích thuyết minh của tác giả). Đoạn trích cũng thể hiện những đặc điểm ấy. Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc có nhiều loại, đây thuộc loại giảng sử (kể chuyện lịch sử), tác giả đưa vào chuyện lịch sử rồi hư cấu tưởng tượng thêm.
Trọng tâm bài học:
Tính cách bộc trực ngay thẳng của Trương Phi và sự điềm tĩnh của Quan Công.
Âm vang chiến trận thời cổ.
Phương pháp giảng dạy:
Thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: SGK, Sách giáo viên, bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: SGK.
F. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Lời vào bài.
3. Nội dung bài học:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn.
- GV nhấn mạnh một số có liên quan đến việc đọc- hiểu ( Thời điểm ra đời của Tam quốc diễn nghĩa, y nghĩa của hai chữ Tam quốc) và cho HS quan sát bản đồ.
- Có thể yêu cầu HS nào đã đọc qua tác phẩm tóm tắt.
(?) Dựa vào SGK, cho biết y nghĩa của tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa?
- GV giải thích thêm về sự tuyệt nghĩa của Quan Công trong “TQDN”: câu chuyện “Đuốc sáng thâu đêm”: Khi Quan Vũ hàng Tào Tháo, Tào cố sắp đặt cho Quan Vũ và hai chị dâu ở cùng một phòng để ông lỗi đạo với Lưu Bị mà không thể về với họ Lưu được nữa. Nhưng Khi Cam phu nhân và Mi phu nhân đi ngủ, Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác cho đến sáng. Tào nghe được rất khâm phục ông.
(?) Cho biết vị trí và nội dung đoạn trích?
(?) Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn?
- GV: yêu cầu HS đọc đoạn trích theo hình thức phân vai.
(?) Qua hành động của Trương Phi đối với quan huyện, ta bước đầu thấy được Trương Phi là người thế nào? XH Trung Quốc ra sao?
GV giải thích thêm tính nóng của Trương Phi thể hiện trong “TQDN”: Trương Phi nghe tin viên Đốc bưu đòi Lưu Bị phải đưa tiền đút lót, Trương Phi nổi giận đùng đùng, trói viên Đốc bưu đánh vào đùi đến gãy cả 10 cành liễu mới thôi.
(?) Quan Công khi biết tin Trương Phi thì có thái độ thế nào?
(?) Khi hay tin Quan Công đến Trương Phi phản ứng ra sao?
(?) Sự giận dữ của Trương Phi thể hiện qua những chi tiết nào? Vì sao lại có thái độ đó?
(?) Qua sự giận dữ đó, ta thấy được tính cách gì của Trương Phi?
(?)Trước một Trương Phi nóng như lửa thì Quan Công Phản ứng thế nào?
(?) Tính cách nóng nảy của Trương Phi lại được bùng phát như thế nào?
(?) Quan Công chứng tỏ lòng thực của mình bằng hành động gì?
£ Thảo luận: Vì sao Trương Phi lại buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương chỉ trong ba hồi trống? Ý nghĩa của sự kiện này?
(?) Khi Quan Công chém được đầu Sái Dương thì Trương Phi đã thật sự tin anh chưa?
(?) Qua đó ta thấy được tính cách gì ở Trương Phi nữa?
£ Thảo luận: Tìm y nghĩa của hồi trống?
(?) Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện như thế nào?
£ Trò chơi: Nhận diện tính cách nhân vật.
- Lựa chọn tính cách nào phù hợp với Trương Phi và Quan Công, sau đó đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
Giới thiệu:
Tác giả: La Quán Trung (1330-1400?)
Tên: La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân
Sinh vào cuối đời Nguyên đầu thời Minh
Người vùng Thái Nguyên thuộc Sơn Tây cũ
Thích ngao du đây đó
Đọc nhiều sách lịch sử
Tuổi trẻ từng tham gia khởi nghĩa chống quân Nguyên
Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh-Thanh
Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa có ảnh hưởng rộng khắp Trung Quốc và thế giới.
Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa:
a. Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi
- Ra đời vào thời Minh-Thanh
- Tiểu thuyết được chia thành nhiều hồi (Tam quốc diễn nghĩa có 120 hồi, Tây du ky có 100 hồi)
- Trước mỗi hồi thường có hai câu thơ khái quát sự việc trong hồi đó.(Hồi 1 Tam quốc diễn nghĩa được mở đầu:
“ Tiệc vườn đào anh hùng kết nghĩa
Chém khăn vàng hào kiệt lập công ”)
- Sự việc được trình bày theo trình tự thời gian
- Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại.
- Cuối mỗi hồi thường có câu “Hạ hồi phân giải”(muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ)
b. Tóm tắt tác phẩm:
Kể lại cuộc phân tranh trong vòng 87 năm giữa ba tập đoàn phong kiến Nguỵ (Tào Tháo), Thục (Lưu Bị), Ngô (Tôn Quyền)
c. Giá trị tác phẩm:
- Đứng trên lập trường nhân dân tác giả nói lên nguyện vọng tha thiết của nhân dân muốn được sống cuộc đời hạnh phúc, hoà bình và thống nhất. Đồng thời vạch trần tội ác của bọn vua quan phong kiến đã gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu, chia cắt đất nước lâu dài.
- Xây dựng được những nhân vật điển hình như: Ngũ Hổ tướng (Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, Hoàng Trung, Mã Siêu), Ngũ tuyệt: tuyệt nhân (Lưu Bị), tuyệt nghĩa (Quan Vũ), tuyệt trí (Khổng Minh), tuyệt gian (Tào Tháo), tuyệt dũng (các võ tướng của ba phe)
3. Đoạn trích: Hồi trống cổ thành
- Trích hồi 28 Tam Quốc diễn nghĩa
- Tên đọan trích do người biên soạn SGK đặt.
4. Bố cục:
- Đoạn 1: từ đầu.Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!”: thuật lại việc Quan Công gặp Trương Phi, Phi ngờ anh đã phản bội lời thề kết nghĩa, đòi giết Quan công.
- Đoạn 2: còn lại: Quan Công chém đầu tướng Tào, giải được hiềm nghi, nghĩa vườn đào lại được trọn vẹn.
II. Đọc-Hiểu tác phẩm:
“Chém Sái Dương anh em hoà giải
Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên”
1. Cuộc gặp gỡ giữa hai anh em chí thiết và một mâu thuẫn không thể dung hoà:
Trương Phi
Quan Công
- Nóng tính: “nổi giận đuổi quan huyện đi”
àXH Trung Quốc loạn lạc
- Nghe tin Quan Công đến:
+ “chẳng nói chẳng rằngđi tắt ra cửa Bắc”
+ “mắt tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm”
+ quyết liều sống chết
à giận dữ như với kẻ thù
à cho rằng Quan Công đã phạm điều trung nghĩa, tín nghĩa: “trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục”
+ bỏ qua lời giải thích của hai chị dâu và Tôn Càn
+ “nó lại đây tất là để bắt ta đó”
à tính cách cương trực, ngay thẳng, dứt khoát trong hành động.
- Nghe tin Trương Phi: + mừng rỡ vô cùngà muốn báo tin ngay cho em.
- Bình tĩnh:
+ tránh ngọn mâu của em
+ gọi em là “hiền đệ”
+ nhắc nghĩa vườn đào
- Bất lực trước người em nóng tínhà nhờ đến lời của chị dâu và Tôn Càn để minh oan
à sự khôn khéo của Quan Công dù bị buộc tội oan.
à thái độ của Quan Công làm dịu đi cơn giận của Trương Phi
à Thể hiện vai trò của một người anh.
à Tác giả miêu tả tính cách nhân vật một cách tinh tế, tạo nên sự đối lập về tính cách.
2. Hồi trống minh oan:
Tính cách nóng nảy của Trương Phi tiếp tục bùng phát: Trương Phi nhìn thấy quân Tàoà cho là Quan Công đem quân đến bắt mình thật.
Quan Công bày tỏ lòng trung nghĩa: “Ta chém tên tướng ấy để tỏ lòng thực của ta”.
Trương Phi: buộc anh phải chém tướng giặc trong ba hồi trống.
- Quan Công: chém đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trốngà hành động nhanh chóng, quyết liệt.
à minh oan bằng tài năng và khí phách anh hùng.
à thể hiện lòng trung nghĩa (đối với vua) và tín nghĩa (đối với anh em)
Trương Phi nghe tên lính giải thích về anhà thực sự tin anh và “ rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường”
à nút thắt được mở.
à Trương Phi là con người đã nghi ngờ thì nghi ngờ tuyệt đối nhưng khi đã tin thì tin hết mình.
Ý nghĩa hồi trống:
Hồi trống là điều kiện, là quan toà phán xét.
Biểu tượng cho lòng trung nghĩa và khí phách anh hùng.
Biểu trưng cho tính cương trực của Trương Phi, khẳng định sự “tuyệt nghĩa” của Quan Công.
Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu-Quan-Trương.
Nghệ thuật:
Dẫn dắt mâu thuẫn đến chỗ khó giải quyết, hầu như bế tắt, rồi bất ngờ lại loé sáng một con đường giải thoát.
Giàu kịch tính, lối kể chuyện giản dị, không tô vẽ, không bình phẩm nhưng toát lên được không khí chiến trận và thể hiện được tính cách nhân vật một cách rõ ràng.
Nhân vật
Tính cách
Trương Phi
Quan Công
Nóng nảy, bộc trực
x
Điềm tĩnh
x
Trung nghĩa
x
x
Phục thiện
x
III. Tổng kết:
Hồi trống cổ thành là một vở kịch ngắn, sôi nổi, sinh động, mang y vị chiến trận đậm đà.
Đó là hồi trống biểu dương cho tính cương trực của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Công, ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu Bị-Quan Công-Trương Phi.
Phụ lục 1
PHIẾU HỌC TẬP
Thảo luận nhóm: Vì sao Trương Phi lại buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương chỉ trong ba hồi trống? Ý nghĩa của sự kiện này?
Trả lời:
Phụ lục 2
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Thảo luận nhóm: Tìm y nghĩa của hồi trống?
Trả lời:
Phụ lục 3
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Thảo luận nhóm: Vì sao Trương Phi lại buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương chỉ trong ba hồi trống? Ý nghĩa của sự kiện này?
Trả lời:
Trương Phi không muốn anh thể hiện lòng trung, lòng tín mà còn muốn anh làm việc ấy một cách thắng lợi nhanh chóng nhằm thách thức đến tận cùng, đưa anh đến tình huống khắc nghiệt nhất để thật sự thấy được tấm lòng của anh.
Chỉ trong một hồi trống, Sái Dương đã bị chém đầu. Nút mâu thuẫn đã mở, hiện lên hình ảnh tráng sĩ thời đại, thời ấy, chỉ có chiến trận, binh đao mới thể hiện trung nghĩa, tín nghĩa.