A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, kỹ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.
B- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng đen, SGK, SGV, giáo án cá nhân.
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: (3 phút)
1- Ổn định lớp, KT sĩ số:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới:
D- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 74: Nghĩa của câu - Năm học 2013-2014 - Đỗ Thị Thu Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tiếng Việt Sinh viên TT: Đỗ Thị Thu Tâm
Tiết 74 Gíao viên HD:
Tuần 20
Ngày soạn: 1/1/2014
Ngày dạy: 10/1/2014.
NGHĨA CỦA CÂU
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Nắm được nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, kỹ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng đen, SGK, SGV, giáo án cá nhân.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: (3 phút)
Ổn định lớp, KT sĩ số:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(2 phút)
Dùng dẫn chứng minh họa: VD: A! Mẹ về!
GV hỏi: trong câu trên ngoài nghĩa thông tin sự việc còn có nghĩa gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu(13 phút)
Gọi HS đọc phần ngữ liệu 1. (SGK/6)
Yêu cầu Hs so sánh sự giống và khác nhau về nghĩa các cặp câu a1- a2, b1- b2.
GV sửa bài tập
GV hỏi: từ sự so sánh các Vd trên em có nhận định như thế nào về các thành phần nghĩa của câu và mối quan hệ của chúng trong câu?
GV đúc kết lại nội dung
GV hỏi: vậy có trường hợp đặc biệt mà câu chỉ có nghĩa tình thái không? Nếu có đó là khi nào?
GV cho HS đọc và tìm hiểu thêm Vd: “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!” (Nguyễn Tuân, Chữ ngươi tử tù) (SGK/7)
Hoạt động 3: tìm hiểu nghĩa sự việc (13 phút)
Gv gọi HS đọc toàn bộ phần II (SGK/7,8)
Nêu định nghĩa về nghĩa sự việc?
GV nhấn mạnh: nghĩa sự việc là phần thông tin có trong câu ( đề cập đến một hoặc nhiều sự việc).
Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Do đó, câu cũng có những nghĩa sự việc khác nhau. Em hãy nêu một số loại nghĩa sự việc mà câu biểu hiện? Nêu Vd?
GV giảng giải, phân tích VD
GV hỏi: Qua các Vd trên em nào hãy cho biết nghĩa của câu thường được biểu hiện qua các thành phần nào trong câu?
Gv gọi Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập 1.(SGK/9) (10 phút)
Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Chia nhóm thảo luận
Cho HS trình bày
GV hướng dẫn sửa bài
Hoạt động 6: Củng cố (3)phút)
Gọi một số HS nhắc lại nội dung bài học không nhìn SGK.
GV chốt lại kiến thức bài học
Hoạt động 7; Dặn dò ( 1 phút)
Làm hai bài tập 2 và 3 phần Luyện tập (SGK/9)
Học bài cũ – Soạn bài mới Hầu trời, Tản Đà
HS suy nghĩ,phát biểu: nghĩa tình thái.
HS đọc
HS so sánh và phát biểu
Các HS còn lại theo dõi và bổ sung
HS lắng nghe, ghi chép
HS suy nghĩ, dựa vào SGK trả lời
HS lắng nghe,ghi bài
HS trả lời
Hs tự đọc, suy nghĩ
Hs đọc, các Hs còn lại theo dõi
HS phát biểu
HS trả lời và lấy Vd liên hệ
HS ghi chép
HS suy nghĩ, phát biểu
HS ghi bài
Hs đọc ghi nhớ SGK
HS đọc,cá nhân theo dõi
HS bàn luận và đưa ra cách giải quyết
Đại diện từng nhóm trình bày, cá nhân theo dõi, bổ sung.
HS tự ghi
HS phát biểu
Hs chú ý theo dõi
HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU:
So sánh hai câu trong từng cặp câu sau đây:
a1. Hình như có một thời hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. ( Nam Cao, Chí Phèo).
a2. Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
b1. Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng... (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b2. Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng...
+ Cả 2 câu a1 và a2 đều nói đến sự việc Chí Phèo từng có một thời ao ước có một gia đình nho nhỏ. Nhưng câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc qua từ “hình như”, còn câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
+ Cả 2 câu b1 và b2 đều đề cập đến sự việc giả định ( nếu tôi nói... người ta cũng bằng lòng). Nhưng câu b1 thể hiện sự phỏng đoán có sự tin cậy cao đối với sự việc qua từ “ chắc”, còn câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.
- Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa: thành phần thứ nhất gọi là nghĩa sự việc, thành phần thứ 2 gọi là nghĩa tình thái.
- Thông thường hai thành phần trên hòa quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái.
- Nhưng có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu được cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.
vd: “ Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!”
+ câu 1: nghĩa sự việc biểu hiện qua các từ ngữ “ y văn võ đều có tài cả’. Nghĩa tình thái: thái độ ngạc nhiên qua các từ “thế ra” và thái độ kính cẩn qua từ “ Dạ bẩm”.
+ câu 2: chỉ có nghĩa tình thái: bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán ‘ Chà chà”.
II- NGHĨA SỰ VIỆC:
Định nghĩa: nghĩa sự việc là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
Một số lọai nghĩa sự việc:
+ Câu biểu hiện hành động:
Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chờ những người đi đưa. (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
(Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu)
+ Câu biểu hiện quá trình:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
(Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu)
+ Câu biểu hiện tư thế:
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo ngang)
+ Câu biểu hiện sự tồn tại:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thói đời)
Động từ tồn tại: còn, hết
Sự vật tồn tại: bạc, tiền, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi.
+ Câu biểu hiện quan hệ:
Đội Tảo là một tay vai vế trong làng
(Nam Cao, Chí Phèo)
Quan hệ đồng nhất: (là)
Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ các thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Ghi nhớ:
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc dược đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, khởi ngữ, trạng ngữ và một số thành phần phụ khác.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài Câu cá mùa thu, Nguyễn Khyến.
Câu 1: diễn tả 2 sự việc chỉ trạng thái (Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo)
Câu 2: diễn tả một sự việc chỉ đặc điểm ( thuyền câu bé tẻo teo).
Câu 3: Diễn tả một sự việc chỉ quá trình (sóng – gợn)
Câu 4: diễn tả một sự việc chỉ quá trình ( lá – đưa vèo)
Câu 5: diễn tả hai sự việc chỉ:
+ trạng thái: (tầng mây – lơ lửng).
+đặc điểm: ( trời – xanh ngắt)
Câu 6: Diễn tả hai sự việc chỉ:
+ Đặc điểm: (ngõ trúc – quanh co)
+ Trạng thái: (khách – vắng teo)
Câu 7: Diễn tả hai sự việc chỉ tư thế (Tựa gối / buông cần).
Câu 8: Diễn tả một sự việc chỉ hành động (cá – đớp).
Hai thành phần nghĩa của câu.
Nghĩa sự việc
File đính kèm:
- Giao an Nghia cua cau.docx