Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Thực hành các phép tu từ "Phép điệp và phép đối" - Nguyễn Thị Hồng Tươi

I.Mục tiêu bài học.

 1. Kiến thức:

- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.

 2. Kĩ năng:

- Có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo vào tác dụng của hai phép tu từ trên và sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.

 3. Giáo dục:

- Thấy được vẻ đẹp của Tiếng Việt, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

 1.Giáo viên

- Soạn bài

- Đọc sách giáo viên, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo.

- Sách bài tập

 2. Học sinh

- Đọc bài

- Soạn bài

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

 1.Ổn định tổ chức: 1’

- Kiểm tra bài cũ: 4’- Em hãy kể tên các phép tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn?

 2.Các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Tạo tâm thế.

 -Thời gian: 2’

- Phương pháp: Thuyết trình.

- Kĩ thuật: kĩ thuật động não.

 Trong số các biện pháp tu từ mà bạn A vừa kể thì phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng và góp phần tăng hiệu quả biểu đạt trong văn bản văn học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng làm các bài tập thực hành nhận diện và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng.

* Hoạt động 2 + 3 : Tri giác, phân tích, khái quát, đánh giá.

- Thời gian: 20- 23’

-Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

-Kĩ thuật: Động não.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Thực hành các phép tu từ "Phép điệp và phép đối" - Nguyễn Thị Hồng Tươi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4’ các yêu cầu sau: Nhóm 1 thảo luận câu hỏi 1. Nhóm 2 thảo luận câu hỏi 2. Nhóm 3 – câu hỏi 3. Nhóm 4 – câu hỏi 3 1. Ở ngữ liệu a1 nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Em hãy phân tích tác dụng của việc lặp này? Nếu thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này thì câu thơ sẽ như thế nào? 2. Ở ngữ liệu a2 việc lặp lại hai câu cuối thể hiện điều gì? Nếu không lặp lại thì sự so sánh đã rõ ý chưa? 3. Ở ngữ liệu b yếu tố nào được lặp lại? Việc lặp lại các yếu tố đó có phải phép điệp không? Có tác dụng gì? Gv gọi đại diện các nhóm trình bày. Gv nhận xét, bổ sung. H: Dựa vào phần phân tích trên và kiến thức cũ hãy cho biết điệp ngữ là gì, tác dụng của phép điệp? H: Xác định điệp ngữ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc dạng điệp gữ nào? Từ đó rút ra các dạng điệp ngữ? a. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu sa Thương em, thương e,. thương biết mấy. b. Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu c. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt GV chiếu ví dụ H: Đọc ví dụ và cho biết điệp từ trong các ví dụ sau có tác dụng gì? Điệp từ đó có giá trị tu từ hay không? a. Con bò đang gặm cỏ, con bò ngẩng đầu lên, con bò giống ò ò. b. Trưa nay, tôi đi học về. Tôi ăn cơm. Tôi đi ngủ. H: Muốn xác định được phép điệp trong văn bản chúng ta cần mấy bước? Đó là những bước nào? - Hs đọc ngữ liệu - Hs thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bay, các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. - Hs suy nghĩ trả lời. - Hs suy nghĩ trả lời. - Hs suy nghĩ trả lời. - Hs suy nghĩ trả lời. I. Luyện tập về phép điệp. 1. Phân tích ngữ liệu. a. Ngữ liệu a a1: - Việc lặp lại nụ tầm xuân có tác dụng làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại góp phần diễn tả sự hụt hẫng, tiếc nuối của chàng trai khi biết người con gái mình yêu đi lấy chồng đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa, hình ảnh người con gái ở độ tuổi trăng tròn, đẹp. + Hoa tầm xuân: không gợi được hình ảnh người con gái ở độ tuổi cập kê.  +  Hoa cây này:  không còn là hình   ảnh được giữ mãi trong kí ức. a2: - Lặp lại cụm từ “chim vào lồng”,  “cá mắc câu” ở bốn câu của bài ca dao đã góp phần nhấn mạnh nối chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân và tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến. - Nếu không lặp lại thì chưa rõ ý. => Là phép điệp tu từ. b. Ngữ liệu b: Lặp các từ gần, thì, có, mực. - Là hiện tượng lặp từ không phải phép điệp tu từ có tác dụng so sánh hay khẳng định nội dung hai vế mỗi câu tục ngữ. Gần, thì -> Mực -> Vì -> 2. Kết luận a. Khái niệm, tác dụng: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. b. Các dạng điệp ngữ: Theo vị trí: + Nối tiêp. + Chuyển tiếp. + Cách quãng. C. Chú ý. - Phép điệp không có giá trị tu từ. d. Yêu cầu: - 3 bước: + Tìm phép điệp + Xác định dạng của phép điệp. + Tác dụng của chúng. * Hoạt động 4: vận dụng. - Thời gian: 15 - 18’ - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: Tia chớp. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT Bài tập 1: Một dân tộc đã gan goch chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập. ( Hồ Chí Minh) H: Gọi Hs đọc bài tập. H: Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? H: Em hãy viết một đoạn văn trong đó có sử dụng phép điệp với nội dung tự chọn. - Hs làm bài tập. - Hs viết đoạn văn 3. Thực hành a. Bài tập 1 b. Bài tập 2: Viết đoạn văn TIẾT 2 1.Ổn định tổ chức: 1’ 2.Các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Tạo tâm thế. -Thời gian: 2’ - Phương pháp: Thuyết trình. - Kĩ thuật: kĩ thuật động não. * Hoạt động 2 + 3 : Tri giác, phân tích, khái quát, đánh giá. - Thời gian: 20’ -Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. -Kĩ thuật: Động não. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT Gv chiếu ngữ liệu lên màn hình, yêu cầu học sinh đọc. Gv chia lớp thành 4 nhóm – thảo luận trong 4’ các yêu cầu sau: Nhóm 1 thảo luận câu hỏi 1. Nhóm 2 thảo luận câu hỏi 2. Nhóm 3 – câu hỏi 3. Nhóm 4 – câu hỏi 3 Ở ngữ liệu 1 và 2 em thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ biện pháp gì? Vị trí của danh từ, tính từ, động từ tạo thế cân đối như thế nào? Trong ngữ liệu 3 và 4 có nhưng cách đối với nhau như thế nào? 3. Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ ( Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi), Truyện Kiều ( Nguyễn Du) Gv gọi đại diện các nhóm trình bày. Gv nhận xét, bổ sung. H: Dựa vào phần phân tích trên và kiến thức cũ hãy cho biết phép đối là gì, tác dụng của phép điệp? Đặc điểm phép đối? Gv chốt. Gv chiếu bài tập Bài tập nhanh: Tìm phép đối và chỉ ra kiểu đối trong các ví dụ sau? Phan tích tác dụng của chúng? a. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. b. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. c. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. H: Từ bài tập trên em hãy rút ra yêu cầu để xác định phép đối. - Hs đọc ngữ liệu - Hs thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bay, các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. - Hs suy nghĩ trả lời. - Hs suy nghĩ trả lời. II. Luyện tập về phép đối. 1. Phân tích ngữ liệu. a. Ngữ liệu 1 + 2. - Chim có tổ/ người có tông. + Tiếng: mỗi vế 3, 3 bằng nhau. + Về thanh: tổ/ tông (trắc/ bằng). + Về từ loại: Chim, người; tổ, tông (DT/DT). + Về nghĩa: (chim, người, tổ, tông) => tương đồng - Đói cho sạch, rách cho thơm. + Số tiếng: mỗi vế 3, 3 bằng nhau. + Về thanh: sạch/ thơm (trắc/ bằng). + Từ loại: đói, rách, sạch, thơm (Tính từ) + Về nghĩa: (đói, rách, sạch, thơm) => tương đồng => Vị trí các từ đối xứng với nhau à cân đối, hài hoà về âm thanh, phong phú về nghĩa. Đối xứng giữa hai vế câu, giữa hai câu à sự thống nhất, hài hoà về âm thanh à vẻ đẹp cân xứng. - Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng Hậu học văn: trừ thói cửa quyền. + Số tiếng: 7( dòng trên), 7 (dòng dưới) + Về thanh: đối nhau + Từ loại: (tiên/hậu, trò, thói, tham nhũng, cửa quyền (DT/DT); học, hành , diệt, trừ (ĐT/ĐT) + Về nghĩa: (Diệt, trừ; trò, thói; tham nhũng, cửa quyền) cùng trường nghĩa. (Tiên/ hậu, học/ hành) => tương phản => Đối dòng trên, dòng dưới. Có sự sắp xếp từ ngữ cân đối. Cách đối thanh, đối nghĩa. => Gắn kết bằng các từ trái nghĩa hoặc cùng một trường nghĩa. b. Ngữ kiệu 3 + 4. - Ngữ liệu 3 + Đối từ (từ loại): Khuôn trăng/ nét ngài (dt); đầy đặn/ nở nang (tt); hoa/ ngọc (dt); cười/ thốt (đt); mây / tuyết (dt); thua/ nhường (tt); nước tóc/ màu da (dt). + Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát). - Ngữ liệu 4 + Đối về từ: Rắp/ trót (đt); mượn/ đem (đt); điền viên/ thân thế (dt); vui/hẹn (đt); tuế nguyêt/ tang bồng (dt). + Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới. 2. Kết luận a. Khái niệm: - Phép đối là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về cấu trúc, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu tạo nên nét nghĩa tương phản hoặc tương đồng nhằm nhấn mạnh một nội dung nào đó. b. Đặc điểm + Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau. + Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T. + Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ). + Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa. c. Tác dụng: + Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản). + Tạo ra sự hài hoà về thanh. + Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ. d. Yêu cầu - Tìm phép đối. - Xác định kiểu đối. - Phân tích tác dụng. * Hoạt động 4: vận dụng. - Thời gian: 20’ - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: Tia chớp. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 ( sgk - 126). H: Em có nhận xét gì về phép đối trong câu tục ngữ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó? Phép đối phải dựa vào biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm? H: Vì sao tục ngữ ngắn gọn mà khái quát được hiện tượng rộng lớn, người không học cũng nhớ, không cố lưu lại vẫn được lưu truyền? Gv hướng dẫn hs là bài tập 3 Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ? Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như: Tết đến, cả nhà vui như tết. Gv hướng dẫn học sinh chơi trò chơi tiếp sức. - Hs làm bài tập, Nhận xét, bổ sung. - Hs làm bài tập, Nhận xét, bổ sung. - Hs chơi trò chơi. 3. Thực hành a. Bài tập 2 ( sgk - 126) - Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. -> Đối thanh: tật/ lòng (trắc/ bằng). - Bán anh em xa, mua láng giềng gần. -> Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần; anh em/láng giềng. => Cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau à tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau à gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt à ý nghĩa. - Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên. - Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng. - Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc. b. Bài tập 3 ( sgk- 126) c. Trò chơi tiếp sức: - Tìm các thành ngữ, tục ngữ, thơ ca có sử dụng phép đối. * Hoạt động 5: Dặn dò – 2’ Nắm vững kiến thức vê phép điệp và phép đối. Sưu tầm thê các câu tục ngữ, ca dao có sử dụng phép điệp, phép đối. Soạn bài mới: Tổng kết phần văn học. Kiến Thụy, ngày tháng năm 2014 Gi¸o viªn h­íng dÉn kÝ duyệt

File đính kèm:

  • docthuc hanh phep diep phep doi.doc