Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 12 - Nguyễn Hương Giang

A.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết cách đọc- hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong văn bản nhật dụng;

- Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.

- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

2. Kĩ năng:

a. Kỹ năng bài học:

- Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

b. Kỹ năng sống:

-Ra quyết định : quyết tõm phong chống tệ nạn thuốc lỏ, động viờn mọi người xung quanh cùng thực hiện.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi/lắng nghe tích cực về tác hại và những tổn thất to lớn do nạn dịch thuốc lá gây cho con người.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tích hợp lí trong lập luận của văn bản.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.

* Tích hợp môi trường: Hút thuốc lá có ảnh hưởng tơi môi trường tự nhiên và môi trường sống.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tranh ảnh về môi trường, bảo vệ môi trường

2. Học sinh: Học bài, soạn bài.

C. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

* Phương pháp:

- Đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, tích hợp.

* Kỹ thuật dạy học:

1.Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và những việc cần làm ngay để phòng chống tệ nạn hút thuốc lá.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tuần 12 - Nguyễn Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị Dậu. 4. Củng cố: ?) Dựa vào đâu để xác định được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? - Dựa vào quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng. - Dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài theo mục ghi nhớ. - Hoàn thành các bài tập. - Tìm câu ghép và phân tích ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể. - Chuẩn bị: Phương pháp thuyết minh. E. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 12 -Tiết 48 Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được kiến thức về VB thuyết minh ( trong cụm các bài học về VB thuyết minh đã học và sẽ học) - Biết được các đặc điểm , tác dụng của các phương pháp thuyết minh. 2. Kĩ năng: a. Kỹ năng bài học: - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng - Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật. - Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống. - Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập VB thuyết minh theo yêu cầu - Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng. b. Kỹ năng sống: -Ra quyết định : - Giao tiếp: - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tích hợp lí trong lập luận của văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : TLTK, giáo án 2. Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk. C. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: * Phương pháp: - Đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, tích hợp. * Kỹ thuật dạy học: 1. Phân tích các tình huống mẫu : 2. Động não, suy nghĩ, phân tích 3.Thực hành có hướng dẫn . D. Tiến trình dạy học: 1.ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của văn bản thuyết minh? + Đáp án: Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm về tính chất nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên XH bằng phương thức trình bày và giới thiệu giải thích. Tri thức phải khách quan xác thực hữu ích. Trình bày chính xác rõ ràng chặt chẽ hấp dẫn. 3. Bài mới : - Chúng ta đã tìm hiểu chung về kiểu VB thuyết minh. Vậy làm thế nào để thuyết minh có hiệu quả, thu hút người đọc tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu phương pháp thuyết minh. Hoạt động của thầy và trũ Nội dung kiến thức ?) Các văn bản thuyết minh vừa học đã sử dụng các loại tri thức gì? - Về sinh vật (cây dừa), khoa học sinh học (lá cây, con giun đất), lịch sử (Khởi nghĩa), văn hoá (Huế) -> Cung cấp tri thức cho người đọc về 1 đối tượng nào đó. ?) Làm thế nào để có các tri thức ấy? - Quan sát, học tập, tìm hiểu, tích luỹ những tri thức về đối tượng thuyết minh ?) Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ là ntn? - Quan sát: Nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì? Có mấy bộ phận...v..v -> Tìm hiểu đối tượng: Màu sắc hình dáng, kích thước, đặc điểm, quá trình phát sinh, phát triển...Giúp nắm bắt được bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh. - Học tập: Học ở trường, học ở nhà..Tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, từ điển, thông tin đại chúng.Tham quan (thông qua các giác quan để ghi nhớ ấn tượng..). - Tích luỹ : Tri thức loài người thật rộng lớn, dù học tập tích luỹ suốt đời thì vốn tri thức cá nhân cũng vô cùng nhỏ bé, ít ỏi với khối tri thức chung Không nên tự bằng lòng với việc học tập). học tập phải ghi chép số liệu cần thiết để tham khảo, để vận dụng vào thực tế CS. ghi chép cần biết chọn lọc và phân loại chi tiết (Thông tin chính-phụ). - Sử dụng: Mảng tri thức tương ứng với đối tượng thuyết minh, không thể đưa tất cả hiểu biết, ghi chép của mình vào bài văn mà phải chọn lọc...tri thức phải vừa đầy đủ, vừa chính xác, độ tin cậy cao.. ?) Bằng tưởng tượng và suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không? Vì sao? - Không vì tri thức được nói đến sẽ thiếu chính xác -> không thuyết phục hoặc hiểu sai về sự vật, hiện tượng. ?) Nếu gọi các khâu đó là chuẩn bị cho bài thuyết minh. Hãy nêu các bước chuẩn bị cần thiết là gì? * GV: Muốn làm bài thuyết minh thì phải có tri thức. Muốn có tri thức thì phải biết quan sát, học tập, tích luỹ - 1 HS đọc ghi nhớ 1 * HS đọc VD a (126) ?) Các câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh? Vai trò? - Đầu đoạn, đầu bài -> Vai trò: giới thiệu ?) Trong các câu trên ta thường gặp từ gì? Tác dụng? - Từ “là”: biểu thị sự phán đoán, khẳng định * GV: “là” là từ thường dùng trong phương pháp định nghĩa ?) Thử rút ra mô hình 2 câu trên? -> A là B + A : đối tượng cần thuyết minh + B: tri thức về đối tượng -> giúp người đọc hiểu về đối tượng => là phương pháp định nghĩa, giải thích * HS đọc VD b (127) ?) Phương pháp liệt kê trong 2 Vd có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật? - Đ1: các công dụng của cây dừa - Đ2: những tác hại của việc dùng bao bì ni lông -> hiểu đầy đủ, chính xác đặc điểm của đối tượng thuyết minh * HS đọc VD c ?) Đoạn văn đã nêu những VD nào về biện pháp xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng? Tác dụng? - ở Bỉ: từ năm 1987 ... -> vấn đề trở nên cụ thể có sức thuyết phục * HS đọc VD d ?) Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Tác dụng của việc nêu số liệu trong đoạn văn? nếu không có số liệu ấy có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không? - > Các con số có cơ sở thực tế, đáng tin cậy -> tăng sức thuyết phục * HS đọc đoạn văn e (128) ?) Đoạn văn sử dụng phép so sánh như thế nào? Tác dụng? -> làm nổi bật đặc điểm(độ rộng lớn) của biển Thái Bình Dương so với biển khác. *Theo dõi ngữ liệu bài “ Huế ” ?) Tác giả trình bày Đặc điểm của Huế về những mặt nào? Tác dụng? - Huế có sự kết hợp hài hoà núi – sông – biển. - Huế đẹp với cảnh sắc sông , núi. - Huế còn có các công trình kiến trúc nổi tiếng. - Huế được yêu vì sản phẩm đặc biệt của mình, nổi tiếng với những món ăn.. - Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. ?) Em có nhận xét gì về cách trình bày? Chia nhỏ đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh để lần lượt phân tích, chứng minh -> Hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện. Gọi là PP phân loại phân tích.. * GV: Trong thực tế, người viết văn bản thuyết minh thường kết hợp cả năm phương pháp trên một cách hợp lí, có hiệu quả - 1 HS đọc ghi nhớ 2 ? Tác giả của bài Ôn dịch thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá? ? Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết?( Người viết đã vận dụng những kiến thức nào? ? Bài viết đã s/d phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá? ? Đọc VB thuyết minh: Ngã ba Đồng Lộc thuyết minh đòi hỏi những kiến thức ntn? ? VB này đã s/d những phương pháp thuyết minh nào? I. Tìm hiểu các ph.pháp thuyết minh: 1.Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh : - Th.minh: Cung cấp tri thức... - Quan sát, học tập, tìm hiểu, tích luỹ những tri thức về đối tượng thuyết minh -> nắm bắt được bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh ->Tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. *Ghi nhớ 1 (128) Để viết bài thuyết minh, cần phải chuẩn bị: - Quan sát - Học tập - Tích luỹ kiến thức về Svật, hiện tượng( bản chất, đặc trưng của chúng).. - Sử dụng 2. Phương pháp thuyết minh Phân tích ngữ liệu:sgk. Trang 12 - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: giới thiệu tổng quát, dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng... của sự vật... - Phương pháp liệt kê: nêu các đặc điểm, tính chất của sự vật... - Phương pháp nêu VD: dẫn VDụ cụ thể -> tăng độ tin cậy - Phương pháp dùng số liệu: khẳng định độ tin cậy của tri thức - Phương pháp so sánh: nổi bật tính chất, đặc điểm của đối tượng - Phương pháp phân loại, phân tích: Chia nhỏ đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnhlàm cho người đọc hiểu từng mặt của đối tượng, có tính chất hệ thống, đầy đủ, toàn diện. II. Luyện tập: BT 1 (128) a) Kiến thức khoa học: tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ .. b) Kiến thức xã hội: tâm lí lệch lạc của một số người coi hút thuốc lá là lịch sự Bài tập 2: - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh AIDS giặc ngoại xâm... - Phương pháp pt: Tác hại của ni- cô- tin, khí cac- bon- níc. - PP nêu số liệu: Số tiền mua 555, số tiền phạt... Bài tập 3: + Kiến thức: Về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Về quân sự. + Về cuộc sống của các nước thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước. + PP: dùng số liệu, nêu sự kiện cụ thể 4. Củng cố: ? Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “ Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ , đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu A- Phân tích B- Định nghĩa C- Liệt kê D- So sánh 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ và hoàn thành bài tập - Nắm được 6 phương pháp . - Sưu tầm một số văn bản thuyết minh để sử dụng phong phú các phương pháp. E. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt tuần 12 Ngày tháng năm 2013 Nguyễn Thị Xuyến

File đính kèm:

  • docvan 8giang(3).doc