1. Kiến thức:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Hiểu được thành công của nhà văn chính là việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng:
a. Kỹ năng bài học:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
b. Kỹ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận của người nông dân VN trước cách mạng tháng Tám.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích,bình luận diễn biến tâm trạng nhân vật chị Dậu trong văn bản.
- Tự nhận thức: xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân.
3. Thái độ:
- Giáo dục sự cảm thông, chia sẻ với cuộc đời những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 8 - Tiết 7, 8: Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn-Ngô Tất Tố) - Nguyễn Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép nước để hành động.
(?) Hắn và tên người nhà lí trưởng đến nhà anh Dậu với ý định gì? Nhận xét?
(?) Qua những chi tiết đó em thấy tác giả xây dựng nhân vật cai lệ bằng cách nào?
=> Thông qua hành động cử chỉ, lời nói.
(?) Em có nhận xét gì về từ ngữ tác giả dùng thể hiện hành động nhân vật?
- Từ láy: sầm sập, hằm hè...
- Động từ sắc thái: thét, trợn ngược, quát, bịch, sấn => Từ ngữ bình dị, dân dã có sức khái quát cao.
(?) Từ đó cho thấy điều gì về lời nói, hành động cử chỉ của tên cai lệ?
Toàn bộ lời nói không có 1 lời nào tử tế, đó là những lời đe doạ, chửi bới, hống hách, trịch thượng, thô lỗ đểu giả. Lời nói của hắn cục cằn thô lỗ giống tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ
GV: cai lệ hành động hung hăng như một con chó dại, lấy việc đánh trói người là việc hết sức tự nhiên. Lời nói của hắn cục cằn thô lỗ giống tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ. Dường như hắn không biết nói tiếng nói của con người và hắn cũng không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại.
=>Đánh trói người là nghề của hắn nên hắn rất say mê thành thạo. Trong bộ máy thống trị xã hội tên này chỉ là kẻ tay sai mạt hạng nhưng lại có ý nghĩa riêng hắn sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước, nhân danh phép nước.
(?) Qua việc phân tích trên em thấy cai lệ là người như thế nào?
(?) Qua hình ảnh tên cai lệ em hiểu gì về xã hội đương thời lúc bấy giờ?
=> xã hội bất nhân, vì đồng tiền không chút tình người.
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật của tác giả?
=> Nhân vật được khắc họa nổi bật sống động có giá trị điển hình rõ rệt.
I. giới thiệu chung:
1. Tác giả:
+ Ngô Tất Tố (1893-1954)
+ Là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
2. Tác Phẩm:
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
- Vị trí đoạn trích : nằm trong chương XVIII của tác phẩm.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- Chỳ thớch:
2.Thể loại -Bố cục :
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Chủ đề: Có áp bức thì có đấu tranh.
3. Phân tích văn bản
3.1. Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Vai trò: đi thúc sưu thuế của những nhà thiếu thuế, đánh trói người chưa nộp ra đình.
- Bắt nộp sưu cho người em đã mất từ năm ngoái => vô lí, vô nhân đạo.
=> kẻ tàn ác hung bạo táng tận lương tâm vô nhân đạo không chút tình người, một tên chó săn trung thành.
4. Củng cố:
? Có nhà phê bình nhận xét: “ Tên cai lệ giống như 1 Rôbốt, một công cụ bằng sắt tàn bạo...” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao ?
=> Mặc cho chị Dậu phân bua giãi bày, van xin. Mặc cho anh Dậu rũ rượi như 1 xác chết, Hắn cũng không hề bận tâm hay động lòng, hắn cứ nhảy vào hung hãn thô tục, đánh đấm..hắn không có tình người. Không có tính người, là cái máy của chế độ TDPK..
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tóm tắt đoạn trích ( khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu )
- Đọc diễn cảm đoạn trích và học phân ghi nhớ.
- Qua đoạn trích tác giả Ngô Tất Tố phê phán, ca ngợi điều gì?
- Học bài, đọc và chuẩn bị tìm hiểu: “Xây dựng đoạn văn trong VB”
- Chuẩn bị : Văn bản: Lão Hạc
?) Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chia bố cục
?) Phân thích nhân vật lão Hạc -> ý nghĩa truyện.
E. Rút kinh nghiệm:
Về phương pháp:...........................................................................................................................
Về nội dung: ..........................................................................................................................
Về thời gian:................................................................................................................................
Về phương tiện:..........................................................................................................................
(Tiết 2)
D.Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu những nét cơ bản về t/g Ngô Tất Tố?P/tích n/v cai lệ và người nhà lí trưởng
- Tác giả: sgk
- Là những kẻ tàn ác, tàn bạo, táng tận lương tâm vô nhân đạo ko một chút tình người...
3- Bài mới:
(?) Nhắc lại tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào? Trước khi cai lệ vào nhà mối quan tâm lớn nhất của chị Dậu là gì?
=> Sức khoẻ của anh Dậu, bảo vệ được chồng.
(?) Tìm những chi tiết miêu tả việc làm, lời nói của chị Dậu với chồng?
=> nấu cháo làm cho cháo nguội, bưng cháo cho chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.
(?) Em thấy chị Dậu là người vợ như thế nào?
H tự bộc lộ.
(?) Chị Dậu đã đối phó với bọn cai lệ để bảo vệ chồng bằng cách nào? Lúc đầu chị có lời nói cử chỉ như thế nào?
- Ban đầu chị run run “nhà cháu phúc”, van xin thiết tha trình bày hoàn cảnh.
(?) Vì sao chị có hành động cử chỉ như vậy? Phải chăng chị yếu đuối và nhút nhát?
=> Chị nhẫn nhục chịu đựng để bảo vệ chồng, cố khơi gợi lòng từ tâm, lương tri của họ => bản tính của người nông dân đương thời. Anh Dậu lại đang ốm yếu, tự thấy được thân phận, hoàn cảnh ngặt nghèo => bản tính mộc mạc biết điều.
(?) Chị Dậu chỉ liều mạng cự lại khi nào?
- Khi cai lệ sấn tới bịch, tát chị rồi xông đến trói
(?) Ban đầu chị cự lại bằng cách nào? Nhận xét cách xưng hô của chị?
(?) Sau đó thái độ hành động của chị ra sao? Nhận xét cách xưng hô thể hiện điều gì?
GV: Và khi sự căm giận lên đến cực điểm từ đấu lí chị chuyển sang đấu lực với kẻ thù. Chi tiết nào nói lên điều đó?
- Hành động nghiến hai hàm răng “mày xem” => cách xưng hô của kẻ trên hàng, đanh thép => thể hiện sự căm giận khinh bỉ cao độ, đè bẹp đối phương. “Tóm cổ ngã nhào ra thềm ngã trỏng quèo”.
(?) Chi tiết này cho thấy điều gì về chị Dậu và bọn cai lệ?
=> Sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu >< thảm hại của bọn tay sai. Đoạn văn sống động hào hùng rất thú vị.
(?) Do đâu mà chị lại có sức mạnh lạ lùng như vậy?
- Nỗi đau bị dồn nén đến điểm không chịu đựng nổi, bán con, bán chó, tận mắt chứng kiến cảnh con tủi nhục.
(?) Theo em sự thay đổi thái độ hoàn toàn của chị Dậu được miêu tả như thế nào?
=> miêu tả chân thực, hợp lí, phù hợp diễn biến tâm lí khi bị dồn đến bước đường cùng đúng như câu tục ngữ: “Tức nước vỡ bờ”.
(?) Qua hàng loạt sự việc trên em thấy chị Dậu là người như thế nào?
- Chị không phải là người ngỗ ngược đanh đá mà là người có tinh thần phản kháng mãnh liệt như quy luật tất yếu của sự phát triển tâm lí.
(?) Hình ảnh chị Dậu là điển hình cho những ai? Em có suy nghĩ gì về họ?
=> hình ảnh của những người nông dân Việt Nam bị áp bức hiền lành chất phác muốn sống yên ổn nhưng cũng không được.
(?) Nhận xét sự phản kháng của chị Dậu?
(?) Em nghĩ như thế nào về lời khuyên can của anh Dậu và câu trả lời của chị Dậu? Em đồng ý với ai? Vì sao?
- Anh Dậu nói đúng sự thật trong xã hội bấy giờ.
- Chị Dậu không chấp nhận => tinh thần phản kháng => sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Đoạn văn làm nổi bật hiện thực tức nước vỡ bờ có áp bức có đấu tranh đó chính là cơn bão táp của nông dân sau này khi có Đảng chỉ đường
(?) Em hiểu gì về cái tên “tức nước vỡ bờ” của văn bản?
(?) Nêu một vài nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
=> khắc họa nhân vật rõ nét, lời nói ngôn ngữ cử chỉ phù hợp với tính cách nhân vật.
- Miêu tả thành công sự phát triển tâm lí của nhân vật.
- Ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc.
(?) Hãy khái quát giá trị nội dung ?
(?) Thái độ của nhà văn với nhân vật ntn ?
Thông qua đoạn trích đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của XHTD nửa PK đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng cự lại .
Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
H: Đọc ghi nhớ . SGK trang 33.
- GV phân vai.
- HS đọc diễn cảm.
I. giới thiệu chung:
1. Tác giả:
2. Tác Phẩm:
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- Chỳ thớch:
2.Kết cấu-Bố cục :
3. Phân tích văn bản
3.1. Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng.
-> Yêu thương chồng, chăm lo sức khoẻ cho chồng.
* Đối với bọn cai lệ và người nhà lý trưởng:
- Ban đầu: van xin thiết tha
=> Chị nhẫn nhục chịu đựng.
- Sau đó liều mạng cự lại:
+) Đầu tiên: đấu lí: “Chồng tôi hành hạ” => xưng hô tôi - ông của kẻ ngang hàng, giọng thách thức.
+) Đấu lực: ...nghiến hai hàm răng
tóm cổ ...=> xưng hô: mày ...bà..
trên hàng, đanh thép => thể hiện sự căm giận khinh bỉ cao độ, đè bẹp đối phương.
=>Đánh lại bọn tay sai => sức mạnh của lòng căm hờn bị dồn nén và bùng nổ nhưng đó cũng là sức mạnh của lòng yêu thương.
=> Chị Dậu: hiền dịu, mộc mạc đầy vị tha, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng, giàu lòng yêu thương có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
=> đơn độc, tự phát chưa có sự lãnh đạo chung.
4.Tổng kết
a. Nghệ thuật: Khắc họạ nhân vật rõ nét, lời nói ngôn ngữ cử chỉ phù hợp với tính cách nhân vật.
Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả đặc sắc, khẩu ngữ quần chúng thể hiện nhuần nhuyễn
- Miêu tả thành công sự phát triển tâm lí của nhân vật.
b. Nội dung- chủ đề:
III.Luyện tập
- Đọc diễn cảm 4 phân vai: Chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ, người nhà lý trưởng.
4. Củng cố:
? Em hiểu như thế nào về nhan đề tức nước vỡ bờ? Theo em nhan đề như vậy có thỏa đáng không?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chia làm 4 nhóm tập vào vai các nhân vật, chuyển thể đoạn trích thành kịch bản.
- Soạn “ Xây dựng đoạn văn trong văn bản” đọc ví dụ tìm hiểu các đoạn văn xét về hình thức và nội dung. Theo em có mấy cách xây dựng đoạn văn.
E. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- van 8(1).doc