Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tuần 30

HĐ1:Khởi động.(5)

1.Kiểm tra bài cũ.

- Em hãy giới thiệu các làn điệu dân ca Huế và các dụng cụ âm nhạc đã nhắc tới trong bài “Ca Huế trên sông Hương” ?

-Em cảm nhận được gì về vùng đất Huế?

2.Giới thiệu bài mới.

-Yêu cầu học sinh nhắc lại phép liệt kê sử dụng trong văn bản “ Ca Huế trên sông Hương”, nêu tác dụng -> dẫn vào bài.

HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm liệt kê với tư cách là một phép tu từ cú phép.(10)

* Bước 1 : Tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê.

- Đọc đoạn văn : “Bên cạnh ngài nghiêm trang lắm”

-Hãy nhận xét cấu tạo của các bộ phận in đậm trong đoạn văn ?

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựơc văn bản hành chính đúng quy cách . 3 . Thái độ : Hiểu đúng văn bản hành chính . II.Chuẩn bị. - Giáo viên :Tham khảo SGK, SGV, Dạy - học Ngữ văn 7 ( TS.Nguyễn Trọng Hoàn). - Học sinh :Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước. III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1:Khởi động.( 5’) 1.Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là phép liệt kê ? - Đặc 1 câu có dùng phép liệt kê và cho biết kiểu liệt kê đó. Thực hiện theo yêu cầu -Nội dung ghi nhớ -Đặt câu đúng yêu cầu 2.Giới thiệu bài mới. Từ bậc tiểu học đến lớp 6, em đã học những bài văn hành chính nào ? GV chốt nội dung dẫn vào bài. HS trả lời Lắng nghe, ghi bài HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là văn bản hành chính.(23’) * Bước 1 : HS quan sát và đọc thầm và tìm hiểu 3 văn bản SGK / 107,108,109. + Văn bản 1 : Thông báo của BGH trường THCS Dịch Vọng và kế hoạch trồng cây. + Văn bản 2 : Giấy đề nghị. + Văn bản 3 : Báo cáo. * Bước 2 : Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. -Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo ? -GV : Rút ra nhận xét cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao. -Mỗi văn bản nhằm mục đích gì ? Trình bày : -Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết thì người ta dùng văn bản thông báo. - Khi cần truyền đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị) - Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo. -Thông báo nhằm phổ biến nội dung. - Đề nghị (kiến nghị) nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến. - Báo cáo nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. I. Thế nào là văn bản hành chính. 1. Tìm hiểu ví dụ. a. Văn bản 1 : Thông báo của BGH trường THCS Dịch Vọng. ® văn bản thông báo. b. Văn bản 2 : Giấy đề nghị ® văn bản đề nghị. c. Văn bản 3 : Báo cáo về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào ® văn bản báo cáo. -Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau ? -Cho học sinh hội ý 2 em ( 4’) Ba văn bản trên có gì khác với các văn bản nghệ thuật (truyện và thơ đã học) ? -GV nêu lên vài đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ hành chính của HS để hiểu thêm. -Giống nhau : hình thức trình bày đều theo một số mục đích nhất định (theo mẫu) -Khác nhau : mục dích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản. Hội ý – trình bày : Văn bản nghệ thuật Băn bản hành chính - Dùng hư cấu tưởng tượng - Ngôn ngữ nghệ thuật - Không hư cấu tưởng tượng - Ngôn ngữ hành chính d. Nhận xét : - Giống nhau ; hình thức. - Khác nhau : nội dung. -Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không ? -GV : Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận * Bước 3 : Tìm hiểu khái niệm và cách trình bày văn bản hành chính. -Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính. Vậy thế nào là văn bản hành chính ? -Yêu cầu đọc ghi nhớ 1 /110. -Cách trình bày của ba văn bản trên có điểm gì giống nhau? -Yêu cầu học sinh đọc ý 2 của ghi nhớ. HS tìm – trả lời Đọc ghi nhớ Trình bày – bổ sung: Đều trình bày theo mẫu nhất định. -Quốc hiệu và tiêu ngữ -Địa điểm làm văn bản và ngày tháng -Họ và tên người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản -Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản -Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo -Kí tên người gửi văn bản Đọc ghi nhớ 2.Ghi nhớ : SGK 110 HĐ4:Hướng dẫn HS thực hiện nội dung luyện tập.(15’) -Trong các tình huống sau đây (sgk/110-111) tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính ? Tên mỗi loại văn bản tương ứng với mỗi trường hợp đó là gì ? -Tính huống 3,6 dùng loại văn bản nào ? HS nêu ý kiến cá nhận – nhận xét – bổ sung II.Luyện tập. Tình huống 1 : Dùng văn bản thông báo. Tình huống 2 : Dùng văn bản báo cáo. Tình huống 4 : Viết đơn xin nghỉ học. Tình huống 5 : Dùng văn bản đề nghị. Tình huống 3 : Phát biểu cảm nghĩ Tình huống 6 : Tự sự và miêu tả. HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’) - Nắm khái niệm, một số mục trong văn bản hành chính. - Tìm một số mẫu trong thực tế để đối chiếu kiến thức. - Chuẩn bị cho tiết trả bài tập làm văn số 6. * Nhận xét-Rút kinh nghiệm Ngày soạn:3-4-11 Ngày dạy:4-4-11 Tuần 31 Tiết 116 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I.Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : 1. Kiến thức :- Củng cố kiến thức 2 Kĩ năng :ø kĩ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu 3. Thái độ :- Tự đánh giá đúng hơn chất lượng bài làm : của mình, về trình độ tập làm văn của bản thân mình; nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài văn sau. II.Chuẩn bị. -Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, đọc bài làm của học sinh, chầm điểm, liệt kê lỗi sai. -Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước. III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1:Khởi động.(5’) 1.Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là văn bản hành chính ? - Hãy nêu trình tự các mục nhất thiết phải có trong văn bản hành chính ? Thực hiện theo yêu cầu -Nội dung ghi nhớ 2.Giới thiệu bài mới. Để đánh giá, rút kinh nghiệm cho bài văn giải thích mà các em đã thực hiện ở nhà, hôm nay thầy trả bài viết cho các em, thông qua kết quả này, các em sẽ thấy được chất lượng làm bài của mình và cũng thông qua bài sửa các em hãy rút kinh nghiệm để bài sau làm cho tốt hơn. Lắng nghe, ghi bài HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.(15’) -Yêu cầu học sinh đọc lại đề. -Nhắc lại các bước quá trình tạo lập văn bản ? -Đề yêu cầu điều gì ? Đối tượng giải thích? -Muốn hiểu được nghĩa câu tục ngữ chúng ta phải làm gì? -Sau bước định hướng, em sẽ làm gì ? -Cho học sinh hội ý trong bàn ( 5’) định hướng cho việc lập dàn bài: Ở phần mở bài cần viết những nội dung gì ? Phần thân bài gồm những ý lớn nào ? Phần kết bài? -GV chốt – sửa chữa những nội dung học sinh trình bày lên bảng. HS nhắc lại đề bài HS trình bày HS trả lời HS trả lời -Giải thích từ ngữ trong câu tục ngữ -Lập dàn ý cho đề bài -Lập dàn bài cho đề văn HS hội ý theo yêu cầu – đại diện trình bày – bổ sung: -Các phần của dàn bài phải đáp ứng yêu cầu đề bài đặt ra. Đề: Hãy giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. I.Tìm hiểu đề. -Yêu cầu : giải thích -Đối tượng : câu tục ngữ -Về người mà em yêu quí nhất (ông,bà, cha, mẹ, thầy cô,..). II.Lập dàn bài. I.Mở bài. Giới thiệu câu tục ngữ, khái quát giá trị nội dung. II. Thân bài. Giải thích nội dung câu tục ngữ -Giải thích nghĩa đen : khi lựa chọn một đồ vật bằng gỗ chúng ta cần chú trọng đến chất lượng gỗ hơn là hình thức nước sơn. -Giải thích nghĩa bóng: muốn đánh giá một con người cần phải căn cứ những phẩm chất, đức tính, cách cư xử chứ không phải dựa vào hình thức bên ngoài. -Mở rộng vấn đề : ngày nay chúng ta không chỉ chú trọng đến phẩm chất mà cần phải rèn luyện cả về hình thức. III. Kết bài. Khẳng định giá trị về nội dung và bài học kinh nghiệm của câu tục ngữ. HĐ3:Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh để khắc phục những hạn chế còn mắc phải.(23’) *Ưu điểm: - HS hiểu đề bước đầu nắm được thể loại và phương pháp lập luận giải thích, biết dùng chứng minh ngắn trong giải thích để làm sáng tỏ vấn đề. *Khuyết điểm : - Trình bày bố cục chưa hợp lí, chưa dứt khoát trong lập luận. - Kiến thức còn nghèo ® thiếu dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề (phần trình bày “tại sao”) - Ngôn ngữ : thiếu trau chuốt, dùng khẩu ngữ nhiều, ít sáng tạo. - Sai về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả. -Học sinh còn nhầm lẫn giữa nghĩa đen và nghĩa bóng. -Giải thích chưa theo trình tự : nghĩa đen – nghĩa bóng – mở rộng. -Một số bài chỉ giải thích nghĩa đen hoặc nghĩa bóng chưa mở rộng được vấn đề. -Học sinh còn nhầm lẫn với bài văn lập luận chứng minh. Sai Đúng xơn sơn gổ gỗ rèn liện rèn luyện rao dồi trau dồi cố gắn cố gắng -Giáo nêu các lỗi sai của học sinh, gọi HS nhận xét, sửa chữa -GV đọc một bài văn hay cho lớp tham khảo. * GV đọc bài viết tốt cho lớp tham khảo. * GV phát bài, yêu cầu học sinh xem lại những lỗi sai, khắc phục sửa chữa. * GV ghi điểm bài viết của học sinh. HS lắng nghe – ghi nhận Nhận xét lỗi sai – khắc phục – sửa chữa HS đọc lại bài – sửa chữa – hô điểm HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’) -Soạn bài: Quan Âm Thị Kính +Đọc văn bản, tóm tắt +Tìm hiểu nội dung chú thích SGK Ghi nhận – thực hiện * Nhận xét-Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc