1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
-Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng của nhân vật . viết văn tự sự kể về kỉ niệm đáng nhớ .
c. Thái độ:
-Rèn thái độ kính trọng thầy cô giáo, coi trọng việc học.
2. Chuẩn bị :
a.Giáo viên:Sách giáo khoa, bảng phụ.
b.Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi SGK.
3.Phương pháp: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm.
4. Tiến trình :
4.1 ổn định: Kiểm diện.
4.2 KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị tập vở của học sinh.
4.3 Bài mới: :GV cho học sinh phát biểu tâm trạng của mình vào ngày đầu tiên đến lớp
GV giới thiệu: Tất cả chúng ta đều trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi xao xuyến .cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ . Bây giờ nhớ lại ta thấy cảm giác ấy thật ngây thơ và ngọt ngào. Tâm trạng của người mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra đón con trai yêu quí của mẹ vào lớp 1.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bản đẹp 2 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc diễn cảm thể hiện tình cảm và tâm trạng của cha trước lỗi lầm của con.
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
- Gọi học sinh đọc- gọi nhận xét.
Giáo viên nhận xét.
- Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm ?
Giải thích từ khó: quằn quại, hối hận, bội bạc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
- Văn bản viết về ai ? về việc gì ?
. Là lá thư của bố gởi En-ri-cô.
- Thái độ củabố En-ri-cô trước lỗi lầm của En-ri-cô ?
. Tức giận, nghiêm khắc, đau khổ : không được tái phạm, nhu nhát dao đâm vào tim bố.
- Tìm chi tiết thể hiện thái độ của người bố ?
. Thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
Giáo viên giảng rõ thái độ của bố dành cho con
- Vì sao người bố có thái độ như thế ?
. Vì En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ.
? Lời lẽ của người bố như thế nào ?
. Chân tình, tế nhị nhưng nghiêm khắc.
- Người bố vạch cho En-ri-cô biết điều gì và mong gì ở En-ri-cô ?
.. Vai trò của mẹ trong cuộc sống của con, hiểu được công lao và sự hy sinh của mẹ. Mong con hãy yêu quý kính trọng mẹ.
- Theo em điểu gì khiến en-ri-cô xúc động khi đọc thư bố ?
Học sinh thảo luận nhóm trình bày
Giáo viên nhận xét-chốt :
Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
Vì lời nói chân tình sâu sắc của bố.
Vì thái độ nghiêm khắc và kiên quyết của bố.
- Trong những lời khuyên của bố em tâm đắc nhất câu nào? vì sao ?
. “Trong đời con .mất mẹ “
- Tại sao bố không trực tiếp nói En-ri-cô mà lại viết thư?
. Vì kín đáo, tế nhị, không làm con bị chạm lòng tự ái.
- Qua lời lẽ trong thư em hiểu mẹ En-ri-cô là người như thế nào ? Có diểm nào giống mẹ em ?
. Thương con sẵn sàng hy sinh vì con.
- Văn bản là bức thư của bố gởi cho con nhưng tại sao lấy nhan đề là “ Mẹ tôi “ ?
. Hình ảnh người mẹ cao cả lớn lao.
Tình cảm và thái độ quý trọng của bố đối với mẹ.
Sự xúc động và hối hận của En-ri-cô.
- Trong bức thư người bố bắt con phải lập tức làm gì để nhận lỗi, để được mẹ tha thứ ?
. Thành khẩn xin lỗi mẹ.
. Cầu xin mẹ hôn con.
- Em hiểu chi tiết chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con như thế nào ?
. Chiếc hôn mang ý nghĩa tượng trưng đó là chiếc hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung, cái hôn xóa đi nỗi ân hận của đứa con và làm dịu nỗi đau của người mẹ.
- Có lần nảo em phạm lỗi với mẹ tâm trạng và suy nghĩ em như thế nào ?
Học sinh tự do phát biểu.
Hoạt động 3:
Đọc ghi nhớ SGK/trang 12
Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập
@ Học sinh đọc phần luyện tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp.
- Theo em chủ đề của văn bản là gì ? tập trung ở câu nào ? vì sao ?
- Bức thư mang tính biểu cảm đặc sắc ở chổ nào ?
- Chọn nhan đề khác cho văn bản?
Nội dung bài học
I/ Đọc tìm hiểu chú thích
Et-môn-đô-đơ A-mi-xi
(1846 – 1908). Nhà văn Ý
“Mẹ tôi” trích từ những tấm lòng cao cả.
II/ Đọc và tìm hiểu văn bản
Thái độ của người bố :
- Buồn bã, tức giận
- Chân tình, tế nhị nhưng nghiêm khắc
- Vạch cho con hiểu được công lao và sự hy sinh to lớn của mẹ.
- Mong con kính trọng mẹ.
Hình ảnh người mẹ.
- Hết lòng thương yêu con, sẵn sàng hy sinh vì con
@Ghi nhớ: (Sgk/12)
IV/ Luyện tập: (Sgk)
4.4) Củng cố, kuyện tập:
-Nội dung bức thư bố gửi En- ri- cô là gì?
Nỗi đau của người bố.
Một sự tức giận cực độ.
Là lòi yêu thương dạy dỗ thiết tha.
Cả 3 ý trên.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học bài phần ghi nhớ.
Làm bài tập 2
Chuẩn bị bài : Từ ghép.
5. Rút kinh nghiệm:
Giáo án Ngữ văn 7- Năm học: 2008-2009 Tuần: 1 PPCT: 1 Ngày dạy: 16/2/2009
TỪ GHÉP
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
-Hiểu được nghĩa của từ ghép.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng tìm hiểu và vận dụng văn bản.
c. Thái độ:
Có thái độ yêu thích tiếng Việt.
2. Chuẩn bị:
GV: Giáo án + bảng phụ.
HS: Soạn bài, trả lời các câu hỏi SGK.
3. Phương pháp:
Phát vấn , gợi mở , thảo luận.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định: KT sĩ số.
4.2 KTBC: không.
4.3 Bài mới:Từ TV có 2 loại: Từ đơn và từ phức. Từ phức có từ láy và từ ghép. Ta tìm hiểu về từ ghép.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Gọi HS đọc mục 1 tìm hiểu bài.
- Từ bà ngoại và thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào tiếng phụ?
Bà ngoại Thơm phức
C P C P
- Nhận xét vị trí của tiếng chính và tiếng phụ?
( Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.)
Gọi HS đọc mục 2 nhận xét cấu tạo từ “ quần áo” , “ trầm bổng”
- Các từ này có tiếng chính tiếng phụ không?
( 2 từ trên không phân tiếng chính, tiếng phụ mà bình đẳng về ngữ pháp, có nghĩa ngang nhau.)
- Vậy ta có mấy loại từ ghép?
Gọi HS nêu cấu tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Vd: TGCP: Cá chép, hoa hồng, cà chua
TGĐL: Tốt tươi, sách vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
HS đọc phần II. So sánh nghĩa của từ bà với bà ngoại, thơm với thơm phức.
(Từ bà có nghĩa rộng hơn bà ngoại. Thơm có nghĩa rộng hơn Thơm phức.)
-Từ ghép chính phụ về nghĩa so với tiếng chính như thế nào?
Gọi HS so sánh nghĩa từ quần áo với quần, áo?
Từ ghép đẳng lập mang nghĩa như thế nào?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Nhóm 1 : BT 1 Sắp xếp hợp lí.
TGCP:
TGĐL:
Nhóm 2 : BT2
Nhóm 3 : BT 3
Nhóm 4 : BT 4
Nội dung bài học
I. Các loại từ ghép.
- Có 2 loại từ ghép: TGCP và TGĐL.
* Ghi nhớ SGK.
II. Nghĩa của từ ghép.
Từ ghép chính phụ mang tính phân nghĩa.
Từ ghép đẳng lập mang tính hợp nghĩa.
* Ghi nhớ SGK
III. luyện tập:
BT 1: Sắp xếp:
TGCP: Lâu đời, nhà máy, nhà ăn, cười nụ, xanh ngắt.
BT 2: TGCP:
Bút chì, ăn cơm, mưa to, làm ruộng.
BT 3: TGĐL:
Núi: núi sông, núi non.
Ham: Ham muốn, ham thích.
Xinh: Xinh tươi, xinh đẹp.
Mặt: Mặt mài, mặt mũi.
Học: Học tập, học hành.
Tươi: Tươi tốt, tươi vui, tươi tỉnh.
BT 4: Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở. Vì sách ,vở là những danh từ chỉ tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là TGĐL có nghĩa tổng hợp chỉ dùng chung cả loại nên không thể nói là một cuốn sách vở.
4.4 Củng cố, luyện tập:
Tính chất nghĩa của các loại từ ghép:
TGCP: Phân nghĩa
TGĐL: Hợp nghĩa
A. Đúng
B. Sai
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học bài + Xem làm bài tập còn lại.
Soạn: Liên kết trong văn bản.
Trả lời câu hỏi vở bài tập Ngữ văn.
5. Rút kinh nghiệm:
Giáo án Ngữ văn 7- Năm học: 2008-2009 Tuần: 1 PPCT: 4 Ngày dạy: 19/2/2009
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Giúp HS:
-Hiếu muốn đạt được mục đích trong giao tiếp văn bản phải có tính liên kết .Sự liên kết ấy cần được thể hiện ở 2 mặt : Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa .
- Bước đầu xây dựng được văn bản có tính liên kết .
b.Kỹ năng :
Rèn kỹ năng hình thành văn bản .
c.Thái độ :
Yêu thích nghệ thuật văn chương .
2. Chuẩn bị:
GV :Giáo án + bảng phụ.
HS :Soạn bài
3. Phương pháp : Thảo luận nhóm
Nêu và giải quyết vấn đề
4. Tiến trình :
1. Ổn định : KTsĩ số .
2. KTBC : Không
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : GV cho HS thực hiện câu hỏi a . -Theo em nếu bố En-ri-cô chỉ viết có mấy câu thì En-ri-cô có hiểu điều bố muốn nói không ? ( En-ri-cô không hiểu được )
GV cho HS trả lời câu hỏi b
-Lí do nào khiến đoạn văn khó hiểu ?
(Vì giữa các câu không có sự liên kết )
Muốn đoạn văn có thể hiểu được thì phải có tính chất gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện câu 2.a
-Không có sự liên kết về nội dung ý nghĩa
Gọi HS thực hiện câu hỏi 2.a.
-> Không có sự liên kết về nội dung ý nghĩa.
Gọi HS thực hiện câu hỏi 2. b.
-> Thiếu cách dùng từ và nội dung.
Bây giờ, con.
- Nếu đoạn văn thiếu sự liên kết thì sẽ như thế nào?
( Rời rạc).
- Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì?
- Liên kết câu trong văn bản phải sử dụng phương tiện gì?
Hoạt động 3:Luyện tập.
Chia nhóm thảo luận .
BT 1 –nhóm 1.
BT 2 – nhóm 2,3.
BT 3 – nhóm 4.
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1. Tính liên kết của văn bản.
- Muốn đoạn văn có thể hiểu được thì giữa các câu phải có sự liên kết.
2. Phương tiện liên kết.
- Các đoạn văn phải thống nhất và gắn bó chặt chẽ nhau.
- Phương tiện ngôn ngữ: từ, câu.
* Ghi nhớ SGK
III. Luyện tập:
BT 1: Sắp xếp: Câu 1, 4, 2, 5, 3.
BT 2: Các câu chưa có tính liên kết . Vì chúng không nói về một nội dung.
BT 3: Điền từ.
Bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
( Có thể sử dụng từ khác phù hợp văn bản.)
4.4 Củng cố, luyện tập:
-Muốn văn bản dễ hiểu thì các câu trong văn bản phải như thế nào?
* A. Có sự liên kết giữa các câu về nội dung, ý nghĩa.
B. Hình thức câu văn phải ngắn gọn.
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ .
Làm BT 4,5.
Soạn: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Đọc – trả lời câu hỏi vở BT Ngữ Văn.
5. Rút kinh nghiệm:
.
Duyệt giáo án
Ngày tháng năm 2007
Tổ trưởng
Trần Thị Aùnh Tuyết
File đính kèm:
- Tron bo giao an ngu van 7.doc