Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 34 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014

c. Phân tích:

c1. Đặc điểm của động Phong Nha.

- Nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình.

- Có hai bộ phận: động khô và động nước.

+ Động khô: ở độ cao 200m, có những vòm đá trắng vân nhũ; vô số cột đá (màu xanh ngọc bích).

+ Động nước: sông sâu, nước trong, chảy trong lòng một rặng núi đá vôi.

- Trong hang có các khối thạch nhũ với nhiều hình dáng và màu sắc lóng lánh như kim cương.

- Có những bãi cát, bãi đá ven 2 bờ sông.

- Có bàn thờ của người Chăm, người Việt.

-> Cảm giác kinh ngạc, thích thú như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh.

=> Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo.

c2/ Giá trị của Động Phong Nha

- "Phong Nha là hang động dài và đẹp nhất thế giới", với 7 cái nhất.

- Vào thời kỳ đổi mới này, động thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước đang được đầu tư xây dựng.

3.Tổng kết:

a. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm

- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học

- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự thời gian, không gian.

b. Ý nghĩa văn bản:

Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.

Ghi nhớ: SGK/ 148

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 34 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn đúng quy cách - Nhận ra và sửa được sai sót trường gặp khi viết đơn. 3.Thái độ: Nghiêm túc học tập cách viết đơn. C/PHƯƠNG PHÁP Phát vấn, thuyết giảng, liên hệ thực tế. D/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Ổn định lớp: 6A1................................................. 2.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 3.Bài mới: Bên cạnh những văn bản nghệ thuật, thì văn bản đơn từ cũng rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Vậy khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì? Tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY. Tìm hiểu chung ? Nhận xét khi nào thì cần viết đơn ? Vì sao cần phải viết đơn ? - Hs: nêu các trường hợp, kể thêm các trường hợp khác. - Gv: Giáo viên giới thiệu về hai lọai đơn: Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu. - Học sinh đọc ví dụ: Đơn xin học, miến giảm học phí. ? Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự nào? Hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau ? ? Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ? - Hs: Trả lời. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống trong lá đơn viết theo mẫu. - Học sinh đọc phần viết đơn không theo mẫu, đọc phần lưu ý, đọc mục ghi nhớ Luyện tập - Gv hướng dẫn học sinh chọn tình huống rồi viết.Hs viết Hướng dẫn tự học - Hỏi cha mẹ, anh chị, cô chú làm việc ở xã để biết thêm tình huống viết đơn, mẫu đơn. - Chuẩn bị bài “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”: Đọc sgk, tham khảo cách viết đơn để biết cách sửa lỗi. I/ TÌM HIỂU CHUNG 1. Khi nào cần viết đơn: - Khi có một yêu cầu, nguyện vọng nào đó cần giải quyết. - Các trường hợp cần viết đơn: xin miễn giảm học phí, xin nhập học. 2. Các lọai đơn và những nội dung: a, Các lọai đơn: - Đơn theo mẫu - Đơn không theo mẫu. b,Những nội dung không thể thiếu trong đơn: - Đơn gửi ai ? - Ai gửi đơn ? - Gửi đơn để làm gì ? 3. Cách thức viết đơn - Viết theo mẫu:Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. - Viết không theo mẫu:Trình bày theo thứ tự nhất định. * Ghi nhớ ( SGK ) II. LUYỆN TẬP 1.Viết một lá đơn có đấy đủ nội dung III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Sưu tầm một số đơn tham khảo khác. - Soạn bài “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi” E/ RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 34 Ngày soạn: 18/04/2014 Tiết PPCT: 131 Ngày dạy: 24/04/2014 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn. B/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1.Kiến thức: - Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn( Nội dung, hình thức) - Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn. 2.Kĩ năng: - Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn. - Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định. 3.Thái độ: Có ý thức học tập, rèn luyện cách viết đơn. C/: Phát vấn, đọc hiểu, thảo luận. D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: 6A1................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Khi nào cần phải viết đơn? - Nội dung của một lá đơn? 3. Bài mới: Đơn là loại văn bản hành chính rất quan trọng. Vì thế các em cần đảm bảo chính xác các thành phần của lá đơn. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm các lỗi thường gặp khi viết đơn và tìm cách sửa lỗi. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC. Các lỗi thường mắc khi viết đơn Hs đọc đơn xin nghỉ học - Gv:Đơn sau đây có những lỗi gì và nếu sửa chữa, em sẽ sửa như thế nào? - Hs làm việc theo cặp phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi. - HS đọc đơn xin theo học lớp nhạc họa, đơn xin phép nghỉ học - Gv phân nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm 1-2 làm câu b, nhóm 3-4 làm câu c. - Hs: thảo luận, thuyết trình, sửa lỗi. - Gv: Nhận xét, ghi điểm Luyện tập Bài 1: Quê em mới có điện, hãy thay bố, mẹ làm đơn gửi BQL điện của địa phương xin cấp điện cho gia đình. - Gv hướng dẫn, Hs tự làm - Gv: nhận xét, sửa chữa. Hướng dẫn tự học - Tên đơn: Đơn xin gia nhập đội tuyên truyền. - Nhớ lại bài văn miêu tả sáng tạo, đọc văn mẫu để rút kinh nghiệm. I. CÁC LỖI THƯỜNG MẮC KHI VIẾT ĐƠN. 1. Đơn xin nghỉ học. * Lỗi: Thiếu quốc hiệu (tiêu ngữ). Nơi gửi không rõ ràng: lớp, trường? Thiếu họ tên, địa chỉ người làm đơn. Không có lời cam kết. Thiếu địa điểm, ngày tháng viết đơn. Không có chữ ký của người làm đơn. * Cách chữa: Bổ sung vào đơn những mục thiếu hẳn, và những mục chưa đầy đủ. 2. Đơn xin theo học lớp nhạc hoạ. * Lỗi: - Địa điểm, ngày tháng viết đơn (thiếu). - Nơi gửi: không đầy đủ và không đúng người cần gửi (phải gửi thầy hiệu trưởng). - Họ tên, địa chỉ người làm đơn vừa thừa, vừa lộn xộn, vừa thiếu. - Lí do viết đơn không chính đáng. - Thiếu lời hứa (cam đoan) và cảm ơn. * Cách chữa: - Bổ sung những mục thiếu và không đầy đủ. - Viết lại phần chính của đơn (lí do xin theo học). - Bỏ đi những thông tin thừa về nghề nghiệp của bố mẹ 3.Đơn xin phép nghỉ học. Lỗi: Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm sốt li bì không dậy được thì không thể viết đơn được. - Trong trường hợp này phải do phụ huynh viết thay học sinh mới đúng. II. LUYỆN TẬP Bài 1: Đơn xin cấp điện Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN CẤP ĐIỆN - Kính gửi : BQL điện huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. - Tôi tên : Nguyễn Văn Bình, hộ khẩu thường trú thôn 4 xã Đạ Long, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. - Nay tôi làm đơn này kính xin BQL điện xã Đạ Long và BQL điện huyện Đam Rông cấp điện cho gia đình tôi tại địa chỉ trên để tiện sinh hoạt hằng ngày. Tôi xin hứa sẽ dùng đúng mức quy định và chỉ phục vụ cho việc sinh hoạt mà BQL điện cho phép. - Tôi xin chân thành cảm ơn. Đạ Long, ngày . Kính đơn. Nguyễn Văn Bình. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. * Bài cũ: - Làm bài tập 2 - Thu thập một số đơn làm tài liệu học tập. * Bài mới: Trả bài văn miêu tả sáng tạo. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt” E/ RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 34 Ngày soạn: 18/04/2014 Tiết PPCT: 132 Ngày dạy: 24/04/2014 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Xác định đúng yêu cầu của đề. - Viết được bài văn miêu tả sáng tạo và làm được bài kiểm tra Tiếng Việt. B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1.Kiến thức: Nắm được cách viết bài văn miêu tả sáng tạo. Hiểu các biện pháp tu từ đã học. 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa. 3.Thái độ: Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học C/ CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Chấm và trả bài khách quan, sửa lỗi cụ thể cho học sinh. 2.Học sinh: Ôn lại các kiến thức có trong hai bài kiểm tra để tự đánh giá bài viết của mình. D/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 6A1. 2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện. 3. Bài mới:Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra Tiếng Việt nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Bài tập làm văn miêu tả sáng tạo Đề bài - GV: gọi HS nhắc lại đề. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. Dàn ý- thang điểm - Hs lên bảng đọc lại dàn ý - Gv ghi lên bảng dàn bài sơ lược và thang điểm. - Hs: Ghi vở để củng cố Nhận xét chung - Gv nhận xét chung: * Ưu điểm : * Hạn chế: Sửa lỗi cụ thể - Gv: Treo bảng phụ với những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi. - Hs : sửa lỗi. Đọc bài - GV: đọc bài chưa đạt để rút kinh nghiệm (Thú, Bích, Riken); đọc bài khá làm mẫu Anh, Tơ, Tuyên) Trả bài- ghi điểm Hai HS phát bài cho lớp, đọc bài góp ý cho nhau cách sửa. Bài kiểm tra Tiếng Việt Gv trả bài, phát vấn để hs tìm ra đáp án. - Gv ghi ngắn gọn đáp án và thang điểm. - GV nhận xét ưu điểm hạn chế của Hs. - Hs nghe - GV chỉ ra một số lỗi trong bài của HS - Hs xem bài để biết cụ thể. A. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO. I. Đề bài: Dựa vào bài “ Lao xao” của Duy Khán em hãy tả lại quang cảnh khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. II. Tìm hiểu đề và tìm ý Miêu tả quang cảnh của một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời. III. Dàn ý- Thang điểm * Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài) * Thang điểm: Mở bài: (1điểm) Giới thiệu khái quát cảnh khu vườn Thân bài: (7điểm) Miêu tả chi tiết, cụ thể quang cảnh. Kết bài: (1 điểm)Tình cảm của em đối với khu vườn đó. IV. Nhận xét ưu khuyết điểm. a. Ưu điểm: - Xác định đúng yêu cầu của đề bài. - Miêu tả được cảnh đẹp khu vườn b. Hạn chế: - Sai lỗi chính tả nhiều (Tiếu, hươm, Đông...) - Chưa làm nổi bật quang cảnh khu vườn. - Trình bày không đúng thể thức bài văn. V. Sửa lỗi cụ thể * Lỗi kiến thức: - Không nắm vững được đơn vị đo diện tích dẫn đến nhiều em làm sai. - Không nắm vững đặc điểm của cảnh vật. * Lỗi diễn đạt - Dùng từ: con chim hót liếu lo -> líu lo, thu hoãnh -> thu hoạch, hoa hồng bũ bẫm - Lời văn: + Trong một buổi sáng đẹp trời đêm này là một đêm trăng rất là đẹp. + Lặp và lũng củng: những con chuồn chuồn bay xung quanh vườn nhà em những con chuồn chuồn bay rất là nhiều. - Chiếc lá rơi từng chiếc... - Trong nhà của em có một khu vườn. - Giời chớm hè, cả làng tìm nơi ẩn nấp + Chính tả: Cây cố sùm sèo-> um tùm, xanh sao -> Xanh xao.... * Đọc bài khá. VI. Trả bài - ghi điểm. B. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. I. Đề bài: Như tiết 128. II. Đáp án và thang điểm (xem tiết kiểm tra) III. Nhận xét chung. a. Ưu điểm: - Biết làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận. - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là. b. Hạn chế: - Kiến thức chưa vững - Chưa viết được đoạn văn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa. VI. Chữa lỗi cụ thể - Không nhận biết câu so sánh, câu nhân hóa. V. Trả bài VI. ghi điểm. Bảng thống kê điểm bài văn miêu tả sáng tạo. Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm <TB 6A1 20 Bảng thống kê điểm bài kiểm tra Tiếng Việt. Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm <TB 6A1 20 4. Hướng dẫn tự học - Viết lại bài tập làm văn vào vở. - Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần văn”: Đọc sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk trước khi đến lớp. E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 tuan 34.doc