A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Học sinh phát hiện được các lỗi trong bài làm của mình. Đánh giá nhận xét đề bài theo yêu cầu của đề. So sánh với bài viết trước để thấy sự tiến bộ hay thụt lùi của bản thân.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tự chữa bài làm của bản thân và có thể chữa bài của bạn.
3. Về thái độ:
- Cú ý thức sửa các lỗi mà mình mắc phải
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Chấm bài, phận loại bài theo thang điểm.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu lại đề văn
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Khi viết bài kiểm tra trước hết chúng ta phải xác định được đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài. Nhưng một bài văn chỉ được coi là hoàn chỉnh khi chúng ta biết đáp ứng những yêu cầu của bài làm như cách dùng từ, đặt câu, cách trình bày, Tiết trả bài hôm nay sẽ giúp các em có được những kỹ năng đó.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 34 - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................
.................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 32. PHẦN VĂN, TẬP LÀM VĂN
Tiết 131: TỔNG KẾT PHẦN VĂN, TẬP LÀM VĂN.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.
- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.
- Ôn lại các loại văn cơ bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, nhật dụng. Nêu các phương thức biểu đạt của các văn bản.
- Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích.
3. Về thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các thể loại văn học vào bài ôn tập, làm bài tập
- GD HS ý thức học tập tích cực, tự giác
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài,...
2. Học sinh:
- Ôn tập theo sgk, chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập (38 phút)
- Trên cơ sở các nhóm được phân công đã chuẩn bị bài ở nhà GV yêu cầu các nhóm nộp bài thu hoạch.
- Riêng đối với các văn bản truyện Gv cung cấp bảng thống kê in ra giấy để các nhóm đối chiếu, so sánh.
A - Phần Văn học.
1. Lập bảng thống kê các văn bản đã học.
STT
Tên văn bản
Nhân vật chính
Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
1
Con Rồng, cháu tiên
Âu Cơ, LLQuân
- Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ, sinh ra dân tộc Việt Nam -> đề cao nguồn gốc dân tộc
2
Bánh chưng, bánh giầy
Lang Liêu
- Chăm chỉ, cần cù, gần gũi dân , đề cao lao động.
3
Thánh gióng
Thánh Gióng
- Người anh hùng mang sức mạnh của cộng đồng.
4
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Sức mạnh chống trả , chế ngự thiên nhiên
5
Sự tích Hồ Gươm
Lê Lợi
- Tướng tài, gây thanh thế cho cuộc kháng chiến.
6
Thạch sanh
Thạch sanh
- Thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng, đề cao lòng nhân đạo và yêu hoà bình.
7
Em bé thông minh
Em bé
- Thông minh, đề cao tài trí.
8
Cây bút thần
Mã Lương.
- Tài giỏi, giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ ác.
9
Ông lão ...
Ông lão và mụ vợ
- Nhu nhược
- Tham lam, bội bạc
-> ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
10
Con hổ có nghĩa
Con hổ
- Đề cao ân nghĩa.
11
Mẹ hiền dạy con
Người mẹ
- Thương con, tấm gương sáng về cách dạy con
12
Thầy thuốc
Thái y họ phạm
- Giỏi, có lòng nhân đức-> Đề cao đức tính cao đẹp của bậc lương y.
13
Bài học đường đời...
Dế Mèn
- Kiêu căng, xốc nổi-> Rút ra được bài học.
14
Bức tranh của em gái tôi
Người anh
Người em
- Tự ái , ghen tị
- Tài năng,, vị tha, nhân hậu.
15
Buổi học cuối cùng
Phrăng
Ha Men
- Mải chơi, lười học-> Muốn được học tập
- Yêu tiếng nói dân tộc -> Yêu nước.
H: Em hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn,... ?
H: Qua các văn bản đã học em thấy những văn bản nào thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái của dân tộc ?
H: Cho biết mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự ?
H: Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào ?
H: Thứ tự kể trong văn tự sự có tác dụng gì ?
H: Có mấy ngôi kể ? đặc điểm của mỗi loại ?
2. Một số khái niệm, thuật ngữ Văn học:
- Truyện truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười
- Truyện trung đại
- Văn bản nhật dụng
3. Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái của dân tộc.
a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,
b. Tinh thần nhân ái: Con rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy...
4. Mối quan hệ giữa sự việc nhân vật, chủ đề:
- Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có nhân vật thì sự việc trở nên vụn nát ngược lại nếu không có sự việc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo.
- Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung để thể hiện chủ đề.
5. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:
- Chân dung và ngoại hình
- Ngôn ngữ
- Cử chỉ hành động, suy nghĩ
- Lời nhận xét của các nhân vật khác
6. Thứ tự và ngôi kể:
a. Thứ tự kể:
- Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng.
- Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự.
- Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú.
b. Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật.
- Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
*3 Hoạt động 3: (2 phút)
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị bài của HS
5. Dặn: HS về nhà
- HS về nhà tiếp tục hoàn thiện các nội dung ôn tập
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:............................................................................................................
..............................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 32. PHẦN VĂN, TẬP LÀM VĂN
Tiết 132: TỔNG KẾT PHẦN VĂN, TẬP LÀM VĂN (Tiếp)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.
- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.
- Ôn lại các loại văn cơ bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, nhật dụng. Nêu các phương thức biểu đạt của các văn bản.
- Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích.
3. Về thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các thể loại văn học vào bài ôn tập, làm bài tập
- GD HS ý thức học tập tích cực, tự giác
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, chuẩn bị máy chiếu,...
2. Học sinh:
- Ôn tập theo sgk, chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập (38 phút)
- Yêu cầu đại diện một nhóm dùng bảng thống kê nhóm đã chuẩn bị ở nhà lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV sử dụng máy chiếu Bảng thống kê cho HS đối chiếu.
B - Phần Tập làm văn.
I - Các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học.
1. Các loại văn bản:
TT
PT biểu đạt
Các bài văn đã học
1
2
Tự sự
Miêu tả
- Truyền thuyết : Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giày
- Cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh ...
- Ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi...
- Truyện cười : Treo biển, Lợn cưới, áo mới ...
- Truyện trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy
con...
- Tiểu thuyết : Bài học đường đời..., Vượt thác .
- Truyện ngắn : Bức tranh của em gái tôi.
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự : Đêm nay Bác không ngủ.
3
Biểu cảm
- Lượm
- Mưa
4
Nghị luận
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Lũng yờu nước
5
Thuyết minh
- Động Phong Nha , Cầu Long Biên...,
*2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập (28 phút)
- Gọi đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- GV trình chiếu để HS đối chiếu
B - Phần Tập làm văn.
I - Các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học.
2. Phương thức biểu đạt:
TT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
3
Mưa
Miêu tả
4
Bài học đường đời đầu tiên.
Tự sự, miêu tả
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm.
- GV sử dụng máy chiếu gọi đại diện các nhóm trả lời
II - Đặc điểm và cách làm.
1. Mục đích, nội dung, hình thức trình bày của 3 loại văn bản
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
- Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, tự do
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận
- Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lí do và yêu cầu
Theo mẫu, với đầy đủ yếu tố của nó.
- GV sử dụng máy chiếu gọi đại diện các nhóm trả lời
2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả:
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
- Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc
- Giới thiệu đối tượng miêu tả.
Thân bài
Diễn biến tình tiết sự việc
- Tả đối tượng từ xa đến gần , từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể.
Kết bài
- Kết quả sự việc, suy nghĩ
- Cảm xúc, suy nghĩ
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập (12 phút)
- HS chuẩn bị ở nhà
- Gọi 1 - 2 HS trình bày, lớp nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
- Gọi 1 HS trình bày
- Lớp nhận xét,...
III - luyện tập.
1. Bài tập 1: Kể lại bằng văn xuôi bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
2. Bài tập 2: Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, Hãy viết lại bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng cảu em.
*4 Hoạt động 4: (2 phút)
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị bài của HS
5. Dặn: HS về nhà
- HS về làm bt 3, xem lại các nội dung ôn tập.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:................................................................................................................
...................................................................................................................................
* Tồn tại:...................................................................................................................
..................................................................................................................................
======================= Hết tuần 34 =====================
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 6 Tuan 34CKTKN.doc