Hđ2: Gv hướng dẫn hs đọc và hiểu văn bản.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho hs, sau đó đọc mẫu đoạn đầu .
- Gv gọi hs đọc tiếp đến hết bài.
? Em hãy cho biết bài văn được chia làm mấy đoạn? Nội dung của các đoạn ntn?
- Hstl-Gvkl:
Bài văn có thể chia làm ba phần:
Từ đầu Hà Nội: Tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
Tiếp Vững chắc: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động đau thương và anh dũng.
Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu trong xã hội hiện đại.
? Qua đoạn đầu của bài văn em có những hiểu biết gì về cầu Long Biên?
- Hstl-gvkl:
Đoạn văn thuyết minh cho biết về cầu Long Biên làm nổi bật đặc điểm của cây cầu: tên gọi, độ dài, trọng lượng, hình dáng, vị trí, công dụng, quy cách và cấu tạo.
? Em hãy chỉ ra những chi tiết giới thiệu về cầu Long Biên?Theo em tại sao tác giả lại gọi cầu long biên là chứng nhân lịch sử?
- Hs chỉ ra các chi tiết miêu tả về cầu Long Biên.
- Gv giới thiệu thêm về cầu:
Nội dung lịch sử mà cầu làm chứng rất phong phú, qua thời gian dài, nhiều mặt, nhiều vẻ.
Thời gian Pháp Thuộc, những năm tháng hoà bình, rồi những năm tháng chống Mĩ. Khi xây dựng cầu không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu. Song nó vẫn là một trong những thành tựu của thời văn minh cầu sắt.
? Theo em tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để giới thiệu cây cầu?
- Hstl-Gvkl:
Tác giả đã viết theo lối hồi kí, tự sự, kết hợp với so sánh, miêu tả.
? Em hãy tìm những chi tiết để chứng minh cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử?
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 32 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng lượng, hình dáng, vị trí, công dụng, quy cách và cấu tạo.
? Em hãy chỉ ra những chi tiết giới thiệu về cầu Long Biên?Theo em tại sao tác giả lại gọi cầu long biên là chứng nhân lịch sử?
- Hs chỉ ra các chi tiết miêu tả về cầu Long Biên.
- Gv giới thiệu thêm về cầu:
Nội dung lịch sử mà cầu làm chứng rất phong phú, qua thời gian dài, nhiều mặt, nhiều vẻ.
Thời gian Pháp Thuộc, những năm tháng hoà bình, rồi những năm tháng chống Mĩ. Khi xây dựng cầu không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu. Song nó vẫn là một trong những thành tựu của thời văn minh cầu sắt.
? Theo em tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để giới thiệu cây cầu?
- Hstl-Gvkl:
Tác giả đã viết theo lối hồi kí, tự sự, kết hợp với so sánh, miêu tả.
? Em hãy tìm những chi tiết để chứng minh cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử?
- Gv cho hs thảo luận:
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gv ghi bảng các chi tiết đó.
? Khi có những dòng hồi tưởng và miêu tả về cầu Long Biên em thấy tác giả có những tình cảm gì?
- Hstl-Gvkl:
Tác giả rất yêu mến cây cầu Long Biên nên mặc dù ngày nay cầu đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng vẫn cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim du khách.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu lời văn trong đoạn cuối?
- Hstl:
Giọng điệu lời văn trong đoạn cuối của bài thật trữ tình.
? Theo em tại sao tác giả lại đặt tên bài là (... chứng nhân lịch sử), có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích được không?
- Hstl-Gvkl:
Chứng nhân là biện pháp nhân hoá đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật. cầu trở thành người đương thời của bao thế hệ như một vật bất tử nhìn thấy những thay đổi thăng trầm của Thủ Đô, đất nước, con người Việt Nam.
? Nêu nghệ thuật và ý nghĩ văn bản của vb này?
- Gv cho hs đọc lại ghi nhớ trong sgk/ 128.
Hđ3: Hướng dẫn tự học
Giáo viên: Dặn dò.
Hs : Thực hiện ở nhà
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
*K/n văn bản nhật dụng:
- Nội dung bài viết gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
II/ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Đọc, tìm hiểu từ khó.
Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục:
b. Phương thức biểu đạt: thuyết minh.
c. Phân tích
c1/ Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên:
- Cầu bắc qua Sông Hồng.
- Xây dựng năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm.
- Do Ép- Phen thiết kế.
- Như một nhân chứng sống động đau thương và anh dũng.
" Hồi kí, tự sự kết hợp biện pháp so sánh, miêu tả.
-> Cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử tròn một thế kỉ tồn tại.
c2/ Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử
+ Trước 1945:
- Cầu là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa.
- Được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của bao người.
" Thuyết minh quá trình xây dựng cầu.
+ Sau 1945 và hoà bình
- Cầu là niềm tự hào của dân tộc ta
- Cầu đi vào trang sách học trò.
+ Trong kháng chiến Chống Mỹ:
- Cầu là mục tiêu ném bom dữ dội của không lực Hoa Kỳ.
" Miêu tả kết hợp biểu cảm
-> Cầu Long Biên đau thương mà anh dũng.
c3/ Cảm xúc của tác giả về cây cầu:
- Cố gắng truyền tình cảm cây cầu của mình vào trái tim du khách đặng bắc một nhịp cầu nối vô hình để du khách ngày càng xích lại với đất nước Việt Nam hơn
->Giọng điệu trữ tình, khẳng định ý nghĩa lịch sử của cây cầu trong xã hội hiện đại.
3/ Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự và biểu cảm
- Nêu số liệu cụ thể
- Sử dụng phép so sánh nhân, hóa.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
* Ghi nhớ: sgk/ 128.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài.
- Hiểu chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
- Sưu tầm một số bài viết và tranh ảnh về cầu Long Biên
* Bài mới: Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Kiểm tra 15 phút
A. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Câu văn sau có mấy vị ngữ:
Bọn trẻ nằm sát chân dườn, có quắp, im thin thít
a. Một b. hai
c. Ba d. bốn
Câu 2: Câu văn sau có mấy chủ ngữ: “ Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận trên cơ thể con người” ?
a. bốn b. Năm
c. Sáu d. Bảy.
Câu 3: Câu nào sau đây là câu trần thuật đơn?
a. Chúng tôi tụ hội ở góc sân b. Thông sang ngách nhà ta hả?
c. Hức dễ nghe nhỉ! D. Thôi em đừng khóc nữa.
Câu 4: Câu trần thuật đơn có từ là dưới đây thuộc kiểu câu nào?
“ Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa”
a. Câu định nghĩa b. Câu miêu tả
c. Câu giới thiệu d. Câu đánh giá
Câu 5: Câu nào là câu tồn tại?
a. Tôi mắng b. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa.
c. Cả làng thơm d. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Câu 6: Hãy phát hiện lỗi cho câu sau: “ Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6a”?
a. Sai lỗi chính tả b. Câu thiếu chủ ngữ
c. Câu thiếu vị ngữ d. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
B. Tự luận (7đ)
Câu 1: Thế nào là câu trần thuật đơn?(3đ)
Câu 2: Câu sau thiếu thành phần nào? Hãy sửa lại cho đúng?(4đ)
a. Trên cánh đồng, đanh gặt lúa
b. Dưới gốc tre, những mầm măng.
E. RÚT KINH NGHIỆM ..
.
Tuần 32 Ngày soạn:04.04.2014
Tiết PPCT: 122 Ngày dạy: 08.04.2014
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
( DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cũng cố kiến thức về cách sử dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn và sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết
3. Thái độ:
- Có ý thức ôn tập.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu và giải quyết vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp .
2. Bài cũ : Em hãy nêu một số lỗi thường gặp khi diễn đạt một câu?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Tiết học trước các em đã được học và nhận biết một số lỗi thường gặp khi diễn đạt câu đó là thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vn hôm nay chúng ta sẽ ôn lại kiến thức về tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
- Hs đọc ví dụ SGK
? Đặt các dấu chấm câu vào chỗ trống cho phù hợp? vì sao em đặt như vậy?
? Cách dùng dấu như vậy có gì đặc biệt?
- Hs đọc ghi nhớ SGK
- Gv: Chia lớp thảo luận
Chia lớp thành 2 tổ thảo luận 2 câu hỏi SGK
- Thảo luận xong trình bày trước lớp
- Gv nhận xét chố lại phần nội dung.
*Hoạt động 2: Luyện tập
- GV; hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4 SGK
Làm theo tổ sâu đó trình bày trước lớp
- HS làm theo tổ sau đó trình bày các tổ khác nhận xét
- Cuối cùng GV tổng kết lại toàn bộ phần bài tập.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên dặn dò
+ Học bài , nắm nội dung bài học
+ Soạn bài mới: ôn tập về dấu phẩy câu hỏi SGK..
- Học sinh thực hiện.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
1. Công dụng
a. Ví dụ SGK
a. (!) ; b. (?) ; c. (!) ; d. (.).
- Lý do: - Dấu chấm dùng để đặt ở cuối câu trần thuật.
- Dấu chấm hỏi đật cuối câu nghi vấn
- Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiếnvà cuối câu cảm thán.
b. Cách dùng các dấu chấm ,dấu chấm hỏi, dấu chấm than có gì đặc biệt
SGK
- Câu 2, 4 đều là câu cầu khiến nhưng các câu ấy đều dùng dấu chấm than
- Dấu chấm( ? !) thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm
c. Ghi nhớ SGK
2. Chữa một số lỗi thường gặp
1. So sánh cách dùng 2 câu sau SGK
a. Câu 1: tách thành 2 câu làm cho người đọc dễ hiểu
Câu 2: Câu ghép, nhưng 2 vế không được liên kết chặt chẽ nên tách thành 2 câu là đúng hơn.
b. Câu 1: Dùng dấu chấm tách thành 2 câu là không hợp lý.
2. Cách dùng dấu chấm ? và đấu ! có phù hợp không
a. Dấu (?) cuối câu 1,2 sai vì đây không phải là câu hỏi.
b. Câu trần thuật mà đặt dấu chấm ! là không đúng.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tìm một ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn
E. RÚT KINH NGHIỆM .
.
Tuần 32 Ngày soạn:04.04.2014
Tiết PPCT: 123,124 Ngày dạy: 12.04.2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhằm đánh giá hs ở các phương diện
- Năng lực sáng tạo khi viết văn miêu tả.
- Có năng lực vận dụng các kiến thức và kĩ năng về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Nắm chắc kiến thức về văn miêu tả để viết một bài văn miêu sáng tạo.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày trong văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Có ý thức làm bài kiểm tra
C. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu và giải quyết vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1
2. Bài cũ :
3. Bài mới:
Hđ1: Gv chép đề lên bảng
1/ Đề bài: Từ bài “ Lao xao” của Duy Khán, Em hãy tả lại quang cảnh một buổi sáng đẹp trời ở khu vườn nhà em.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh làm được bài văn miêu tả sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục.
b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phần
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu cảnh cần tả là khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể
- Diện tích,vị trí của khu vườn.
- Tả bao quát khu vườn ( hình khối, màu sắc)
- Tả một số cây tiêu biểu tạo nên ấn tượng riêng cho khu vườn.
- Tả khung cảnh thiên nhiên để thấy khu vườn đẹp và thân thiết như thế nào ( nắng, gió, màu sắc của lá, của hoa, tiếng chim hót)
- Một số lợi ích mà khu vườn mang lại cho gia đình.
Kết bài: Tình cảm của em đối với cảnh đẹp khu vườn, ý nghĩa của khu vườn đối với cuộc sống của gia đình em.
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
(7.0 điểm)
( 1.0điểm)
Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em)
E. RÚT KINH NGHIỆM .
.
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 32.doc