A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Ôn lại và năm vững các đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được cũng cố lại.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ về việc tập làm thơ năm chữ
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Thái độ:
- Mạnh dạn trình bày những câu thơ bản thân làm đựơc
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thực hành cá nhân
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1
2. Bài cũ: ? Nêu đặc điểm của thể thơ 4 chữ? Lấy ví dụ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Tiết học này các em sẽ được làm quen với thể loại thơ năm chữ và tập làm một bài thơ năm chữ.
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 28 - Trần Thị Thắng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28 Ngày soạn: 05/02/2014
Tiết PPCT: 105 Ngày dạy: 11/03/2014
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu
- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các thành phần chính của câu
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu
2. Kĩ năng:
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu
- Đặt được câu có chủ ngữ và vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
3. Thái độ:
- Có ý thức đặt câu và dùng câu có đầy đủ các thành phần chính.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1
2. Bài cũ: ? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cô tô của nguyễn tuân?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Khi nói hoặc viết chúng ta cần phải sử dụng đầy đủ các thành phần chính của câu để cho lời nói không mang tính cộc lốc, khiếm nhã, câu văn đầy đủ thành phần sẽ diễn đạt trọn vẹn được ý muốn nói vì thế hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là các thành phần chính của câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chung
Bước1: Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
? Ở bậc tiểu học em đã được học về các thành phần câu? Em hãy kể các thành phần đó và cho ví dụ?
- Hstl-Gv nhận xét
Các thành phần câu là trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Hôm nay/ Em / đi lao động.
? Em hãy xác định các thành phần câu trong ví dụ?
- Gv ghi ví dụ lên bảng và cho hs xác định
- Gvkl và ghi bảng:
? Trong các thành phần đó thì thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu? Vì sao?
- Hs trả lời:
? Còn các thành phần khác nếu lược bỏ đi thì ý nghĩa của câu ko thay đổi. Đó là thành phần nào?
- Hs phát biểu
- Gv khái quát lại bằng ghi nhớ trong sgk/92.
Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm của vị ngữ trong câu.
? Em hãy phân tích ví dụ ở mục 1?
- Hstl- Gvkl:
Vị ngữ kết hợp vói những từ: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới...
? Thử đặt câu hỏi để xác định vị ngữ? và cho biết vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Hstl- Gvklvà ghi bảng:
? Vị ngữ thường có cấu tạo như thế nào?
- Hstl- gvkl và ghi bảng:
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 93.
Bước 3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chủ ngữ của câu.
? Đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ của các ví dụ trên và cho biết đặc điểm của chủ ngữ?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
? Em hãy cho ví dụ về chủ ngữ do động từ, tính từ đảm nhiệm?
- Hs cho ví dụ- gv nhận xét và kết luận và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 93.
Hđ2: Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập
Bài tập1: Cho hs đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Hs thực hiện- gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 2: Gv hướng dẫn cho hs đặt câu theo yêu cầu của bài tập.
- Gv cho hs thực hiện bài tập nhanh
Bài tập 3: Cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu vừa đặt
Hs thi làm bài tập nhanh.
Hđ3: Hướng dẫn tự học
- Gv: yêu cầu học sinh về học ghi nhớ và làm lại các bài tập
- Chuẩn bị bài mới
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1. Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
a. Ví dụ: Chẳng bao lâu/ tôi/ đã trở
TN C V
thành chàng dế thanh niên cường
tráng.
b. Nhận xét
- CN – VN : bắt buộc phải có mặt để diễn đạt nội dung." Thành phần chính của câu.
- TN: có thể lược bỏ-> Thành phần phụ.
c. Kết luận: Ghi nhớ: sgk/ 92.
2/ Vị ngữ trong câu.
2.1. Ví dụ:
a. Một buổi chiều, tôi ra đứng trước cửa
TN CN VN
hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
b. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông,
CN VN
ồn ào, đông vui, tấp nập.
c. Cây tre là người bạn thân của nông dân
CN VN
Việt Nam.
Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn
CN VN
công việc khác nhau.
2.2 kết luận: Ghi nhớ: sgk/ 93.
3/ Chủ ngữ của câu.
3.1. Ví dụ:
a. Cô ấy là giáo viên
CN VN
b. Con cò đậu ở bờ ao.
CN VN
c. Cái bàn đẹp lắm.
CN VN
- Chủ ngữ biểu thị tên sự vật có hành động, trạng thái... nêu ở vị ngữ.
- Trả lời câu hỏi: ai, cái gì, con gì...
- Thường là đại từ, danh từ cụm danh từ. Có thể là động từ hay tính từ đảm nhiệm.
Ví dụ: Lao động là vinh quang.
Sạch sẽ là đức tính tốt.
3.2 Kết luận : * Ghi nhớ: sgk/93.
II/ LUYỆN TẬP
Bài tập1:Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu cấu tạo.
1.
- Tôi(CN)" Đại từ.
- Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng(VN)" Cụm động từ
2.
- Đôi càng tôi(CN)" Cụm danh từ
- Mẫm bóng(VN)" Tính từ.
3.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo
(CN)" Cụm danh từ.
- Cứ cứng dần và nhọn hoắt(VN) " Hai cụm tính từ
4.
- Tôi(CN)" Đại từ
- Co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ(VN)" Cụm động từ.
5.
- Những ngọn cỏ(CN)" Cụm động từ
- Gãy rạp y như những nhát dao vừa lia qua(VN)" Cụm động từ
Bài tập 2: Đặt câu
Bài tập 3: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu vừa đặt được
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ : Học ghi nhớ, hoàn thiện bài tập
* Bài mới : Chuẩn bị bài mới: Tập làm thơ 5 chữ
E. RÚT KINH NGHIỆM .
.
Tuần : 28 Ngày soạn: 05/02/2014
Tiết PPCT: 106 Ngày dạy: 11/03/2014
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Ôn lại và năm vững các đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được cũng cố lại.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ về việc tập làm thơ năm chữ
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Thái độ:
- Mạnh dạn trình bày những câu thơ bản thân làm đựơc
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thực hành cá nhân
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : Lớp 6A1
2. Bài cũ: ? Nêu đặc điểm của thể thơ 4 chữ? Lấy ví dụ?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Tiết học này các em sẽ được làm quen với thể loại thơ năm chữ và tập làm một bài thơ năm chữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hđ1: Gv cho hs tìm hiểu đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài học ở nhà của hs.
? Theo em thể thơ năm chữ có đặc điểm ntn?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Hđ2: Tập làm thơ
- Gv chia lớp làm bốn nhóm.
- Gv cho hs tìm những khổ thơ, bài thơ năm chữ
- Gv cho hs hoạ theo thơ.
.
- Cho hs tập làm thơ có vần nối tiếp
- Hs đọc thơ và bình thơ của các bạn.
- Gv nhận xét và đánh giá về nội dung và hình thức trình bày của hs
Hđ3 : Hướng dẫn tự học.
Về ôn lại đặc điểm thể thơ năm chữ
Sưu tầm những bài thơ năm chữ
Chuẩn bị bài mới : Cây tre Việt Nam
I/ Đặc điểm thơ năm chữ
- Số chữ: Năm chữ/ câu
- Số câu: Không hạn chế
- Khổ thơ: Bốn câu, hai câu/ khổ. hoặc không chia khổ.
- Vần: Thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp
- Nhịp thơ: 3/2 hoăc 2/3
II/ Thi làm thơ
1/ Thi tìm thơ năm chữ
2/ Hoạ theo thơ
Có chú bé loắt choắt
Mang cái xắc xinh xinh
Cái chân đi thoăn thoắt
Cái đầu chú nghênh nghênh
3/ Làm thơ có vần nối tiếp.
4/ Đọc và bình thơ
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:- Sưu tầm thêm các bài thơ năm chữ và chuẩn bị bài Cây tre Việt Nam
* Bài mới: Ôn tập văn tả người tiết sau kiểm tra 2 tiết bài làm văn tả người.
E. RÚT KINH NGHIỆM .
.
Tuần 28 Ngày soạn: 09/03/2014
Tiết PPTC: 107-108 Ngày dạy: 15 /03/2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
VĂN TẢ NGƯỜI
A/MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn tả người vào việc tạo lập văn bản. Qua đó các em biết quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét về hình ảnh người thân.
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản miêu tả người..
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
3. Thái độ: nghiêm túc làm bài, thích văn miêu tả.
C/PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết trình.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 6a1..
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Đề bài: GV chép đề bài lên bảng:
Đề bài: Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...)
*Đáp án và biểu điểm:
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a.Yêu cầu chung:
- Kiểu văn bản: Miêu tả người
- Nội dung: Người thân gần gũi như ông, bà, cha, mẹ, ...
- Chọn được các đặc điểm nổi bật của đối tượng để miêu tả.
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, lập luận rõ ràng.
b.Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
* Mở bài: Giới thiệu chung về người được miêu tả ( Ai? Có quan hệ với em như thế nào? Ấn tượng nổi bật? )
* Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ thể.
- Ngoại hình: Dáng dấp, mặt mũi, tóc tai, nụ cười, ăn mặc, ...
- Tính cách: Tốt bụng, nghiêm khắc, hiền lành,...
- Lời nói: Nhẹ nhàng, trầm ấm, thánh thót, trìu mến,..
- Cử chỉ, hành động: Âu yếm, vuốt ve, nhanh nhẹn, tháo vát.
- Sở thích, việc làm có gì đặc biệt
- Sự quan tâm đối với em và mọi người thể hiện qua việc làm gì?
* Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân yêu gần gũi ( Lời chúc, hứa hẹn, mong ước)
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
1.0 đ
0.75 đ
3.5đ
1.0 đ
E. RÚT KINH NGHIỆM :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 28.doc