Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 27 và 28 - Bản đẹp 2 cột - Phan Thị Bích Thủy

- Học sinh tìm hiểu chung trong SGK.

- Những năm 20 của thế kí XX là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước - người chiến cộng sản kiên cường Nguyễn Ái Quốc. Trong đó có văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ của nhân dân kêu gọi đấu tranh.

2. Tác phẩm

- Tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, xuất bản năm 1925, gồm 12 chương và phần phụ lục.

- Đoạn trích nằm trong chương I

- Tác phẩm thể hiện rõ phẩm chất Nguyễn Ái Quốc: nghệ thuật châm biếm sắc sảo.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc (10')

- Đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận nghệ thuật trào phúng của tác giả.

- 3 học sinh đọc 3 phần của văn bản.

+ Bản xứ, An-nam-mít, ngư lôi, tạp dịch, nhũng lạm .

2. Bố cục (4')

3 luận điểm

I. Chiến tranh và ''Người bản xứ''

II. Chế độ lính tình nguyện.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 27 và 28 - Bản đẹp 2 cột - Phan Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục, sinh động do lí lẽ và thực tiễn luôn bổ sung cho nhau. - Muốn ngao du cần phải đi bộ. - Ông là một người giản dị, quý trọng tự do, yêu mến thiên nhiên. Ông không những là một nhà văn tài ba mà còn là một nhà giáo dục lỗi lạc. - Học sinh đọc ghi nhớ. IV. Củng cố:(3') ? Nhắc lại ý chính trong ghi nhớ của bài. ? Em học tập được gì ở tác giả qua bài văn này. (viết văn nghị luận đan xen các yếu tố tần số và biểu cảm trong lập luận) ? Đọc bài văn, em hiểu thêm những lợi ích mới nào của việc đi bộ ngao du. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Nắm được ý chính của bài. - Học tập cách viết của tác giả trình bày đoạn văn có luận điểm: Lợi ích của việc đi bộ đối với học sinh. - Ôn tập chương trình văn bản từ đầu học kì II đến nay, chuẩn bị cho kiểm tra 45'. Tuần 28 - Tiết 111 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt Hội thoại (t) A. Mục tiêu cần đạt: - Qua việc học lí thuyết ở tiết trước, học sinh ứng dụng làm bài tập. - Nắm được khái niệm lượt lời. - Rèn kĩ năng tham gia hội thoại đạt hiệu quả. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: bảng phụ ghi lượt lời mục I.1 - Học sinh: ôn tập tiết hội thoại 107; xem trước bài ''Hội thoại'' (tiếp) C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Thế nào là vai hội thoại. ? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ XH như thế nào? Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì? Giải bài tập 3 trong SGK tr95. III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Gọi học sinh đọc ví dụ ? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt. - Giáo viên treo bảng phụ ghi các lượt lời sau khi học sinh đã phát biểu. - Yêu cầu học sinh bổ sung. ? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói. ? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào. * Hồng không nói vì bất bình với bà cô. ? Vì sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe. * Vai dưới phải tôn trọng vai trên, không được cắt lời người đối thoại. ? Từ ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là lượt lời. ? Khi nói cần chú ý điều gì. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Hãy nêu lượt lời của 4 nhân vật: - Chị Dậu. - Cai lệ. - Anh Dậu. - Người nhà lí trưởng. ? Qua đó em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào. + Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm 2', gọi nhóm báo cáo và nhận xét lẫn nhau + Giáo viên đánh giá. * Qua cuộc hội thoại ta thấy chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ, cai lệ hống hách đểu cáng, ... người nhà lí trưởng a dua ? Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào. ? Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp lí với tâm lí nhân vật không? Vì sao. ? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu truyện như thế nào. I. Lượt lời trong hội thoại (10') 1. Ví dụ - Học sinh đọc ví dụ đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật Hồng và người cô (SGK-tr82) 2. Nhận xét Bà cô (6) bé Hồng (2) -Hồng! Mày có muốn ... -Sao lại không vào ... -Mày dại quá ... -(cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe) -Vậy mày hỏi ... -Mấy lại rằm ... -Không! Cháu không muốn vào ... -Sao cô biết ... - Tôi cúi đầu không đáp ... - Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ... - Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Hồng không nói, im lặng cho biết thái độ của Hồng là bất bình với những lời người cô nói. - Hồng không cắt lời bà cô vì ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới, không được phép xúc phạm người cô. - Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời. 3. Kết luận - Giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ... - Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ. - Học sinh đọc ghi nhớ 2, 3 lần. II. Luyện tập (24') 1. Bài tập 1 Học sinh đọc bài tập 1 trong SGK tr102. Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. - Học sinh nêu lượt lời của từng nhân vật. - Những người nói nhiều nhất: cai lệ và chị Dậu - Người nhà lí trưởng nói ít hơn, anh Dậu chỉ nói với vợ khi cuộc xung đột đã kết thúc. - Kẻ cắt lời người khác tronng cuộc hội thoại là cai lệ. - Xét về vai XH, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (cháu - ông) đã vùng lên kháng cự (tao - mày; đe doạ) và thực hiện lời đe doạ. chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, cai lệ hống hách, ngoan cố, người nhà lí trưởng a dua. Bài tập 2 Học sinh đọc bài tập 2 a) Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn. b)Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ. - Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ ... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đưa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng làm tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí. IV. Củng cố:(3')? Thế nào là lượt lời trong hội thoại ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì. V. Hướng dẫn về nhà:(') - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập 3, 4 (SGK tr107) - Gợi ý làm bài tập 3: 2 lần nhân vật tôi im lặng, lí do ở trong hững câu tiếp theo lời hỏi của bà mẹ. Bài tập 4: im lặng dể giữ bí mật, tôn trọng người khác ... là vàng Im lặng trước những hành vi sai, trước áp bức bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình, với người lương thiện là dại khờ, hèn nhát. - Xem trước bài: + Lựa chọn trật tự từ trong câu. + Chuẩn bị cho tiết 112: phần I (chuẩn bị ở nhà) SGK tr 108 Tuần 27 - Tiết 112 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh được củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước. - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: viết bảng phụ ghi mục II.1: dàn bài của bài văn. - Học sinh: làm phần I (chuẩn bị bài ở nhà) SGK tr108 C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. ? Làm thế nào để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao. ? Trình bày bài tập 3 SGK tr98 III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. ? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì. ? Cho ai. ? Cần làm theo kiểu lập luận nào. ? Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không. ? Vì sao. ? Nên sửa như thế nào. - Sau khi báo cáo thảo luận, sắp xếp lại các luận điểm; giáo viên treo bảng phụ ghi dàn bài chuẩn bị để học sinh đối chiếu. Dàn bài: a) MB: nêu lợi ích của việc tham quan. b) TB: nêu các lợi ích cụ thể: - Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh. - Về tình cảm: + Tìm hiểu thêm niềm vui cho bản thân mình. + Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước - Về kiến thức: + Hiểu sâu thêm những điều đã học ở trường lớp. + Đưa lại nhiều bài học chưa có trong sách vở của nhà trường. c) KB: khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan. ? Trong đoạn văn tham khảo trong ''Đi bộ ngao du'', em thấy nhà văn đã đưa những yếu tố biểu cảm vào đoạn văn ở chỗ nào. ? Hãy chọn một đoạn văn cụ thể ? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn. ? Trong đoạn văn ấy em muốn biểu hiện tình cảm gì. ? Em thấy đoạn văn mục 2b đã biểu hiện được tình cảm của em chưa. ? Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó. - Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn. - Cho học sinh tự đánh giá đoạn văn của mình. - Giáo viên gọi một vài học sinh trình bày đoạn văn. - Gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. II. Luyện tập * Tìm hiểu đề - Vấn đề cần làm sáng tỏ: sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch. - Đối tượng: học sinh - Cần trình bày theo kiểu lập luận chứng minh. 1. Cách sắp xếp các luận điểm - Học sinh đọc các luận điểm (SGtr108) - Học sinh thảo luận theo nhóm 2' và báo cáo kết quả thảo luận: + Các luận điểm được đưa ra theo kiểu liệt kê, người viết đã đưa ra ý kiến, quan điểm của mình nhưng sắp xếp chưa rành mạch hợp lí, chặt chẽ không làm sáng tỏ vấn đề nêu ra. + Cách sửa Học sinh báo cáo trình bày, nhóm khác nhận xét. Học sinh đối chiếu với bảng phụ của giáo viên để ghi lại dàn bài vào vở. 2. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận a) Ví dụ - Học sinh đọc bài tập mục II.2 SGtr108 - Biết bao hứng thú, thú vị, mơ màng buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ, vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan, ngon lành, thích thú biết bao, ngủ ngon giấc biết bao ... Tác giả sử dụng nhiều thán từ, tính từ, từ chỉ trạng thái, câu cảm thán vào đoạn văn. b) Đưa yếu tố biểu cảm vào một đoạn văn của đề (I) - Học sinh chọn một đoạn văn tương ứng với một luận điểm trong các luận điểm của dàn bài kể trên. - Học sinh xác định. - Học sinh trình bày miệng những câu biểu hiện tình cảm của mình - Học sinh bộc lộ quan điểm - Có thể sử dụng các từ ngữ biểu cảm : biết bao, kì diệu thay, làm sao có thể, ... - Học sinh viết. - Học sinh tự đánh giá theo 3 tiêu chuẩn: + đoạn văn đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa ? + Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa hay còn khuôn sáo? + Sự diễn đạt tính cảm ấy có rõ ràng, trong sáng hay không ? IV. Củng cố:(3') - Giáo viên tổng kết tiết luyện tập, chỉ ra những ưu điểm đã đạt được, những nhược điểm cần chú ý sửa chữa, những kinh nghiệm rút ra và phương hướng phấn đấu đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. V. Hướng dẫn về nhà:(') - Xem trước cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. - Hoàn thiện bài văn (đề bài mục I) - Xem trước bài: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.

File đính kèm:

  • docVan 8(27,28).doc