Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9

1. MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm và ý nghĩa ngôi kể trong văn tự sự ( ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).

 b) Kĩ năng: Rèn HS biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.

 c) Thái độ: Ý thức dùng lập luận trong văn tự sự.

2. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án, STK, SGK,BP.

 - HS: vở, SGK, vở BT.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Trực quan, phát vấn, thảo luận nhóm.

4. TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm diện.

- Cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức xây dựng hai cách kể theo trình tự vào bài văn. 2. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án , SGK, BP. HS: vở, SGK, vở BT, BP. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề,thảo luận nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. HS1: (?) Ngôi kể trong văn tự sự là gì? ( 4đ) => Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. (?)Có mấy ngôi kể? Đó là những ngôi nào? (3đ) => Có hai ngôi kể: - Kể theo ngôi thứ ba. - Kể theo ngôi thứ nhất. (?) Trong hai ngôi kể ngôi kể nào cho phép ta kể tự do ? ngôi kể nào bị hạn chế ? (3đ) => Ngôi kể thứ 3 cho pháp ta kể tự do , ngôi kể thứ nhất kể hạn chế , kể những gì mình biết . HS2(?) Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? và ngôi kể thứ ba là kể như thế nào? ( 5đ) => Ngôi thứ ba:gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, có thể kể linh hoạt, tự do kể những gì diễn ra với nhân vật. Ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. (?) Các câu truyện cổ tích và truyện truyền thuyết là kể theo ngôi nào vì sao? (5đ) => Truyền thuyết, cổ tích thường kể theo ngôi thứ ba vì truyện xảy ra rất lâu, người kể không chứng kiến, không trải qua. Đồng thời mục đích nhằm giữ không khí truyền thuyết, cổ tích, giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện. 4.3. Giảng bài mới: Đề làm tốt bài văn kể chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn phải chọn thứ tự kể phù hợp nữa. Thứ tự kể là gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu kể theo thứ tự thời gian trong văn tự sự. (?) Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con các vàng” ? (Sau khi HS tóm tắt GV treo bảng phụ đã tóm tắt các sự việc trong truyện) => Ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng. Cá vàng xin tha, Ông lão thả cá không đòi hỏi trả ơn. Về nhà ông lão kể cho mụ vợ nghe Mụ vợ biết được bắt lão phải yêu cầu cá vàng đền ơn lần lượt từ cái máng lợn, toà nhà đẹp, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, long vương để cá vàng hầu hạ. Lần nào mụ cũng được như ý. Nhưnng lần sau cùng cá vàng lấy lại tất cả. Mụ vợ trở lại cuộc sống nghèo bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ. (?) Cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật nào? => Kể theo thứ tự tự nhiên Được kể theo thứ tự tăng tiến: Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ cứ tăng dần lên. Sự nổi giận của biển cả cũng tăng dần lên. - GV: Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian từ đầu đến kết thúc. Đó là sự gia tăng về lòng tham của mụ vợ. Sự gia tăng về bội bạc của mụ với ông lão và cá vàng ngày càng quá quắt đi đến tột cùng và cuối cùng mụ vợ bị cá vàng trừng phạt.Đây là một thứ tự hợp lý, tự nhiên, việc xảy ra trước, kể trước, việc xảy ra sau kể sau, qua đó sự mẩu thuẩn giữa các nhân vật cứ tăng dần và câu chuyện mỗi lúc càng thêm hấp dẫn. Đây là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện, sự việc đơn giản, tiếp nối nhau, hành động lặp lại và tăng cấp. Cách kể theo trình tự thời gian rất thích hợp vì nó làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi. (?) Vậy kể theo trình tự thời gian là kể như thế nào? Vai trò của cách kể này? Người kể truyện ở ngôi thứ mấy? Nhận xét về cách kể ở ngôi đó? => Kể theo trình tự thời gian là kể các sự việc liên tiếp theo tự nhiên sự việc trước kể trước, sự việc sau kể sau. Người đọc dễ theo dõi, truyện mạch lạc. (?)Tuy nhiên cách kể theo trình tự thời gian có nhược điểm gì? => Gây tẻ nhạt, nhàm chán, đơn điệu. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu kể theo thứ tự đảo lộn. + HS đọc đoạn văn mục 2 (SGK/97,98) (?) Văn bản kể theo ngôi thứ mấy? => Người kể chuyện ngôi thứ ba. (?) Các sự việc trong đoạn văn này có được trình bày theo trình tự thời gian không? => Không được trình bày theo trình tự thời gian mà lại theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật (Hiện tại ® quá khứ ® hiện tại).à Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân. Đảo lộn trình tự, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể về thời quá khứ cuối cùng quay lại thời hiện tại. (?) Thực tế kể theo trình tự thời gian diễn ra như thế nào? => Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên hư hỏng, bị mọi người xa lánh. Ngỗ tìm cách trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu. Ngỗ bị chó căn phải băng bó và tiêm thuốc trừ bệnh dại. (?) Kể theo cách này có tác dụng gì? => Tạo bất ngờ, gây chú ý hoặc thể hiện tình cảm nhân vật à cho ta thấy nổi bật ý nghĩa của một bài học. ? Tuy nhiên kể theo cách này người kể gặp khó khăn gì? => Sự việc phong phú, trình bày khách quan như thật. Nhưng nếu không khéo dẫn dắt người đọc thì có thể làm cho người đọc khó theo dõi, có thể bị trùng lặp (?) Em hiểu như thế nào là kể theo thứ tự đảo lộn? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì? Bên cạnh đó nó có nhược điểm gì? => Không theo thứ tự mà đem kết hoặc sự việc hiện tại kể ra trước sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó. ® nổi bật ý nghĩa của một bài học. Gây bất ngờ, chú ý hoặc thể hiện tình cảm nhân vật. àThường sử dụng trong các truyện hiện đại * HS đọc ghi nhớ SGK/98 Hoạt động 3: HDHS thảo luận nhóm phần luyện tập BT1: Trả lời câu hỏi. (?) Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? (?) Truyện đựơc kể theo ngôi nào? (?) Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì? => Vai trò là chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau. BT 2: Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa. (?) Đề yêu cầu gì? (?) Dàn ý mấy phần? (?) Mở bài giới thiệu gì? (?) Thân bài: Diễn biến của sự việc ra sao? ? Kết bài: Kết thúc chuyến đi như thế nào? I.Thứ tự kể trong văn tự sự: 1. Sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”: - Kể theo trình tự thời gian là kể các sự việc liên tiếp theo tự nhiên sự việc trước kể trước, sự việc sau kể sau. 2. Văn bản “Thằng Ngỗ”: - Kể theo thứ tự đảo lộn: Không theo thứ tự mà đem kết quảhoặc sự việc hiện tại kể ra trước sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó. + Ghi nhớ (SGK/98) III. Luyện tập: BT1: - Câu chuyện được kể theo thứ tự :truyện kể ngược theo dòng hồi tưởng. - Truyện đựơc kể theo ngôi thứ nhất. - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò tạo cơ sở cho việc kể ngược. BT 2: 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: Kể chuyện. Lần đầu em được đi chơi xa. 2. Dàn ý: a) Mở bài: Lí do, nguyên nhân được đi chơi xa. Nơi tới. Người dẫn đường. b) Thân bài: Những sự việc xảy ra trên đường đi, xảy ra tại nơi đã tới cùng những suy nghĩ, cảm xúc về những điều đã thấy, đã nghe, đã gặp. c) Kết bài: Sự bổ ích của những chuyến đi và lòng mong mõi sẽ có nhiều lần được đi chơi xa lí thú khác nữa. 4.4. Củng cố và luyện tập: (?) Thế nào là kể theo trình tự thời gian? Kể theo trình tự đảo lộn? => Kể theo trình tự thời gian là kể các sự việc liên tiếp theo tự nhiên sự việc trước kể trước, sự việc sau kể sau. - Kể theo thứ tự đảo lộn: Không theo thứ tự mà đem kết hoặc sự việc hiện tại kể ra trước sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó. (?) Nêu nhận xét vai trò của kể chuyện theo trình tự thời gian? => Truyện kể mạch lạc. Người đọc dễ theo dõi. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài: học thuộc ghi nhớ, làm BT vào vở. Chuẩn bị: Viết bài Tập làm văn số 2 tại lớp: xem và lập dàn ý cho các đề trang 99 vào lớp kiểm tra; chuẩn bị giấy kiểm tra. 5. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc