Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8

1.MỤC TIÊU:

 a) Kiến thức: Giúp HS củng cố kiền thức đã học về văn tự sự.

 b) Kĩ năng: Rèn HS luyện nói, làm quen với thao tác phát biểu ý kiến trước tập thể.

 c) Thái độ: ý thức tự lập, tính trung thực khi kể chuyện.

2. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án, dàn ý, sách tham khảo, các bài mẫu.

 - HS: vở, SGK, vở BT.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề,thuyết trình, thảo luận nhóm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng cá vàng? 5. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết PPCT: 32 Ngày dạy:13/10/2009 DANH TỪ 1.MỤC TIÊU: a) Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của danh từ, các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật. b) Kĩ năng: Rèn HS xác định danh từ. c) Thái độ: Ý thức dùng từ đúng. 2.CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK, bảng phụ. HS: vở, vở BT, bảng phụ. 3.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Quy nạp, thảo luận nhóm. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Chữa lỗi dùng từ (TT) (?) Em hiểu thế nào là lỗi dùng từ không đúng nghĩa?Hãy chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Bạn Tân lớp 6E là học sinh riêng biệt”. (10 đ) => Do một số từ hay bị nhằm lẫn là cùng nghĩa à dùng từ không đúng nghĩa. => Từ dùng không đúng: riêng biệt B – Từ thay thế: Cá biệt (?) Muốn khắc phục ta phải làm gì? Hãy chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Nếu dùng từ không đúng nghĩa, chúng ta (hoặc người nói (viết), hoặc người nghe (đọc) có thể nhận một hiệu quả không lường trước được. Khắc phục: + Tra tự điển. + Không nên dùng khi không rõ nghĩa. + Tập nói, viết nhiều, năng đọc sách báo và tra cứu để trau dồi vốn từ. A – Từ dùng không đúng: hiệu quả. B – Từ thay thế: hậu quả 4.3. Giảng bài mới: Trong tiếng Việt có những lớp từ chỉ người, vật...Đó là Danh từ mà tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: HDHS ôn những kiến thức đã học về danh từ à Thực hành tìm danh từø trong câu. à rút ra định nghĩa. GV cho học sinh nhắc lại những hiểu biết của mình về danh từ. GV treo bảng phục gọi HS đọc ví dụ. (?) Hãy xác định danh từ trong cụm từ “ba con trâu ấy”? => Danh từ con trâu hay trâu. (?) Xung quanh danh từ “con trâu” trong cụm danh từ còn có những từ nào? => Có từ ba: là từ chỉ số lượng đứng trước. Từ ấy: là chỉ từ đứng sau. @ GV giải thích: Trong cụm danh từ trên con trâu là phần trung tâm của cụm danh từ (con: danh từ chỉ đơn vị, trâu danh từ chung). Ở đây để tiện phân tích, ta coi con trâu là danh từ. (?) Qua việc tìm hiểu trên, em hãy nêu khả năng kết hợp của danh từ? => Danh từ kết hợp với số từ, chỉ từ tạo thành cụm danh từ. (?) Ngoài danh từ “con trâu” trong câu còn có một số danh từ khác. Em hãy xác định? => Vua, làng, thúng, gạo, nếp. + GV treo bảng phụ: gọi học sinh đọc. (?) Tập hợp từ sau đây biểu thị (chỉ) gì? a) Thầy giáo, học sinh, Tân,... (người) b) Bàn , ghế , bút ( Sự vật) c) Sấm, bão, gío,..( Hiện tượng) d) Đạo đức, hạnh kiểm, truyền thuyết (Khái niệm) (?) Vậy danh từ là gì? và cho biết khăn năng kết hợp của danh từ? (?) Tìm chủ ngữ vị ngữ trong câu dưới đây ? Hùng vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương . Người ta gọi chàng là Sơn Tinh HS xác định cụm C – V => Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu khi làm vị ngữ khi đứng sau từ là. ? Qua các câu vừa đặt, em có nhận xét gì về vai trò của danh từ trong câu?( Hay danh từ giữ chức vụ gì trong câu? => Danh từ giữ chức vụ chủ ngữ trong câu. => Danh từ làm vị ngữ khi đứng sau từ là. @ HS đọc ghi nhớ SGK/86 Hoạt động 3: HDHS phân loại danh từ @ HS đọc ví dụ GV ghi ra BP - GV treo bảng phụ ghi sẵn các cụm. Ba con trâu. Một viên quan. Ba thúng gạo. Sáu tạ thóc. (?) Nghĩa của các danh từ: Con, viên, thúng, tạ so với các danh từ đứng sau: Trâu, quan, gạo, thóc có gì khác? => Con, viên, thúng, tạ: Chỉ loại đơn vị Trâu, quan, gạo, thóc: Chỉ người, vật, sự vật. Danh từ “trâu” chỉ một con vật cụ thể Danh từ “con” không chỉ một con vật cụ thể nào. Danh từ “quan” chỉ loại người cụ thể trong xã hội. Danh từ “viên” không chỉ loại người cụ thể nào. “Gạo” ® sự vật cụ thể, “Thúng” ® chỉ một dụng cụ vừa dùng để đựng vừa dùng làm đơn vị đo lường sự vật “Thóc” ® 1 loại sự vật cụ thể “Tạ” ® đơn vị đo lường chính xác - GV hướng dẫn HS phân loại các danh từ trên. Sau đó tiếp tục hướng dẫn các em phân chia danh từ thành 2 nhóm lớn: Chỉ đơn vị và chỉ sự vật (?) Nhắc lại danh từ ø chỉ sự vật là gì? => Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm. (?) Danh từ đơn vị là gì? => Nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. (?) Thử thay thế các danh từ in đậm đó bằng các danh từ khác. Ví dụ: thay Thúng = rá, tạ = cân, con = chú, viên = ông. Sau đó nhận xét xem trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi? => Đơn vị đo lường không thay đổi: con = chú, viên = ông à Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) Đơn vị đo lường thay đổi: thúng = rá, tạ = cân à Danh từ đơn vị quy ước. (?) Trong danh từ đơn vị có hai nhóm đó là những nhóm nào? => Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) Danh từ đơn vị quy ước. (?) Trong nhóm danh từ chỉ đơn vị quy ước. Thử nhận xét vì sao ta có thể nói: “Nhà có ba thúng gạo rất đầy” mà không thể nói: “Nhà có sáu tạ thóc rất nặng”? => Vì thúng là danh từ chỉ đơn vị đo lường không chính xác nên có thể sử dụng cách nói bổ sung thêm về lượng như cách nói trên. Còn tạ là danh từ chỉ đơn vị đo lường chính xác cụ thể rồi nếu nói thêm các từ nặng hay nhẹ đều thừa. - GV: Khi sự vật đã đựơc tính đếm đo lường bằng đơn vị qui ước chính xác thì nó không thể miêu tả về lượng nữa. Còn khi sự vật được tín hđếm, đo lường một cách ước chừng thì có thể bổ sung về lượng. ? Vậy trong danh từ chỉ đơn vị quy ước có hai nhóm nhỏ đó là những nhóm nào? @ GV chốt lại. @ HS đọc ghi nhớ SGK/87 Hoạt động 4: HDHS thảo luận nhóm @ GV chia nhóm thảo luận à cử đại diện trình bày bài tập à nhận xét, sửa chữa. BT 1: Tìm một số danh từ chỉ sự vật à đặt câu? @ HS tự đặt câu à nhận xét, sửa chữa. BT 2: Liệt kê các loại từ ? Bài tập 3: Liệt kê các danh từ? Bài tập 4: GV đọc chính tả @ HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi GV gọi HS chấm điểm. BT5: Chỉ ra danh từ đơn vị, danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả. I. Đặc điểm của danh từ: - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.... - Danh từ có khẳ năng kết hợp với từ chỉ sốlượng đứng trước và chỉ từ đứng sau để tạp thành một cụm danh từ - Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu khi làm vị ngữ khi đứng sau từ là. Ghi nhớ: SGK/86 II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật: - Danh từ chỉ sự vật: nêu tên người, vật. - Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị tính, đếm, đo lường. + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) + Danh từ đơn vị quy ước. - Danh từ chỉ đơn vị đo lường không chính xác. - Danh từ chỉ đơn vị đo lường chính xác. * Ghi nhớ: SGK/87 III. Luyện tập: BT1: - Một số danh từ chỉ sự vật: lợn, gà, bàn, ghế, nhà, cửa, dầu, mở, giấy, bút, lính, địa chủ, giáo viên, học sinh... BT2: a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, vị, cô, ngài, viên, người, em, thầy, chú, bác, anh, chị... b)Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, quyển, quả, pho, tờ, chiếc, bộ, ,cục, cánh, que... BT 3: a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét,lít, kí-lô-mét, kí- lô- gam, tạ, tấn, héc –ta, hải lí, gam, dặm... b) Chỉ đơn vị ước chừng: nắm, mớ, đàn, bầy, nhóm, miếng, mẩu, hũ, vốc, gang, đoạn, mẻ,bó,đám, bọn, thúng, đấu, sải... BT4: Chính tả Cây bút thần “Từ đầu... đặïc các hình vẽ” BT5: a)Danh từ đơn vị:em, que,con, bức b)Danh từ chỉ sự vật:Mã Lương, cha, mẹ, củi, cỏ, chim. 4.4. Củng cố và luyện tập: (?) Nêu đặc điểm của danh từ? => - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.... - Danh từ có khẳ năng kết hợp với từ chỉ sốlượng đứng trước và chỉ từ đứng sau để tạp thành một cụm danh từ - Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu khi làm vị ngữ khi đứng sau từ là. (?) Tìm một danh từ chỉ người và đặt câu với từ đó 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài: học thuộc ghi nhớ, làm BT hoàn chỉnh vào vở. Chuẩn bị: Danh từ (Tiếp) Cần phân biệt sự khác nhau giữa danh từ riêng và danh từ chung, xem lại quy tắc viết hoa. 5.RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN 8.doc