1. MỤC TIÊU :Giúp học sinh
a).Kiến thức :
- Qua truyền thuyết nhằm giải thích lai lịch của Hồ Gươm. Đồng thời ca ngợi công cuộc giải phóng của dân tộc, của Lê Lợi.
b) Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kể diễn cảm phát hiện chi tiết, phân tích các chi tiết, rút ra ý nghĩa.
c) Thái độ:
- Giáo dục tinh thần tự hào dân tộc.
2. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, SGK , bảng phụ, tranh.
- Học sinh: vở, vở bài tập, dụng cụ học tập, bảng phụ.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đọc,kể văn bản, phát vấn,quan sát, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”
11 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở bài, kết bài?
d) Sự việc thú vị:
- Sự đòi hỏi vô lí của viên quan, thói quen hạch sách dân.
- Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân, nhưng lúc lĩnh thưởng bất ngờ à gây cười.
@ Nhận xét về cách mở bài, kết bài
Truyện
Cách mở bài
Cách kết bài
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Hùng Vương thứ 18...xứng đáng. à Giới thiệu vua Hùng kén rễ.
Từ đó ...rút quân. à Sự trả thù hàng năm của Thuỷ Tinh.
Sự tích Hồ Gươm
Vào thời....giết giặc. à Giới thiệu việc cho mượn gươm sắp xảy ra.
Từ đó....Hoàn Kiếm. à Giải thích việc trả gươm – tên gọi Hồ.
So sánh đánh giá
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chỉ mới nói tới việc Hùng Vương chuẩn bị kén rễ.
- Sự tích Hồ Gươm: Giới thiệu rõ hon. cái ý mượn gươm tất sẽ dẫn tới việc trả gươm sau này
- Kết thúc truyện theo lối chu kì: một năm một lần.
- Kết thúc truyện trọn vẹn hơn.
4.4. Củng cố và luyện tập:
1. Chủ đề là gì?
=> Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trong văn bản.
2. Nêu chủ đề truyện Thánh Góng?
=> Ca ngợi quá trình đánh giặc giữ nước.
(?) Nêu nhiệm vụ của mỗi phần trong dàn bài ?
a) Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
b) Thân bài: Phát biểu, diễn biến của sự việc, câu chuyện.
c) Kết bài: Kết cục sự việc.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài: học thuộc ghi nhớ, làm BT hoàn chỉnh vào vở BT.
Chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự : Xem kĩ nội dung bài học xem các bước làm một bài văn tự sự.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 15,16
Ngày dạy:16/9/2009
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU: Giúp HS
a) Kiến thức: Nắm vững yêu cầu của đề, từ đó tìm ý, sắp xếp ý làm bài văn tự sự.
b) Kĩ năng: Rèn HS phát hiện ý , sắp xếp ý.
c) Thái độ: Ý thức vận dụng vào việc viết một bài văn tự sự.
2. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, sách tham khảo, SGK, bảng phụ.
HS: vở, SGK, vở BT,bảng phụ.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phân tích , phát vấn , thảo luận.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Chủ đề của một văn bản là gì?Nêu bố cục của một văn bản? (7 đ)
=> Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện .
- Dàn ý: 3 phần
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
? Tìm chủ đề của truyện Thánh Gióng(3 đ)
=> Tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
2. Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?(7 đ)
Dàn ý: 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
? Xác định dàn bài truyện Thánh Gióng?(3 đ)
- Dàn ý: 3 phần
+ Mở bài: Từ đầu ...đấy.
+ Thân bài: Bấy giờ....quê nhà.
+ Kết bài: Còn lại.
? Xác định dàn bài truyện Thánh Gióng?(3 đ)
4.3. Giảngbài mới:Trước khi làm bài chúng ta cần phải làm gì? à Tìm hiểu đề và các bước làm bài văn. Đó là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
@ Tiết 1:
+Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
@ GV ghi các đề trong SGK ra BP à HS đọc.
? Đề (1) nêu những yêu cầu gì?
=> Kể chuyện
Câu chuyện em thích
Bằng lời văn của em
? Đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể vậy có phải là tự sự không?
=>Là văn tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, chuyện vể những ngày thơ ấu, ngàysinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn như thế nào?
? Các đề trên yêu cầu làm nổi bật điều gì?
=> (1) Câu chuyện từng làm em thích.
(2) Những lời nói, việc làm chứng tỏ người bạn ấy rất tốt.(3) Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.
(4) những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
(5) Sự đổi mới cụ thể ở quê em.
(6) Những biểu hiện về sự lớn lên của em: thể chất, tinh thần.
? Các đề trên em hãy xác định đề nào kể người, việc, tường thuật?
è Đề kể về sự việc: 3, 4, 5.
Đề kể người: 2, 6.
Đề tường thuật: 3, 4, 5.
@ GV bổ sung: Trong các loại đề bài văn tự sự có loại đề bài mở về kiểu văn bản, về nội dung cụ thể, chỉ quy định về chủ đề hoặc đề tài của văn bản như đề 3, 4, 5; lại có loại đề bài quy định rõ đề tài kiểu loại văn bản nội dung cụ thể ví dụ: Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mà em đã học.
? Vậy tìm hiểu đề bài là ta phải làm gì?
= >Xác định rõ yêu cầu của đề về nội dung cần trình bày trong văn bản, kiểu văn bản cần sử dụng. Cần phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề và phải xác định rõ.
Kể lại câu chuyện theo đề tài nào hoặc để làm rõ chủ đề nào?
Câu chuyện có ý nghĩa gì?
Khi kể cần có những lưu ý gì? (Về lời văn, về giọng điệu bài văn...)
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu cách làm bài văn tự sự.
@ GV ghi đề bài và câu hỏi gợi ý ra BP (đèn chiếu), HS trao đổi à trình bày.
? Đề nêu yêu cầu gì?
? Em hiểu thế nào là kể bằng lời văn của em?
è Kể bằng lời văn của mình;Không sao chép của người khác.Nếu có diễn dẫn ý của người khác phải đặt trong ngoặt kép.
? Em chọn câu chuyện nào?
? Thích nhân vật nào?
? Sự việc nào?
? Thể hiện chủ đề gì?
è GV định hướng cho HS:
Câu chuyện: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Sự việc: Vua Hùng kén rễ, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn, Sơn Tinh đến trước được vợ, Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh nhưng thua.
- Chủ đề: Ước mơ chiến thắng thiên tai, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
? Mở đầu như thế nào?
+GVđịnh hướng cho HS: Giới thiệu nhân vật, sự việc: Giới thiệu việc vua Hùng thứ 18 có người con gái, định kén rễ cho con. (GV cho HS kể phần mở bài)
? Diễn biến câu nhuyện ra sao?
=> GV định hướng cho HS: Trình bày diễn biến sự việc: Hai thần cầu hôn, vua ra điều kiện, Sơn Tinh đến trước được vợ, Thuỷ Tinh đến sau đuổi theo đánh Sơn Tinh. Hai bên giao tranh, Thuỷ Tinh thua.(HS kể phần thân bài)
? Kết thúc ra sao?
=> Kết cục của sự việc: Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh đều thua.(HS kể phần kết bài)
? Thế nào là viết bằng lời văn của em?
? Qua việc tìm hiểu nội dung bài học, em hãy rút ra cách làm bài văn tự sự?
=> HS trả lời
Hoạt động 3: HDHS hệ thống lại nội dung ghi nhớ
@ HS đọc ghi nhớ SGK/48
@ Tiết 2:
Hoạt động 4: HDHS thảo luận nhóm phần luyện tập. (GV cho HS luyện nói trước lớp)
@ Các nhóm cùng trao đổi, thảo luận à đại diện trình bày à Lớp nhận xét, GV nhận xét,sửa chữa à GV chốt lại
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1. Đề văn tự sự:
- Tìm hiểu đề bài là: xác định rõ yêu cầu của đề.
2. Cách làm bài văn tự sự:
@ Đề: Kể một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
a) Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Kể một câu chuyện mà em thích
Bằng lời văn của em.
b) Lập ý:
- Câu chuyện:
- Nhân vật:
- Sự việc:
- Chủ đề:
c) Lập dàn ý:
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
* Kể bằng lời văn của mình;Không sao chép của người khác.Nếu có diễn dẫn ý của người khác phải đặt trong ngoặt kép.
* Ghi nhớ: SGK/48
II. Luyện tập:
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em định kể: Giới thiệu nhận vật, sự việc.
2. Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc.
3. Kết bài: Kết thúc sự việc
4.4. Củng cố và luyện tập:
2. Hãy chọn một trong hai ý sau đây:
A – Tìm hiểu đề à Tìm ý à Lập dàn ý à Kể.
B – Tìm hiểu đề à Tìm ý à Lập dàn ý à Kể (Viết thành văn hoàn chỉnh). Bài văn phải đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
=> 2. B – Tìm hiểu đề à Tìm ý à Lập dàn ý à Kể (Viết thành văn hoàn chỉnh). Bài văn phải đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài: Học thuộc ghi nhớ, lập dàn ý cho các đề còn lại.
- Chuẩn bị: Làm bài viết số 1: Xem kĩ phương pháp làm bài văn tự sự, nhiên cứu các văn bản đã học.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUAN 4.doc