1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi,trong sáng của Lượm; ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của vạn vật; nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài.
b) Kĩ năng: rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu nước, nhớ ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
2. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án , SGK , chân dung Tố Hữu .
- HS: chuẩn bị bài trước ở nhà, vở bài tập, SGK , bảng nhóm.
3. . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức:Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ:
1. (?) Cho biết vài nét về tác giả Minh Huệ? Và tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ của ông” (3đ)
- Minh Huệ tên thật là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở Nghệ An.
- Tác phẩm sáng tác 1951, kể lại sự việc có thật về Bác trong chiến dịch biên giới 1950
(?)Hình ảnh Bác hiện lên qua cái nhìn của anh đội viên như thế nào?(7đ)
=> Hình ảnh Bác hiện lên qua cái nhìn của anh đội viên: trong mơ màng: Người cha mái tóc bạc Bác như người cha gần gủi, thân thiết (ẩn dụ) và cũng thật lớn lao, vĩ đại (cao lồng lộng), sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. Trong sự xúc động đó anh thổn thức nỗi lòng, tha thiết mời Bác đi nghỉ.
14 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 99
Ngày dạy: 5/3/2010
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp HS tự đánh giá được ưu – khuyết điểm bài văn của mình theo yêu cầu đề bài, phát hiện đựơc những lỗi sai – so sánh với bài viết số 2 tự nhận ra tiến bộ hay bị lùi.
b) Kĩ năng:Tiếp tục rèn HS kể đúng ngôi theo trình tự cảm xúc, kể kết hợp với miêu tả. Rèn kỹ năng tự sữa bài viết của bản thân, nhận xét bài viết của bạn.
c) Thái độ: ý thức nhận ra sự sai sót, tự chữa lỗi để phát huy và hạn chế sai sót.
2. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, Chấm bài, soạn bài trả, lên điểm.
HS: Tập ghi, học lại phương pháp kể chuyện.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Tích hợp, nhận xét, đánh giá.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
4. 2. Kiểm tra bài cũ: Không
4.3. Giảng bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ đánh giá bài văn tự sự mà chúng ta viết tại lớp lần 3.
Hoạt độg của GV và HV
Nội dung bài học
Hoạt động1: HDHS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý.
@ GV cho HS nhắc lại đề bài. Ghi đề lên bảng.
? Hãy xác định yêu cầu của đề? (thể loại, nội dung và đối tượng, phạm vi của đề)
@ GV cho HS lập dàn ý.
? Mở bài giới thiệu gì?
? Thân bài kể về những sự việc gì?
? Kết thúc sự việc như thế nào? Em có suy nghĩ gì?
Hoạt động 2: GV nhận xét ưu, tồn, chữa lỗi sai, đọc bài văn hay, bài yếu, giúp HS tự khắc phục lỗi sai.
@ Đọc bài văn hay.
@ Đọc bài văn yếu.
1.Đề bài: Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
2. Yêu cầu đề:
- Thể loại: Miêu tả
- Nội dung: tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
- Miêu tả cần chọn đối tượng, quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu; trình bày theo một thứ tự.
3. Dàn ý
a. Mở bài: Trước khi ra chơi sân trường như thế nào?
Tiếng trống báo hiệu giờ chơi (1,5đ)
b.Thân bài: (6đ)
* Trong giờ ra chơi.
- Sân trường nhộn nhịp, tiếng nói tiếng cười
- Bầu trời trong xanh
- Aùnh nắng tỏa khắp sân trường. Có những hoạt động ở sân trường: đá cầu, nhày dây, chơi tập thể, đọc bài .
*. Tiếng trống báo hiệu giờ học.
- Xếp hàng vào lớp.
- Sân trường trở lại vắng lặng.
c.Kết bài (1,5đ)
Cảm giác khoan khoái, nét mặt hớn hở hứa hẹn tiết học tới có hiệu quả hơn.
4. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Đúng kiểu bài miêu tả.
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần.
- Một số bài tả cảnh sinh động, gây ấn tượng đối với người đọc.
- Bài làm sạch đẹp.
- Viết câu mạch lạc; vận dụng từ ngữ linh hoạt, có hình ảnh, có cảm xúc.
- Biết kết hợp các phép tu từ vào bài văn.
b. Tồn tại:
- Còn nhiều bài tả dài dòng, lan man.
- Một vài em còn bám sát văn mẫu một cách rập khuôn.
- Dùng văn nói nhiều hoặc dùng từ sai. - Diễn đạt chưa mạch lạc, còn nhiều câu cụt, sai lỗi chánh tả , viết hoa tuỳ tiện, dùng tứ, lặp từ. thiếu dấu câu.
- Còn viết tắt, viết số nhiều.
- Chưa tách câu đoạn đúng ngữ pháp.
- Tả còn sơ sài, chưa có chi tiết gây ấn tượng sâu sắc.
- Không chú ý chọn lựa từ ngữ, chưa kết hợp các phép tu từ.
- Trình bày chưa sạch đẹp, chữ viết cẩu thả.
Sai
Lỗi
Đúng
Lần lược nạp bài
Các em học sinh đùa ra và hoan hô sau giờ học mệt mỏi.
Quảnh tù tì
Liếu lo
Giơ lênh
Từ văn phòng nổi lên ba tiếng trống
Vẽ vắng lặng chốc chốc trở lại với sân trường. Đâu đây còn nghe tiếng thước kẽ gõ vào bàn và tiếng đọc bài của lớp.
Dùng từ
Dùng từ
Dùng từ
Chính tả
Chính tả
Dùng từ
Diễn đạt
Nộp bài
Uøa ra và reo hò sau hai tiết học mệt mỏi.
Quẳn
Líu lo
Giơ lên
Vang lên một hồi trống
Sự yên lặng đã trở lại với sân trường. Bây giờ chỉ vang lên tiếng thước kẽ gõ và tiếng đọc bài của các lớp học.
@ GV nhận xét bài làm của HS à rút ra ý hay.
@ Tổng kết giờ dạy – nhận xét:
6. Đọc bài văn hay đoạn văn có hình ảnh:
Lớp : 6B : Trà My , Trinh
6C: Thủy , Hiệp
7.Công bố điểm – tỉ lệ;Thống kê điểm,trả bài cho HS:
4.4. Củng cố và luyện tập:
GV cho HS nhắc lại các bước làm bài văn miêu tả cảnh.
GV nhắc nhở HS đọc lại bài, cân nhắc trước khi dùng từ à dùng từ cho chính xác.
Đọc kĩ bài trước khi chép vào giấy kiểm tra, trình bày sạch đẹp, không tẩy xoá.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài: xem lại cách làm bài văn tả cảnh.
Chuẩn bị: Tập làm thơ 4 chữ
Xem trước phần chuẩn bị tìm hiểu vần, nhịp trong các khổ thơ.
Tập làm trước bài thơ 4 chữ vào lớp thảo luận, sửa chữa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết PPCT: 100
Ngày dạy: 5/3/2010
KIỂM TRA VĂN
1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp HS nhận thức các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học.Kiểm tra tự luận về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học.
b) Kĩ năng: Rèn cho HS tư duy tổng hợp, khái quát.
c) Thái độ: Ý thức trong việc tích hợp các phân môn..
2. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn đề theo ma trận, đáp án.
HS: học bài, giấy kiểm tra, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Tích hợp, nhận xét, thực hành.
* Ma trận:
Chủ đề
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Tác giả văn bản
Câu 1
Dế Mèn
Câu 2
Sông nước Cà Mau
Câu 3
Bức tranh của em gái tôi
Câu 4
Vượt thác
Câu 5
Buổi học cuối cùng
Đêm nay Bác không ngủ
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Tổng số câu hỏi
2
4
3
1
Tổng số điểm
2 điểm
4 điểm
3 điểm
1điểm
% điểm
20%
40%
30%
10%
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
4.3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra lại các kiến thức đã học về văn bản ở HKII để củng cố lại nội dung kiến thức đã học.
Đề kiểm tra :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giáo viên phát đề cho học sinh .
GV đọc lại học sinh xem lại đề kiểm tra
Hoạt động 2: học sinh làm bài GV quan sát theo dõi
4.4: củng cố và luyện tap6
- GV thu bài nhắc lại các kiến thức đã học
Đề
Câu 1: Hãy cho biết tác giả của những văn bản sau : Bài học đường đời đầu tiên , sông nước Cà Mau , Bức tranh của em gái tôi , Vượt thác , Buổi học cuối cùng , Đêm nay bác không ngủ? (1đ)
Câu 2: Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” em hãy cho biết hình ảnh Dế mèn được miêu tả là một chàng dế như thế nào? ( 1đ)
Câu 3: Đặc diểm của chợ Năm Căn trong văn bản “Sông nước Cà Mau” có đặc điểm như thế nào? (1đ)
Câu 4:Nêu tính cách người anh trai trước và sau khi tài năng của cô em gái được phát hiện nhân vật người anh trai ? ( 1,5đ)
Câu 5 : Em có nhận xét gì về hình ảnh của dượng Hương thư khi vượt thác ? Tìm một câu sử dụng hình ảnh so sánh dượng Hương thư khi vượt thác (1,5đ)
Câu 6 : Trong “buổi học cuối cùng” hình ảnh thầy Hamen dược miêu tả như thế nào? (1, 5đ)
Câu 7 : Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kề về câu chuyện gì trong hoàn cảnh nào? (1 ,5đ)
Câu 8 : Học xong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ em có cảm nghĩ gì về Bác? (1đ)
4.5: hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Xem lại các văn bản đã học từ đầu học kì 2
- Chuẩn bị bài Hoán dụ
- Soạn bài trong sách giáo khoa . VBT
- Xem trước bài Cô Tô
5 Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUAN 26.doc