1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sự tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự. Bước đầu nắm được nội dung yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
b) Kĩ năng: Rèn HS tư duy tổng hợp và phân tích một số truyện để làm rõ vai trò của tưởng tượng. Từ đó rèn cho HS sáng tạo trong việc kể truyện.
c) Thái độ:ý thức về cái thật trong cuộc sống là nền tảng để tưởng tượng. Hướng HS tưởng tượng theo hướng tích cực.
2. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ,SGK.
- HS: Tóm tắc truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và đọc 2 câu truyện ở SGK(trang 130 – 131) VBT , SGK
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Quy nạp, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện,cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Trong thể loại văn kể chuyện em đã học và thực hành được: Kể chuyện bằng lời văn của mình, kể chuyện đời thường hàng ngày . Vậy kể chuyện tưởng tượng là kể như thế nào? Kể ra sao để phù hợp và đúng yêu cầu “tưởng tượng”. Giờ học hôm nay các em sẽ có dịp làm quen
13 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng từ
Đọc trước nội dung à Đặc điểm của động từ .
Các loại động từ thường gặp.
5. RÚT KINH NGHIỆM
..
Tiết : 56
Ngày dạy: 21/11/2009
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức: Giúp học sinh tập giải quyết một số vấn đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo. Tập làm dàn bài. Nắm vững hơn các đặc điểm của kể chuyện sáng tạo bằng tưởng tượng.
- Học sinh biết tưởng tượng về sự biến đổi môi trường và tác hại của nó. (GDMT)
b) Kĩ năng: Rèn các kỹ năng: tìm hiểu đề, tìm ý( tưởng tượng, nhân hoá, so sánh...), trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh.
c) Thái độ: giáo dục học sinh thích thú khi kể chuyện tưởng tượng.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường để cược sống tốt đẹp hơn (GDMT)
2. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, bảng phụ (dàn bài chi tiết)
HS: Lập dàn ý BT5 phần luyện tập (SGK/134) (kể chuyện trường em 10 năm sau).
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
4.2. Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện tưởng tượng
(?) Trong kể chuyện sáng tạo, vai trò của tưởng tượng như thế nào?(5đ)
=> Tưởng tượng phải dựa vào những cơ sở có thật và nhằm thể hiện một tư tưởng nhất định. (5đ)
(?) Ý nào trong các câu sau không cần có trong định nghĩa kể chuyện về truyện tưởng tượng?(5đ)
A – Được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của người kể.
B – Truyện tuy không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
C – Truyện được kể một phần dựa trên những điều có thật rồi tưởng tượng thêm.(x)
D – Các chi tiết tượng tượng cần phải hoang đường, li kì mới thú vị.
(?) Nêu lại giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu?(5đ)
(?) Trong các câu văn sau, câu nào có yếu tố tưởng tượng?
A – Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng, dù Bận rộn đến đâu nhà em cũng không thay đổi lệ đó.
B – Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng các bạn thức canh nồi bánh chưng.
C – Đêm khuya, mọi người đã ngủ cả, mọi vật đều chìm vào im lặng.
D – Bỗng em nghe thấy một tiếng nói lạ và thấy một người tóc búi củ hành, ăn mặc kiểu xưa cũ, nhìn em mỉm cười.(x)
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:
Tiết học hôm trước, các em đã được đọc 2 truyện : “Lục súc tranh công” và “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” để hiểu thế nào là truyện tưởng tượng, tiết học này các em tập làm dàn bài cụ thể cho đề kể chuyện tưởng tượng (GV ghi tựa bài). ® Yêu cầu HS mở SGK/139
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
@ GV ghi đề bài luyện tập lên bảng. Giao đề bài cho các nhóm thảo luận
+ Tích hợp môi trường =>
(?) Em hãy xác định yêu cầu đề về thể loại? (kiểu bài) về nội dung cần phải kể?
@ GV: Đây là đề tưởng tượng hoàn toàn, nhưng tưởng tượng không phải là bịa đặt tùy tiện, mà phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng ra.
(GV tích hợp đến bài “Lục sức tranh công”)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài cụ thể:
+ Dãy 1 đề 1 ( nhóm 2 trình bày):
+ Dãy 2 đề 2 ( nhóm 3 trình bày):
+ Dãy 3 đề 3 ( nhóm 1 trình bày):
+ Dãy 4 đề 4 ( nhóm 2 trình bày):
Đề 1:
(?) Phần mở bài phải viết như thế nào?(Lúc ấy em bao nhiêu tuổi? Đi học hay đi làm?)
(?) Hãy tưởng tượng phần thân bài sẽ có những ý gì?
(?) Khi chuẩn bị đến thăm trường tâm trạng ra sao?
(?) Gặp lại trường cũ, có thấy thay đổi không?
(?0 Gặp gỡ các thầy cô cũ, mới như thế nào? Thử tưởng tượng lại buổi nói chuyện giữa em và thầy cô cũ sẽ là những gì?
Kết bài nêu ý gì?
Đề 2:
(?) Mở bài giới thiệu gì? (Tên? Ở đâu?)
(?) Thân bài nêu lên sự việc gì? (Cuộc sống ở môi trường mới như thế nào?)
(?) Phần kết bài sẽ viết như thế nào?
Đề 3:
(?) Mở bài cần làm gì? (Nhân vật giới thiệu về mình, hoàn cảnh nảy sinh ra sự việc mà nhân vật nhớ lại).
(?) Thân bài viết như thế nào?
(?) Phần kết bài viết như thế nào?
(?) Mở bài
(?) Thân bài?
(?) Kết bài?
@ GV đề nghị HS hoàn chỉnh, kiểm tra lại dàn ý của mình.
@ Các dãy thảo luận viết dàn ý đã chuẩn bị lên bảng phụ và vài HS đọc phần chuẩn bị của mình.
® Lớp nhận xét ® bổ sung
=> GV chốt lại (treo bảng phụ)
@Chú ý lỗi chánh tả cho HS
Gặp gỡ, Kỉ niệm
Hoạt động 3:
Tập nói trước lớp.
- Gọi HS nói theo từng mục ® HS nhận xét
® GV bổ sung, uốn nắn. Chú ý khơi gợi trí tưởng tượng HS.
Hoạt động 4:
GV cho HS đọc các đề bài bổ sung ở SGK/140 và đọc bài tham khảo “Con cò với truyện ngụ ngôn”.
1. Đề bài:
1. Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tượng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
2. Mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó
3. Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích.
4. Hãy tưởng tượng bạn là một động vật hoang dã , nơi sinh sống của bạn đang bị đe dọa bởi những biến đổi của khí hậu và môi trường . Bạn hãy viết thư gởi con người trên Trái Đất , bày tỏ với họ xem con người có thể làm gì nhằm giúp bạn sống sót .
2. Tìm hiểu đề:
a/ Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
b/ Nội dung:
1. Chuyến về thăm lại trường cũ sau 10 năm xa cách.
+ Nhân vật: em(ngôi thứ nhất).
+ Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy.
2. Trò chuyện với đồ vật, con vật.
+ Nhân vật: đồ vật hay con vật(ngôi thứ nhất).
+ Cảm xúc, tâm trạng của đồ vật hay con vật ấy.
3. Tâm tình của một nhân vật trong truyện cổ tích.
+ Nhân vật: một nhân vật trong truyện cổ tích (ngôi thứ nhất).
+ Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật ấy.
4. kể một đoạn kết mới cho một chuyện cổ tích.
+ Nhân vật kể là em( ngôi thứ ba).
3. Lập dàn bài chi tiết:
1.a/ Mở bài: Giới thiệu lí do về thăm trường cũ sau 10 năm xa cách (nhân dịp nào?)
- Năm em 22 tuổi em đã trưởng thành
- Nhân ngày 20/11 về thăm lại trường cũ.
b/ Thân bài:
- Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn, sốt ruột, bồi hồi, lo lắng, náo nức...
- Đến thăm trường:
+ Quang cảnh chung của trường: có gì thay đổi? Những gì còn lưu lại?...
- Cảnh trường lớp đã khác xưa: Hàng cây, dãy phòng, vườn hoa.
- Cảnh gặp gỡ các thầy cô bộ môn, chủ nhiệm, BGH, chú bảo vệ trò chuyện, hỏi han, tâm sự, nhắc lại những kĩ niệm cũ...
- Cảnh gặp gỡ bạn cũ, những kỉ niệm xưa.
c/ Kết bài:
- Phút chia tay lưu luyến
- Ấn tượng lần về thăm.
2. a.Mở bài: Giới thiệu nhân vật được kể.(Mèo Mi Mi. Từ quê lên thị xã ở với nhà chị Hằng).
b. Thân bài:Diễn biến của chuyện.
- Mẹ con chị Hằng về quê xin bà ngoại một con mèo.
- Mèo Mi Mi làm quen với môi trường mới.
- Chị Hằng rất quý Mi Mi. Mỗi lần Mi bắt được chuột, chị lại thưởng. Hai chị em quấn quýt bên nhau.
c. Kết bài:Kết thúc chuyện: chị Hằng đi chơi xa, Mi Mi rất nhớ, mong chị mau về.
3. a.Mở bài:Nhân vật giới thiệu à Hoàn cảnh kể lại sự việc (Thạch Sanh ngồi trong ngục nhớ lại sự việc hiểu ra bụng dạ người anh kết nghĩa).
b. Thân bài: Diễn biến sự việc.
- Hiểu ra những lần Lí Thông hại mình (canh miếu, cướp công, cứu công chúa, lấp miệng hang...).
- Không hiểu vì sao lại có vàng bạc dưới gốc đa và bị quan quân bắt, nghi ngờ Lí Thông hại.
- Nghi ngờ công chúa? Suy nghĩ về công chúa(Lo lắng...)
-Ôm đàn gãy thành bài.
c. Kết bài:Suy nghĩ lo lắng số phận mình.
4. a. Mở bài: Giới thiệu em là một động vật hoang dã
b.Thân bài: Diễn biến sự việc.
- Con người xâm lấn đến vùng đất mình ở
- Viết thư gởi loài người về nguy cơ biến đổi khì hậu .
- Nguy cơ trong việc phá rừng vô tội vạ
- Nguy cơ trong việc khai thác tài nguyên cô tội vạ .
- Nguy cơ tuyệt chủng của các loài thú
- Thỉnh cầu con người giúp đỡ .
c. Kết bài: Cảm nhận và thay lời cảm ơn .
4.4. Củng cố và luyện tập:
HS đọc lại dàn ý chi tiết; dựa vào dàn bài luyện nói trước lớp.
GV: Chuyện kể về thời tương lai nhưng không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà cần căn cứ vào sự thật hiện đại.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Giao việc cho tổ 4: Rút ra dàn ý của bài tham khảo “Con cò với truyện ngụ ngôn”
Đọc sưu tầm các loại truyện tưởng tượng.
Viết lại thành bài văn hoàn chỉnh các đề trên.
Chuẩn bị: Trả bài tập làm văn số 3.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUAN 14.doc