Giáo án Nghề làm vườn Lớp 11 - Bài 29: Một số kỹ thuật cơ bản tạo dáng, thế cây cảnh

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1.Kiến thức:

-Hiểu được một số biện pháp tạo dáng, thế cây cảnh

- Biết quan sát, nhận xét một số cây cảnh đã tạo dáng, thế và mối quan hệ với câc boệtn pháp kỹ thuật tác động.

2.Kỹ năng:

-Qua bài mà học sinh rèn luyện kỹ năng tạo dáng, thế cây cảnh.

3.Thái độ:

Ham thích với nghệ thuật chơi cây cảnh.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Hình ảnh một số cây cảnh đã tạo dáng, thế.

2. Học sinh.

 - Sách giáo khoa.

III.Tiến trình bài giảng:

1.Ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, chuẩn bị của Hs (1)

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu những đặc điểm cần chú ý khi trồng cây cảnh trong chậu?

Câu 2: Nêu yêu cầu kỹ thuật của viêc chăm sóc cây cảnh trong chậu?

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 3704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nghề làm vườn Lớp 11 - Bài 29: Một số kỹ thuật cơ bản tạo dáng, thế cây cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29: một số kỹ thuật cơ bản tạo dáng, thế cây cảnh I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1.Kiến thức: -Hiểu được một số biện pháp tạo dáng, thế cây cảnh - Biết quan sát, nhận xét một số cây cảnh đã tạo dáng, thế và mối quan hệ với câc boệtn pháp kỹ thuật tác động. 2.Kỹ năng: -Qua bài mà học sinh rèn luyện kỹ năng tạo dáng, thế cây cảnh. 3.Thái độ: Ham thích với nghệ thuật chơi cây cảnh. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Hình ảnh một số cây cảnh đã tạo dáng, thế. 2. Học sinh. - Sách giáo khoa. III.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, chuẩn bị của Hs (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu những đặc điểm cần chú ý khi trồng cây cảnh trong chậu? Câu 2: Nêu yêu cầu kỹ thuật của viêc chăm sóc cây cảnh trong chậu? 3. Bài mới Tiết 67 : Một số dáng, thế của cây cảnh – Kỹ thuật tạo cây cảnh lùn Hoạt động dạy học Nội dung Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về dáng thế của cây cảnh kết hợp giới thiệu và giảng giải. I. Một số dáng, thế của cây cảnh. - Kiểu thân thẳng - Kiểu thân nằm - Kiểu thân nghiêng - Kiểu huyền nhai - Kiểu thân cong - Kiểu một gốc nhiều thân - Kiểu hai thân - Kiểu tùng lâm - Kiểu liền rễ - Kiểu kèm đá - Kiểu thân khô H1 : Để có cây cảnh lâu năm nhưng phải thấp (lùn) phù hợp với trồng trong chậu, người chơi đã áp dụng các biện pháp nào nhằm hạn chế sự sinh trưởng của cây ? H2 : Sử dụng chất ức chế sinh trưởng có tác dụng gì ? Sử dụng như thế nào ? H3 : Tác dụng ? Biện pháp ? H4 : Việc cắt tỉa được tiến hành lúc nào ? Hs : thời kỳ cây snh trưởng mạnh hoặc kết hợp khi thay đất, thay chậu. H5 : Cắt tỉa rễ có tác dụng gì ? cắt tỉa như thế nào ? H6 : Ngoài các cách trên ra, còn biện pháp nào để tạo cây cảnh lùn ? Sử dụng sự chiếu sáng của mặt trời. Cắt phần ngọn của thân II. Kỹ tuật tạo cây cảnh lùn 1. Hạn chế sinh trưởng của cây bằng chất ức chế sinh trưởng. - Tác dụng: hạn chế sinh trưởng của toàn cây (thân, cành, lá), làm cho cây thấp (lùn), cành lá nhỏ lại nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối - Cách dùng : phun lên tán cây với nồng độ thích hợp thời kỳ trước khi cây sinh trưởng mạnh (CCC, M.H, TIBA). 2. Hạn chế sinh trưởng của cây bằng biện pháp bón phân và tưới nước - Tác dụng : hạn chế bón phân đạm, bón thêm vôi và ít tưới nước làm cây sinh trưởng chậm, chóng già cỗi, cây sẽ thấp. Phân lân bón cho cây cảnh làm cho cây sinh trưởng chậm, chóng già cỗi, cây sẽ thấp. - Biện pháp : bón phân nhiều lần, mỗi lần một ít, sử dụng nhiều phân lân và phân hữu cơ, kèm với nước vôi. Nước tưới ít (đủ ẩm) đảm bảo cây vẫn khoẻ nhưng sinh trưởng chậm. 3. Kìm hãm sự sinh trưởg cả cây bằng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ. a) Cắt tỉa cành và lá - Tác dụng : làm bộ rễ sinh trưởng chậm lại, hạn chế sinh trưởng của toàn cây, ngoài ra còn nhằm mcụ đích tạo dáng, thế cho cây. - Biện pháp : cắt tỉa những cành mcọ không đúng vị trí, cành sinh trưởng mạnh (cắt 1/3 – 1/2 cành), cây có lá mọc nhiều, rậm rạp. Lá sâu, bệnh. b) Cắt tỉa rễ cây cảnh - Tác dụng : kìm hãm bộ rễ phát triển, cây sẽ chững lại và tháp, lùn hơn nhiều so với bình thường. - Biện pháp : trước hêt cắt bỏ rễ cọc của cây(1/3 chiều dài rễ). Cắt bỏ các rễ bên mọc quá dài. 4. Củng cố. (2’) - Trình bày biện pháp kỹ thuật tạo cây cảnh lùn? 5. Hướng dẫn về nhà: tìm hiểu các biện pháp tạo cây cảnh lủn ở địa phương. IV.Rút kinh nghiệm: ............................................................................................. ................................................................................................................................... III.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sĩ số, chuẩn bị của Hs 2. Kiểm tra bài cũ: không 3.Bài mới Tiết 68: Kỹ thuật tạo hình và lão hoá cho cây cảnh Hoạt động dạy học Nội dung H1: Khi tạo hình cho cây cảnh trong chậu cần đảm bảo nguyên tắc gì? H2: Cần lưu ý gì khi uốn dây kẽm? Gv giảng thêm theo sgk H3: Thế nào là rễ khí sinh? Nuôi các rễ khí sinh như thế nào? Gv giảng thêm về kỹ thuật tạo rễ từ cành. III. Kỹ thuật tạo hình cho cây * Nguyên tắc cơ bản của việc tạo dáng, thế cây cảnh: - Tạo cho cây có dáng cổ thụ - Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các bộ phận trên cây - Đảm bảo tính tự nhiên, không gò bó, cứng nhắc. * Chọn cây nguyên liệu: Chọn cây nguyen liệu từ cây gieo hạt, cành giâm, cành chiết hay từ cây có sẵn trong tự hiên. 1. Kỹ thuật uốn dây kẽm - Không quấn dây quá chặt hoặc quá lỏng. Quấn dây theo hình xoắn ốc từ dưới lên trên, từ gốc cành ra đầu cành. - Thời gian tiến hành quấn dây kẽm phụ thuộc từng loại cây cụ thể - Tránh quấn dây kẽm khi cây còn yếu hoặc cây vừa mới thay chậu, thay đất. - Tiến hành quấn dây kẽm vào lúc trời râm mát hoặc ở nơi râm mát - Không quấn dây kẽm khi vừa tưới nước hoặc cây bị khô hạn lâu ngày - Chọn kích thước dây kẽm phù hợp với cây để quấn 2. Kỹ thuật nuôi các rễ khí sinh - Giữ đầu rễ không bị sây sát đến khi rễ đâm sâu vào đất - Tưới nước sạch,thỉnh thoảng pha B1 vào nước phun cho rễ. H1: Thực hiện lột vỏ cho cây cảnh có tác dụng gì? Cơ sở khoa học? Gv giải thích về kích thước và vị trí lột vỏ H2: Có những cách nào để tạo sẹo trên cây cảnh? Gv nêu vai trò của kỹ thuật tạo hang hốc trong kỹ thuật tạo dáng cho cây cảnh (thể hiện sự tàn phá của thời gian và sứcc sống mãnh liệt của cây) V. Kỹ thuật lão hoá cho cây cảnh 1. Kỹ thuật lột vỏ - Tác dụng: tạo u nần, sù sì trên thân và cành cây nhờ khả năng tái sinh của lớp mô phân sinh tượng tầng. - Biện pháp: + Thực hiện vào thời kỳ lớp tương tầng đang hoạt động. + Thời gian: mùa xuân (tháng 3-4) hoặc mùa thu (tháng 8-9) + Chú ý vị trí và kích thước lớp vỏ lột 2. Kỹ thuật tạo sẹo trên cây cảnh - Cắt bỏ những cành , phần thân không thích hợp trên cây để tạo vết thương cơ giới - Dùng dao bấm, khía vào lớp vỏ thân, cành theo chiều ngang, dọc 3. Kỹ thuật tạo hang hốc trên thân, cành cây cảnh - Tác dụng: làm chết lớp vỏ của cây, làm mất đi một phần gỗ của cây để tạo ra hang hốc. - Biện pháp: thực hiện thời gian dài. 4. Củng cố. (3’) H1: Trong kỹ thuật uốn dây kẽm cho cây cảnh cần chú ý gì? 5.Hướng dẫn về nhà: - Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 1 cuốc, 1 bay, phân bón, vôi bột và 2-3 cây hoa IV.Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................... .........................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 29-Nghe lam vuon-Mot so ky thuat tao dang the cay canh.doc
Giáo án liên quan